Đại Nam thực lục

Đại Nam thực lục (chữ Hán: 大南寔錄) là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục gồm 584 quyển, viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại).[1]

Ban đầu, bộ sách mang tên “Đại Nam thật lục” (chữ Hán: 大南實錄). Tới đời vua Thiệu Trị, chữ “” bị đổi thành ““,[2] và đọc là “thực”,[3] vì chữ “實” kỵ húy với tên của chính thất của vua Minh Mạng là Tá Thiên Hoàng hậu[4], thân mẫu của vua Thiệu Trị.

Đại Nam thực lục là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược).

Bản dịch của Viện Sử học liên kết với nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007 gồm:

  • Tập một, gồm: Tiền biên và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819)
  • Tập hai: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829)
  • Tập ba: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833)
  • Tập bốn: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836)
  • Tập năm: Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840)
  • Tập sáu: Chính biên-Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847)
  • Tập bảy: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873)
  • Tập tám: Chính biên-Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883)
  • Tập chín: Chính biên-Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885)
  • Tập mười: Chính biên-Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888)

Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam
Đại Nam thực lục 大南實錄 bộ biên niên sử Việt Nam

Bài viết chi tiết với danh sách trên Wiki tiếng Trung: https://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%A7%E5%8D%97%E5%AF%A6%E9%8C%84

Bản chữ Hán: https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%A4%A7%E5%8D%97%E5%AF%94%E9%8C%84

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

web counter