Chính biên – Đệ tam kỷ Thực lục về Hiến tổ chương hoàng đế Thiệu Trị – quyển 01 – 72

Chính biên

Đệ tam kỷ – quyển thủ (quyển đầu, không tính vào đệ tam kỷ)

[dụ]

Tự Đức năm thứ 30 [1877], tháng 11, ngày 21, dụ rằng : Các đế vương ngày xưa, bậc khai sáng cơ nghiệp để lại cho người sau, bộc nối giữ cơ nghiệp đã thành, đời nào cũng có chính sử của đời ấy, để ghi chép công đức, lưu lại làm gương mẫu cho người sau. Từ xưa đến nay, sử biên chép chính sự hằng ngày và bản đồ của nhà vua để trong hòm vàng, đều là điển chương lớn của Nhà nước. Công việc chế tác ra và sửa sang lại, không gì to bằng việc ấy. read more

Chính biên – Đệ nhị kỷ Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Minh Mạng – quyển 177 – 220

Chính biên

Đệ nhị kỷ – quyển CLXXVII – 177

Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế

Đinh Dậu, Minh Mệnh năm thứ 18 [1837] (Thanh Đạo Quang năm thứ 17). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, ban ân chiếu cho trong ngoài.

Lời chiếu rằng : “Trẫm nghĩ vương giả không riêng, ra lệnh đều theo thời tiết, nước nhà có Phước, lòng hiếu đến cả người ngoài, bởi vì theo lòng nhân để đứng đầu mọi người, mà cùng vui, phải có ban ân huệ.

Trẫm kính nối mưu xưa, vâng nhờ vận tốt, được Phước lành rất to lớn ; càng cẩn thận để sáng thêm, khi ban hành một chính lệnh ; chỉ nghĩ theo thuận đạo trời. Hằng năm, đầu xuân ban ơn ; thần dân vui vẻ, may nhờ trời đất ủng hộ, miếu xã phù trì, triều dã lặng vui ; xa gần yên ổn. read more

Chính biên – Đệ nhị kỷ Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Minh Mạng – quyển 117 – 176

Chính biên

Đệ nhị kỷ – quyển CXVII – 117

Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Giáp Ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834] (Thanh Đạo Quang năm thứ 14), mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1. Dụ rằng : Phàm quan Kinh lệ được ban yến, mà có tang không dự, thì đều gia ơn ban thưởng chiếu theo phẩm. Lại cho rằng để tang cũng có tang nhẹ tang nặng, mà trong hạng lại nhất khái không dự lễ triều hạ thì thực chưa có phân biệt. Chuẩn y lời bàn của bộ Lễ : từ nay phàm quan viên trong Kinh và ngoài các tỉnh có tang 3 năm vẫn theo lệ trước, trong 27 tháng, đều miễn lễ triều hạ ; nếu gặp tang 1 năm, thì tứ phẩm trở lên cho miễn triều hạ 3 tháng ; ngũ phẩm trở xuống miễn 1 tháng ; đều bắt đầu kể từ ngày được tin cáo phó. Việc này được ghi làm lệ lâu dài. read more

Chính biên – Đệ nhị kỷ Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Minh Mạng – quyển 64 – 116

Đệ nhị kỷ – quyển LXIV

Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế

ĐẠI NAM THỰC LỤC

Tập Ba

9 (V) 1443/126 – 03     

Mã số : 7X385M3

GD – 03

Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia

Viện sử học

Quốc sử quán triều Nguyễn

Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch

Phiên dịch : Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương.

Hiệu đính : Đào Duy Anh. read more

Chính biên – Đệ nhị kỷ Thực lục về Thánh tổ nhân hoàng đế Minh Mạng – quyển 01 – 63

chính biên

Đệ nhị kỷ – quyển I

Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế

Thánh tổ, Thể Thiên Xương Vận Chí Hiếu Thuần Đức Văn Vũ Minh Đoán Sáng Thuật Đại Thành Hậu Trạch Phong Công Nhân hoàng đế, tên huý là Kiểu 晈, lại huý là Đảm 膽, sinh năm Tân hợi [1791] (năm thứ 12 sau khi Thế tổ Cao hoàng đế nối ngôi vương – Thanh Càn Long năm thứ 56), là con thứ tư Thế tổ Cao hoàng đế. Mẹ là Thuận thiên Cao hoàng hậu Trần thị. Trước khi sinh vua, hoàng hậu nằm mơ thấy người thần dâng một cái ấn, sắc đỏ như mặt trời. Vua sinh ra thực ứng vào điềm ấy. read more

Chính biên – Đệ nhị kỷ Minh Mạng (phàm lệ)

Đệ nhị kỷ Đại Nam Thực Lục

Tập hai

Mã số : 7X385M3

GD – 03

Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia

Viện sử học

Quốc sử quán triều nguyễn

Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch

ĐẠI NAM THỰC LỤC

Tập hai

Phiên dịch : Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương.

Hiệu đính : Đào Duy Anh.

Nhà xuất bản giáo dục

Chính biên read more

Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế Gia Long (quyển 17 – 60)

Chính biên

Đệ nhất kỷ – Quyển XVII – Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế

Nhâm tuất, năm Gia Long thứ 1 [1802], mùa hạ, tháng 5, ngày mồng 1 Canh ngọ, lập đàn ở đồng An Ninh hợp tế trời đất cáo về việc đặt niên hiệu.

Ngày Tân mùi, kính cáo vong linh liệt thánh [tổ tiên]. Làm lễ xong, vua ngự ở điện, nhận lễ chầu mừng. Đặt niên hiệu là Gia Long, đại xá cho cả nước.

Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế Gia Long (quyển 02 – 16)

Đệ nhất kỷ – Quyển II – Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế

Quý mão, năm thứ 4 [1783] (Lê Cảnh Hưng năm thứ 44, Thanh Càn Long năm thứ 48), mùa xuân, tháng giêng, lấy Hồ Văn Lân, Đặng Văn Lượng và Nguyễn Văn Thảo làm Khâm sai chưởng cơ.

Tháng 2, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ vào đánh phá. Thuyền Tây Sơn từ cửa biển Cần Giờ ngược dòng mà lên. Tư khấu giặc là Nguyễn Văn Kim tiến sát đến đồn bờ bắc, đô đốc giặc là Lê Văn Kế tiến sát đến đồn bờ nam. Lưu thủ Thăng và tiên phong Túy đem kỳ binh đón đánh, nhử giặc vào trận. Giám quân Tô phóng lửa đánh hỏa công, gặp thủy triều dâng to, gió đông bắc thổi mạnh, bè lửa lại trở lại đốt cháy thuyền quân ta, binh đều vỡ chạy. Giặc thừa thắng áp tới. Tôn Thất Mân thấy thế không chống nổi, lùi chạy. Nhưng Kế chặt đứt cầu phao, Mân rơi xuống nước chết (năm Gia Long thứ 5, Mân được tòng tự ở Thái miếu ; năm Minh Mệnh thứ 5 đổi cho tòng tự ở Thế miếu ; năm thứ 12 phong làm An Biên quận vương). Dương Công Trừng bị Tây Sơn bắt. Châu Văn Tiếp cũng lui chạy. Vua dời đi Ba Giồng, bầy tôi đi theo chỉ còn bọn Nguyễn Kim Phẩm 5, 6 người, số quân không đầy một trăm. read more

Chính Biên – Kỷ 05 – Quyển 05 (Hàm Nghi)

大南寔錄正編第五紀
卷之五 咸宜帝 

咸宜帝〈帝名膺[豆歷],堅國公今晉贈皇叔父純毅堅太王第五子,母潘氏嫻,誕于嗣德二十四年夏六月十七日丙子。建福元年六月,簡宗毅皇帝崩,遂入繼大統,遵啓金匱帝系詩二十字,以第五明字為名,原雙名為字。咸宜元年五月,京城有事,尊室說脅遷駕幸出外。節派邀回弗克迎。逮景宗純皇帝立,經奉今慈裕博惠康壽太太皇太后諭準,俟回,封為公爵,以承堅太王之祀。同慶二年,議準附紀書為出帝。是年,帝回自廣平山分。保護法欽使因商,以帝久染嵐瘴,護回其國醫治,俟奉送還。成泰八年九月,又議準炤從《明史》建文帝、景泰帝書法,以咸宜帝書之,仍附是紀。〉 read more

Chính Biên – Kỷ 05 – Quyển 01

大南寔錄正編第五紀
卷之一 簡宗毅皇帝寔錄

簡宗紹德止孝淵睿毅皇帝,諱昊,字膺祜,又字膺登,翼宗英皇帝第三子也,聖誕己巳年正月丙寅初二日甲戌〈翼宗英皇帝嗣德二十二年,清同治八年〉,初從藩系賜名,〈一字上從䧹、下從月,一字上從癶下從豆。〉原先朝皇二十六子堅國公〈後晉封皇叔父純毅堅太王〉洪侅庶三子,乃府妾〈後晉封皇叔母堅太王妃〉裴氏清所出也。嗣德二十三年庚午春正月,年甫二歲,欽奉揀入宮中,充為皇少子,命學妃阮文氏專育之。 read more

web counter