Chính biên
Đệ nhất kỷ
Đệ nhất kỷ – Quyển I – Thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế
Phàm lệ
1. Trong kỷ này chép nguyên niên có ba lần, có chính lệ, có đặc lệ. Năm Nhâm tuất mùa hạ, tháng 5, nhà vua mới bắt đầu kiến nguyên, chép là Gia Long nguyên niên, đó là chính lệ. Trước khi chưa kiến nguyên, như mùa xuân năm Mậu tuất mới quyền coi quốc chính thì chép là “nguyên niên”, mùa xuân năm Canh tý mới lên ngôi vương thì chép “lại nguyên niên”, một là để buộc nối mối lớn, một là để tỏ lúc mới bắt đầu, đó là đặc lệ.
2. Từ trước tháng 4 mùa hạ năm Nhâm tuất vẫn dùng niên hiệu nhà Lê như cũ, nay thì năm Mậu tuất và năm Canh tý bắt đầu chép nguyên niên, mà niên hiệu nhà Lê và nhà Thanh thì chia chua ở dưới để tỏ rõ thế đại.
3. Sau cuộc đại định, những chế độ kỷ cương lần lượt cử hành, phàm việc mới bắt đầu làm, đều chép chữ sơ(1. Sơ : Mới, bắt đầu. 1).
4. Lời vua ban xuống gọi là sắc, là dụ. Công đồng tuân theo ý vua mà truyền bảo, cũng viết chữ sắc chữ dụ.
Chép việc thì dùng tháng nối mùa, mùa nối năm. Phàm việc thì không chép ngày, duy việc lớn mới kính chép ngày.
5. Như một việc đầu đuôi cách nhau xa, mà việc ấy cần phải chép suốt, thì hoặc ở điều mới chép nói đến đủ cả cuối, hoặc ở điều cuối cùng nói ngược lên cả đầu, thì dùng những chữ tiên thị(1. Tiên thị : Trước là.1), chí thị(2. Chí thị : Đến đây. 2), sơ(3. Sơ : Đầu là. 3), tầm(4. Tầm ; Rồi thì 4) để cho phân biệt.
6. Tên đất thay đổi hay lệ thuộc vào đâu, đều chua rõ ở nơi thấy lần đầu, sau không nói lại nữa.
7. Tên đất mà gặp phải những chữ húy của vua, thì hoặc viết theo tên ngày nay, hoặc viết thiếu một nét ; đến như tên người thì đều đổi chữ khác.
8. Những người chi phái bà con xa gần của nhà vua, trước biên theo quốc tính(5. Họ nhà vua. 5) thì nay theo tôn phả(6. Thế phả của nhà vua. 6) mà chép là tôn thất.
9. Tên quan hay hiệu quân về sau có sửa đổi nhiều, trước khi chưa đổi thì vẫn chép tên cũ để giữ cho đúng thực (như những tên quản trường đà, cai bạ tàu, nội hầu, tiểu sai v.v…)
10. Những danh hiệu ngụy của giặc Tây Sơn, trong hơn 20 năm mặc ý xưng cần rất nhiều, nay cứ việc gì có tương quan với ta thì giữ, còn dư thì bỏ hết.
chính biên
Đệ nhất kỷ
Đệ nhất kỷ – Quyển I – Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế
Vầng sắc khai chép chức và tên các sử thần :
Tổng tài :
Cố mệnh lương thần phụ chính đại thần Thái bảo Cần chính điện đại học sĩ lãnh Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần quản lý Khâm thiên giám kiêm lãnh Quốc tử giám sự vụ Tuy Thịnh quận công, thần Trương Đăng Quế.
Ngự tiền đại thần Thái tử Thái bảo Đông các đại học sĩ quản lý Lại bộ sự vụ kiêm sung hoàng thân sư bảo kiêm lãnh Quốc tử giám sự vụ, thần Vũ Xuân Cẩn.
Phó tổng tài :
Thái tử thiếu bảo hiệp biện đại học sĩ lãnh Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, thần Hà Duy Phiên.
Toản tu :
Nguyên thự Lễ bộ hữu tham tri, nay điều thự tuần phủ Định Tường, thần Đỗ Quang.
Thiêm sự phủ thiêm sự, thần Phạm Hữu Nghi.
Thự Hàn lâm viện chưởng viện học sĩ, thần Tô Trân.
Nguyên Hồng lô tự khanh, nay bổ thụ Hàn lâm viện trực học sĩ sung biện Nội các sự vụ, thần Vũ Phạm Khải.
Nguyên Hồng lô tự khanh, nay bổ Bố chính sứ Vĩnh Long, thần Nguyễn Tường Vĩnh.
Nguyên Hồng lô tự khanh, nay bổ thụ Quang lộc tự khanh sung như Thanh ất phó sứ, thần Nguyễn Thu.
Thự Hồng lô tự khanh, thần Trần Trứ.
Biên tu :
Nguyên Hàn lâm viện thị độc học sĩ, nay bổ thụ án sát sứ Sơn Tây, thần Phạm Chi Hương.
Nguyên Hàn lâm viện thị độc, nay bổ thụ án sát sứ Quảng Nam, thần Hoàng Trọng Từ.
Nguyên Hàn lâm viện thị độc, nay điều bổ Đốc học Hà Nội, thần Dương Duy Thanh.
Nguyên Hàn lâm viện thị độc, nay bổ thụ Quang lộc tự khanh biện lý Lễ bộ sự vụ, thần Phan Huy Vịnh.
Hàn lâm viện thị độc gia hàm thị giảng học sĩ, thần Lê Hiếu Hữu.
Nguyên Hàn lâm viện thị giảng học sĩ, nay thự Hộ bộ Nam kỳ ty lang trung, thần Vũ Công Độ.
Thự Hàn lâm viện thị độc, thần Nguyễn Kim Xuyến.
Hàn lâm viện tu soạn, thần Đỗ Huy Diễm.
Hàn lâm viện tu soạn, thần Nguyễn Huy Phan.
Nguyên Hàn lâm viện tu soạn, nay bổ thụ đồng tri phủ Kiến Thuỵ phủ, thần Phạm Lân.
Khảo hiệu :
Hàn lâm viện biên tu, thần Lê Văn Huy.
Hàn lâm viện kiểm thảo, thần Tống Văn Vạn.
Hàn lâm viện kiểm thảo, thần Nguyễn Trọng Cầu.
Thự Hàn lâm viện kiểm thảo, thần Lê Quang Huân.