Hoàng Sa trong Đại Nam thực lục

Các thông tin liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong bộ sử Đại Nam thực lục.

Tổng hợp từ: (link Google drive)

  • Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 01, 02, 03, 04, 05, 06). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2002.
  • (Chữ Hán) Đại Nam thực lục (20 tập), xuất bản bởi Đại học Keio từ 1961-1981.

Tiền biên – Quyển X (10) – Thực lục về Thế tông Hiếu vũ hoàng đế

Thế tông Càn Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu vũ hoàng đế, húy là Khoát 濶, lại húy là Hiểu 曉, sinh năm Giáp ngọ [1714] …

Giáp Tuất, năm thứ 16 [1754] …

Mùa thu, tháng 7, dân đội Hoàng Sa 黃沙 ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu 瓊州 nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa sai viết thư [cám ơn]. (ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn lý hoàng sa 萬里黃沙”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba v.v… Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn 崑崙, để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản). read more

Lời dụ năm Tự Đức năm thứ 1 [1848]

Tự Đức năm thứ 1 [1848], tháng 12, ngày 22, nhà vua dụ rằng :

Nay cử bọn Sử quán tổng tài là Cố mệnh lương thần phụ chính đại thần Thái bảo Cần chính điện đại học sĩ lãnh Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần kiêm lý Khâm thiên giám kiêm lãnh Quốc tử giám sự vụ Tuy Thịnh quận công Trương Đăng Quế, Ngự tiền đại thần Thái tử thái bảo Đông các đại học sĩ quản lý Lại bộ sự vụ kiêm quản Quốc tử giám sự vụ, kiêm quân Tào chính ấn vụ Vũ Xuân Cẩn, Thái tử Thiếu bảo hiệp biện đại học sĩ lãnh Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần Hà Duy Phiên, bọn Toản tu là thự Lễ bộ hữu tham tri Đỗ Quang, thự Hàn lâm viện chưởng viện học sĩ Tô Trân, thự Thiêm sự phủ thiêm sự Phạm Hữu Nghi, thự Hồng lô tự khanh Trần Trứ tâu bày rằng : Kính soạn Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế đã xong, xin đem khắc in, xem lời tâu rất thỏa lòng. Vả chăng nước có chính sử, là để tỏ rõ thể thống kỷ cương và truyền bảo cho đời sau, từ xưa đế vương dấy lên, sửa sang xây dựng, không có việc nào lớn bằng việc ấy. read more

Tổng mục Đại Nam Thực Lục Tiền Biên

大南寔錄前編總目

Tiền biên

Tổng Mục

quyển I

Thái tổ gia dụ hoàng đế

[nguyễn hoàng]

(ở ngôi 56 năm)

Mậu ngọ, năm thứ 1 [1558] (Lê ? Đối với nhà Lê niên hiệu là Chính Trị năm 1, đối với nhà Minh, niên hiệu là Gia Tĩnh năm 39) ? Kỷ mùi ? Canh thân ? Tân dậu ? Nhâm tuất ? Quý hợi ? Giáp tý ? ất sửu ? Bính dần ? Đinh mão (Minh ? Long Khánh năm 1) [1567] ? Mậu thìn ? Kỷ tỵ ? Canh ngọ ? Tân mùi ? Nhâm thân (Nhà Lê đổi niên hiệu là Hồng Phước) [1572] ? Quý dậu (Lê ? Gia Thái năm thứ 1, Minh ? Vạn Lịch năm 1) [1573] ? Giáp tuất ? ất hợi ? Bính tý ? Đinh sửu ? Mậu dần (Nhà Lê đổi niên hiệu là Quang Hưng) [1578] ? Kỷ  Mão ? Canh thìn ? Tân tỵ ? Nhâm ngọ ? Quý mùi ? Giáp thân ? ất dậu ? Bính tuất ? Đinh hợi ? Mậu tý ? Kỷ sửu ? Canh dần ? Tân mão ? Nhâm thìn ? Quý tỵ ? Giáp ngọ ? ất mùi ? Bính thân ? Đinh dậu ? Mậu tuất ? Kỷ hợi ? Canh tý (Lê ? Thận Đức năm1, tháng 10 mùa đông đổi niên hiệu là Hoằng Định) [1600] ? Tân sửu ? Nhâm dần ? Quý mão ? Giáp thìn ? ất tỵ ? Bính ngọ ? Đinh mùi ? Mậu thân ? Kỷ dậu ? Canh tuất ? Tân hợi ? Nhâm tý ? Quý sửu. read more

Lời dụ năm Thiệu Trị năm thứ tư [1844]

[Dụ]

Thiệu Trị năm thứ tư [1844 紹治四年三月十一日], ngày 11 tháng 3, dụ rằng :

Nay cử bọn Tổng tài Sử quán là :

Thái bảo Văn minh điện đại học sĩ lĩnh Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần tước Tuy thịnh tử Trương Đăng Quế 張登桂.

Đông các đại học sĩ lĩnh Lại bộ thượng thư Vũ Xuân Cẩn 武春謹.

Thự hiệp biện đại học sĩ lĩnh Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần Hà Duy Phiên. read more

Lời giới thiệu (Lần tái bản thứ nhất) Đại Nam thực lục

Viện khoa học xã hội việt nam

Viện sử học

Quốc sử quán triều Nguyễn

Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch

ĐẠI NAM THỰC LỤC

Tập một

(Tái bản lần thứ nhất)

Nhà Xuất Bản Giáo Dục

Phiên dịch : Nguyễn Ngọc Tỉnh

Hiệu đính :  Đào Duy Anh

Lời giới thiệu

(Lần tái bản thứ nhất)

Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 – Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 – Duy Tân năm thứ ba). read more

Đại Nam thực lục

Đại Nam thực lục (chữ Hán: 大南寔錄) là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục gồm 584 quyển, viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại).[1]

Ban đầu, bộ sách mang tên “Đại Nam thật lục” (chữ Hán: 大南實錄). Tới đời vua Thiệu Trị, chữ “” bị đổi thành ““,[2] và đọc là “thực”,[3] vì chữ “實” kỵ húy với tên của chính thất của vua Minh Mạng là Tá Thiên Hoàng hậu[4], thân mẫu của vua Thiệu Trị. read more

web counter