Đệ nhị kỷ Đại Nam Thực Lục
Tập hai
Mã số : 7X385M3
GD – 03
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
Viện sử học
Quốc sử quán triều nguyễn
Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch
ĐẠI NAM THỰC LỤC
Tập hai
Phiên dịch : Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương.
Hiệu đính : Đào Duy Anh.
Nhà xuất bản giáo dục
Chính biên
Đệ nhị kỷ
Tự Đức năm thứ 14 [1861] tháng 5, ngày 25, nhà vua dụ rằng : “Nay cứ bọn Tổng tài Quốc sử quán là Hiệp biện đại học sĩ lĩnh Lễ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần, sung Kinh diên giảng quan, kiêm lĩnh Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, Phan Thanh Giản, Phó tổng tài là Hình bộ thượng thư sung Kinh diên nhật giảng quan, chuyên quản Khâm thiên giám sự vụ, Trương Quốc Dụng, Toản tu là Lễ bộ Hữu tham tri, kiêm quản Hàn lâm viện ấn triện, Phạm Hữu Nghi và Hồng lô Tự khanh Lê Lượng Bạt, tâu nói đã soạn xong sách Thánh tổ Nhân hoàng đế thực lục chính biên, xin đem khắc in, xem tờ tâu Trẫm rất yên lòng. Nước có chính sử, ghi chép công tốt, để lại lâu dài. Bởi thế, các sách Thuật Hán ((1) Thuật Hán : chỉ những sách Sử ký, Hán thư, Đông quán Hán kỷ, thuật lịch sử đời Hán), Tôn Nghiêu ((2) Tôn Nghiêu : Tôn Nghiêu tập của Trần Quán đời Tống), Thánh chính ((3) Thánh chính : sách chép về chính trị của thánh triều. Chu Tất Đại đời Tống được sai biên soạn về quan chế do “Thành chính” đã định), Nhật lịch ((4) Nhật lịch : nhật ký của sử quan) là để làm điển chương lớn của một đời. Nhà nước ta, thần truyền thánh nối, hơn 200 năm, cũng như Thương Chu gây dựng, nguồn gốc dài lâu.
Thế tổ Cao hoàng đế ta, mặc áo nhung y, dẹp yên cả nước, tạo nên thái bình, quy mô dựng nghiệp lưu truyền là để giúp người sau, đều chính đáng mà không thiếu sót.
Hoàng tổ ta là Thánh tổ Nhân hoàng đế, lấy tư chất bậc thượng thánh, giữ vận nước được hanh thông, thông minh duệ trí, rực rỡ hành vi, gốc ở công cách trí thành chính ((5) Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm5), suy làm việc bày sắp bổ thêm, tuỳ thời mà dựng đặt, đều có thứ tự nhất định. Lớn thì các việc Giao Miếu, Triều đình, gần thì các việc cung cấm con cháu. Đặt ra bộ, viện, tự, các ; chia ra tỉnh, phủ, huyện, châu. Lễ nhạc rỡ ràng, phẩm thức đầy đủ. Lại làm quan châm ((1) Quan châm : lời răn bảo các quan)để răn bảo người chức vị ; nén kẻ quyền hãnh ((2) Quyền hãnh : người quyền thế, gần gũi với vua2), để trong sạch chốn quan trường. Định mưu chước lớn để bày phương pháp làm quan ; ban điều dạy bảo, để chính phong tục dân chúng. Cấm tuyệt dị đoan để tôn sùng đạo chính ; ban cấp sách vở để gia ơn sĩ lâm. Đặt khoa thi lấy học trò mà nhân tài nổi dậy ; cày ruộng tịch khuyên nghề ruộng mà dân được đủ no. Phàm khi hai kỳ có loạn thì sai tướng ra quân, đánh dẹp nơi nào, võ công hoàn hảo. Trừ hết giặc Xiêm thì biên cương yên ổn ; đặt ra Trấn Tây thì bản đồ rộng thêm. Công đức thánh thần, sáng soi trời đất. Giáo hoá lâu ngày, thịnh trị đủ phước. Để trên noi theo mưu mô rực rỡ của Thế tổ Cao hoàng đế ta, để làm rạng thêm ơn trạch để lại cho cháu chắt của liệt thánh hoàng đế. Thực đường hoàng thay ! Trong khoảng 21 năm, dựng công vòi vọi, lòng thành kính cung. Thực là những chuyện vẻ vang của một thời không thể viết sao cho hết được. Từ năm Minh Mệnh thứ 2 [1821], đặt ra Sử quán sai quan sửa soạn sách Liệt thánh thực lục định làm Tiền biên, Chính biên, thể tài nghĩa lệ, đều do thánh tâm định đoạt. Bàn lễ nghĩa, xét văn chương, đủ cả ở đấy. Kính nghĩ, bậc đại thánh nhân chế tác, thực đủ chiết trung nghìn đời để soi rõ lòng tin của thiên hạ.
Hoàng khảo ta là Hiến tổ Chương hoàng đế, lấy tư cách thánh mà nối nghiệp thánh, tâm pháp trị pháp ((3) Tâm pháp : phép giữ lòng cha con truyền cho nhau.
Trị pháp : phép trị nước. 3) tinh vi, đã hợp quy củ, mà công việc sáng tác noi theo cũng thêm thịnh lớn và sáng sủa rõ rệt. Năm Thiệu Trị thứ 1 [1841], lại mở Sử cục, sai soạn Thánh tổ Nhân hoàng đế thực lục chính biên. Năm thứ 4 [1844] làm xong Thực lục tiền biên về Thái tổ Gia dụ hoàng đế và liệt thánh hoàng đế, đã giao khắc in, trang hoàng thành pho để vào kho sách. Lần này Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế và Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế, hiện đương biên soạn, chuẩn định chương trình, dạy bảo cặn kẽ, rộng cho năm tháng, cốt sao cho được hoàn thành. ấy thánh nhân để ý về việc biên soạn, thận trọng như thế đấy.
Ta là con nhỏ, chịu cơ nghiệp lớn này, nhớ mãi sự khó về sáng nghiệp thủ thành ((4) Sáng nghiệp thủ thành : dựng nghiệp mới, giữ nghiệp sẵn4), nghĩ tới đức tốt về phong hoá công lao. Năm Tự Đức thứ 1 [1848] đã làm xong sách Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế, đem ra khắc in, để vào kho sử của hoàng triều.
Kính nghĩ bản thực lục về hoàng tổ là Thánh tổ Nhân hoàng đế đã được hoàng khảo ta là Hiến tổ Chương hoàng đế trước sau xét định, đạo thường phép lớn, cũng đã rõ ràng rồi, mà vẫn ra lệnh cho các sử quan hết sức biên chép mài gọt mà lần lượt đã tiến trình bản mẫu. Trong đó sự tích có một vài chỗ nên nghiên cứu sửa chữa, ta lại kính cẩn sửa đổi, đã giao cho bổ thêm vào, công việc đã xong. Kể từ năm Thiệu Trị thứ 1 đến nay, trải 20 năm, mới thành được sách đầy đủ thế này. Nghĩ Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, kính trời bắt chước tổ, hoà thuận thân thích, thể tất bề tôi, quý học trò, yêu nhân dân, chuộng văn chương, xét việc võ. Phàm những dấu tích hành động cuốn mở, vẫn đã sáng như mặt trời và tinh tú, rung động cả trên trời dưới đất, thực nên khắc vào bản in, để làm gương vẻ vang cho nghìn thu, thì mới có thể tỏ được lòng ta kế tự không quên. Rồi đây lại biên tập xong Thực lục chính biên về Hiến tổ Chương hoàng đế, kính cẩn đem khắc in thành sách, mà chứa cất, làm cho rạng rỡ công hoá thánh thần của nước Đại Nam ta, mà để làm gương cho đế vương nghìn muôn đời sau.
Vậy lần này tu sửa Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế, được bao nhiêu quyển, lập tức cho Thái sử chọn ngày tốt để mở cục ở trong Sử quán khởi công làm ngay, vẫn giao các viên Toản tu ở quán kiểm soát nét chữ và khoản thức, cốt được ổn thoả. Viên Tổng tài đại thần ở quán cũng phải gia tâm xem xét để cho chóng xong bộ sách lớn này. Nhân công vật liệu để làm, cần dùng thế nào thì do hữu ty kính cẩn ứng biện. Các ngươi phải kính theo dụ này.
*
* *
Bọn thần là Tổng tài, Phó tổng tài, Toản tu Quốc sử quán kính cẩn tâu lên về việc soạn xong sách Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế, xin đem chạm khắc để tỏ rõ việc to lớn rực rỡ.
Trộm nghĩ từ xưa thánh đế minh vương, nối trời mở mối, dấy giáo hoá, đến thái bình, để thành cuộc thịnh trị sáng sủa của một đời, đức tốt công to, tất phải chép vào sách sử để lại đời sau mãi mãi. Sự nghiệp cao xa rộng rãi của nhị đế ((1) Nhị đế : Đường Nghiêu và Ngu Thuấn) và thói tốt thuần phác của tam vương ((2) Tam vương : Hạ, Thương, Chu.
(3) Điển, Mô, Huấn, Cáo : các thiên ở Kinh Thư) thấy chép ở các thiên Điển Mô Huấn Cáo(3), đều là chép thực về lời nói việc làm và chính sự của đế vương. Các vua giỏi đời Hán, Đường, Tống, Minh, công việc làm mỗi đời một khác, đời nào cũng có sách sử để chép việc đời ấy.
Nước An Nam ta, các đời Đinh, Lý, Trần, Lê dấy lên, sách chép hãy còn thiếu sót, tìm đến chỗ thành công cao cả, văn chương rực rỡ, rạng cho đời trước, để lại đời sau, ví với các đế vương, chưa có đời nào tốt đẹp được như thánh triều ta cả.
Nhà nước ta, dựng nền ở cõi Nam, thần truyền thánh nối hơn 200 năm, ơn đức đầy rẫy, đã sâu lại xa. Thế tổ Cao hoàng đế ta lấy thánh đức võ công, dựng nghiệp trung hưng, thu cả nước Việt, tự mình làm nên thái bình, công cao đức lớn, tốt đẹp không cùng. Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, có tư chất thượng thánh làm cho vận nước lại sáng tươi, noi theo đức trước, rạng rỡ công xưa, năm Minh Mệnh thứ 2 đặt ra Sử quán, sai quan soạn thực lục về các đời liệt thánh, định làm Tiền biên Chính biên, thể tài nghĩa lệ tự ý ngài quyết định cả. Sử sách quý báu ức muôn đời của nước Đại Nam ta, thực khởi đầu từ đấy.
Hiến tổ Chương hoàng đế ta, noi theo chí trước, lại mở Sử cục, sai soạn sách Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế, chuẩn định chương trình, dạy bảo cặn kẽ, lại còn rộng cho năm tháng, cốt sao cho được hoàn thành. Năm Thiệu Trị thứ 4 [1844] làm xong Thực lục tiền biên về các đời liệt thánh, đã tâu xin đưa khắc in rồi.
Nay Hoàng thượng ta, noi theo đức trước, sáng thêm nền văn, năm Tự Đức thứ 1 làm xong Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế, đã tâu lên và được chuẩn khắc in để vào kho sử. Năm Tự Đức thứ 2 vâng chỉ dụ, trong có một khoản nói rằng : “Thực lục về đời hoàng tổ ta là Thánh tổ Nhân hoàng đế, hiện đương sửa chữa, phải nên sớm biên tập xong, để cho hoàn thành bộ sách quý. Thực lục về đời hoàng khảo ta là Hiến tổ Chương hoàng đế thì soạn chép nối vào, cũng nên kịp hạn xét chữa, để bảo cho đời sau. Nhưng phải nghĩ kỹ rằng : Ba quyền lớn ((1) Vực trung tam đại : ba quyền lớn trong đất nước ; lời của Cư Hằng nói “Trong cõi có ba cái lớn, trời là lớn, đạo là lớn, sử là lớn”) trong cõi thì sử là một. Trong năm điều khó ((2) Năm điều khó : Viên Sơn Tùng, một sử gia đời Tấn, phàn nàn về viết sử có năm điều khó :1) Tài liệu bề bộn mà không hoàn chỉnh ; 2) Văn chép thô tục mà không trang nhã ; 3) Sách chép không đúng thực lực ; 4) Việc thưởng phạt không đúng lẽ phải ; 5) Lời văn chép không nổi bật được phẩm chất của sự việc (Xem Phương đình tuỳ bút, quyển hạ)) của tác giả, sử là kiêm cả. Huống chi hoàng tổ và hoàng khảo ta, tâm pháp truyền trao rất tinh, trị thống mở dăng rất diệu, làm ra thật là thánh, trí thuật lại thật là thông minh, bày ở văn thư thì pháp độ rất tường, ghi ở tả sử thì góp nhặt rất kỹ, xét sửa tìm tòi, việc rất bề bộn. Sử thần các ngươi đều nên gia tâm kê cứu, hết sức chép sửa, cốt sao cho văn có đủ bằng chứng, việc đều ghi được sự thật, thì mới làm cho thêm rạng đức sáng đời trước, để rõ tín sử để lại đời sau. Phải kính theo lời dụ ấy”. Bọn thần vâng lời, hết lòng cứu xét, lần lượt soạn chép. Kính xét Thực lục chính biên Đệ nhị kỷ về Thánh tổ Nhân hoàng đế, hiện thành bản mẫu cộng 220 quyển, đã lần lượt tiến trình, cúi đợi quyết định. Trong ấy có chỗ nào sự tích chưa được rõ ràng, chữ viết hơi có nhầm lẫn, được phê bảo, giao cho sửa đổi lại, bọn thần đã kính cẩn nghiên cứu tìm tòi, các khoản nên sửa chữa đã lần lượt kính cẩn bổ vào, tiếp tục tiến lên.
Cúi nghĩ rằng : Quốc triều ta sau khi dẹp yên cả nước, văn tự cỡ xe đều đã như nhau, ở trong ở ngoài đều được yên lặng, thực là lúc nên dựng đặt mọi việc. Thánh tổ Nhân hoàng đế, lấy đức thánh nối nghiệp thánh, mở mang trăm việc, tô điểm thái bình, lớn thì việc Giao Miếu Triều đình, gần thì việc ở cung cấm con cháu ; đặt ra bộ, viện, tự, các, chia ra tỉnh, phủ, huyện, châu ; then máy khuôn phép, đầy đủ rõ ràng. Đến cả những việc nén kẻ quyền hãnh, tuyệt hẳn dị đoan, mềm mỏng với người xa, giữ vững lấy bờ cõi, không việc gì là không đề phòng, uốn nắn làm thành phép tắc ; tìm dấu tích kinh luân của đế vương xưa, chắc cũng không hơn được thế. Kịp khi hai kỳ có loạn, sai tướng ra quân, trao cho phương lược, quân trời đánh chỗ nào thì như chớp giật sấm vang, không đến vài năm mà đã quét được giặc Sơn Âm, bình được giặc Để Định, trừ hết giặc Xiêm, lấy lại Phiên An, mở đặt Trấn Tây, võ công cáo thành, bản đồ thêm rộng. Nghĩ trong khoảng 21 năm, càn khôn mở đóng, trời đất vần xoay, chính trị rõ ràng, đạo hoá tràn khắp, vũ công văn đức, sáng rọi mọi nơi. Vì thế, hoà khí đem điềm hay, phước trời dài thêm mãi ; nước sông chảy thuận, thóc lúa được mùa ; muôn tuổi điềm lành, tam đa chúc phước. Lấy đức của thánh nhân, làm nên trị hiệu của thánh nhân, để hưởng phước của thánh nhân, thịnh trị và phước to, khó mà nói cho rõ được. Hiến tổ Chương hoàng đế ta, lại làm sáng rạng và thịnh lớn thêm. Phàm thấy ở ngôn hành chính sự, pháp độ kỷ cương, những điều sáng sủa rõ ràng, thật đủ làm gương soi cho đế vương nghìn muôn đời. Bọn thần đều đã vâng mệnh, đem công việc từ năm Minh Mệnh thứ 1 đến năm thứ 21, xét từng năm chép lên, theo từng việc chép vào, kể từ năm Thiệu Trị thứ 1 đến nay, trải 20 năm, lần lượt tiến trình xét định. Tinh thần cuốn mở làm lụng và đường lối giúp rập định nên của thánh nhân, bày tỏ ra ở nơi phương sách, đều rõ ràng, đầy đủ cả.
Nay xin dâng bản mẫu đã xong về Thực lục chính biên Đệ nhị kỷ về Thánh tổ Nhân hoàng đế, đã được chuẩn cho chọn ngày tốt khởi công chạm khắc. Rồi sau Thực lục chính biên về Hiến tổ Chương hoàng đế soạn chép xong, cũng sẽ thứ tự tiến trình, tâu xin đem khắc, để cho hoàn thành bộ sách lớn mà rạng vẻ sáng lành, để được ngửa thấy sự tốt về mưu mô công liệt, đức thịnh về văn võ thánh thần, đều để mãi không bao giờ hết được. Bọn thần mong mỏi không biết chừng nào. Xin kính cẩn tâu lên.
Viết tại năm Tự Đức thứ 14 [1861] tháng 5 ngày 15,
Ký tên :
Thần Phan Thanh Giản.
Thần Trương Quốc Dụng.
Thần Phạm Hữu Nghi
Thần Lê Lượng Bạt.
[Vua phê] : Y lời tâu, kính cẩn khởi công làm.
*
* *
Bọn thần là Tổng tài, Phó tổng tài, Toản tu Quốc sử quán, kính cẩn tâu về việc đã khắc in xong sách Thực lục chính biên về Thánh tổ Nhân hoàng đế.
Hòm ngọc mở điềm, sách quý nêu sáng, bọn thần thật lấy làm vui vẻ, kính cẩn dâng biểu tiến lên.
Trộm nghĩ : Mệnh lớn tự trời cho, nguồn thịnh ức năm còn mãi ; sách quý như mặt trời đẹp, văn trị nghìn thuở dấy lên. Đức tốt rỡ ràng, chứng sáng giữ mãi.
Bọn thần trộm nghĩ : Thánh nhân làm gì, quy mô thể thống cao hơn cả trăm vua : thế đạo thịnh, giường mối văn chương truyền mãi đến muôn thuở. Cho nên, chính trị của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ, sách vẫn còn ghi ; mà văn ở Điển Mô, Huấn Cáo, Thệ Mệnh, đời noi làm phép. Các đời từ Hán Đường mà xuống đều có thành thư ; nước ta là Đinh Lý đến nay còn nhiều thiếu sót. Phương chi thực lục ghi chép đã rõ ràng, so với chính sử thể tài có khác. Ban huấn điều, lập chính thể, nhóm họp nghĩa sâu rộng của các đời ; noi phước tốt, nối đức hay, rạng rỡ văn ngang dọc vùng trời đất. Nhà nước ta, gây nền ở Nam phục, đóng đô ở Xuân Kinh. Truyền nối hơn hai trăm năm, đời chồng phước cả ; mở đất mấy nghìn trăm dặm, dân theo người nhân. Khuôn phép đầy đủ, rõ hệ thống ở tiền biên ; nhân trạch sâu dày, để đức to cho hậu thế.
Thế tổ Cao hoàng đế ta, hợp tam linh ((1) Tam linh : trời, đất, người) mà mở quẻ bói, nhân ngũ vận ((2) Ngũ vận : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mà chịu cơ đồ. Nổi giận để đánh giặc Tây Sơn, sấm sét vang lừng khoảng sông Giang sông Hán ; đón rước có người dân đất Bắc, vui mừng đón rước dâng lụa huyền lụa vàng. Đã làm nghĩa để dẹp kẻ bạo tàn, lại nhân thời mà sửa sang chính trị. Gây dựng cương kỷ, giáo hoá mới đẹp ban ra ; thi hành đức nhân, ca ngợi hoà bình vang nổi. Công to nghiệp lớn, đã sáng nghiệp, lại trung hưng ; việc tốt tiếng hay, rạng tổ tiên, yên con cháu. Trị thống muôn năm khuôn phép, đầy rẫy mưu hay ; chính biên nhất kỷ chép ghi, lưu truyền tiếng đức. Là bởi, trời thêm cõi rộng, từ Lạc Hùng trở lại chưa từng nghe ; đời hưởng văn minh, khí số thịnh lên có từ đấy.
Thánh tổ Nhân hoàng đế ta, gồm tính sáng khôn, đương vận thịnh vượng. Theo đức ôn hoà của Nghiêu đế, văn võ thánh thần ; nối sáng sâu xa của Văn vương, nhân từ hiếu kính. Một lòng thành vận dụng, chỗ trai cư vẻ rồng hiện, vực lặng sấm vang ; ba điều thiện tuân theo, mặt trời tỏ mặt trăng tròn, bể nhuần sao sáng. Thiện lớn chọn tự lòng trời ; sáng lớn mình nhận ngôi báu. Trù thứ năm dựng cao, có đức người thánh được thời người thánh ; nền muôn hoá rộng mở, lấy tâm vua thuần làm chính vua thuần. Đầu đặt Sử cục, thu về sách sót bốn phương ; chia mệnh nho thần, soạn chép bản triều thực lục. Dựng xây Thế miếu, lòng hiếu tưởng lên xuống ở sân ; thờ phụng Từ cung, ban ơn khắp trong ngoài dân thứ. Nhạc tám cung hoà hợp, chim muông lại múa như nhạc Ngu ; đỉnh chín chiếc đúc nên, quỷ quái sợ hãi như đỉnh Hạ. Kính đối chốn Giao đàn, vâng đức lớn để nuôi muôn vật ; mình cày ruộng đế tịch, theo thời tiết mà khuyên nhà nông. Các cửa mở rộng suốt, để thông tai mắt mọi nơi ; hiệu nước đổi mới ra, để tỏ đất nước nhất thống. Trang kính đối trong cung khổn, gây vương hoá theo thơ Quan thư ((1) Quan thư : thơ Quan thư, thiên Quốc phong ở Kinh Thi, nói đức tốt của bà Hậu phi vợ Văn vương) ; thuận hoà xử với họ hàng, rõ trung tín như thơ Hàng vĩ ((2) Hàng vĩ : thơ Hàng vĩ, thiên Tiểu nhã Kinh Thi, nói về đạo anh em hiếu hữu với nhau). Đặt chín khanh để đốc suất công việc, mà nghĩa thừa hành giúp đỡ phân minh ; chia các tỉnh để tuyên chính trị dân, mà tệ áp chế chuyên quyền đổi hết. Binh có chế độ 5 người lấy 2, việc võ không nhàm mà đều tinh ; dân chỉ cung cấp 10 phần lấy 1, thuế đã nhẹ mà thường được miễn. Nêu cao hiếu thuận, hậu đãi tuổi già, rèn luyện lấy thói nhân nghĩa đạo đức ; đặt nhà học hiệu, mở đường khoa cử, cổ động cho đạo lễ nhạc thi thư. Cân nhắc đo lường, trăm việc đều tốt ; khoa điều luật lệnh, năm hình có dùng. Đi tuần để giúp đỡ dân, mùa thu xem gặt, mùa xuân xem cày ; đắp đê để phòng nước lụt, như mắt trông thấy, như mình đến nơi. Triều chính không thiếu sót điều gì, mà hỏi han tới cả người cắt cỏ kiếm củi ; nhân dân bị tai hại một chút, mà đuốc sáng soi khắp chốn vách nát nhà tranh. Phàm việc biến thông giáo hoá, đều là quyền lớn sáng tạo xây dựng của thánh nhân ; và việc lo xa xét nhỏ, đều là đạo gốc chế trị giữ nước của người cổ. Kịp lúc hai kỳ có loạn, một giận yên dân. Chước lạ mưu sâu, đánh đâu hẳn được đấy ; núi lay biển động, bền mấy cũng phải tan. Dẹp giặc Xiêm La, hạ thành Phiên An, uy linh làm mạnh sông núi ; quét giặc Sơn Âm, bình giặc Để Định, thanh giáo thông cả Man Lào. Xa lại gần ưa, không đâu chẳng phục ; công nên trị định, sáng hơn đời xưa. Hằng năm thường thấy được mùa ; sông trong vẫn nêu điểm tốt. Trời đất yên lặng, có đức được hoà ; trăng sao sáng soi, tuổi thọ hưởng phước. Sớm hôm lo sợ, kính mệnh trời ở lúc vui yên ; nhân nghĩa rõ ràng, vận thần công ở nơi sâu kín. Cầu đến trị an, lúc nào cũng lo vì trăm họ ; tôn thân cũng thế, phước lành chúc tụng một người.
Tốt lắm thay ! Trời mở thịnh trị, thánh lại tài năng. Cứng mạnh thẳng ngay mà tinh tuý, thể kiền làm mãi không thôi ; rộng dày cao sáng mà dài lâu, lòng thành rất mực chứng rõ. Đạo đủ cả, kính trời bắt chước tổ ; chăm chính yêu nhân dân. Ngày mới thêm gọi là thịnh ; có tất cả gọi là to. Đức rộng về xét tính vật, biện tài người, mến chư hầu, yêu người xa. Có phạm vi mà không quá ; uốn nắn nên không sót ai. Rực rỡ một sách Chính yếu, làm lụng cuốn mở, như thế kỹ càng ; chói lọi các tập văn thơ, nhã tụng âu ca, nghe ra văng vẳng. Lối trị ngày càng đổi mới, bỏ hết thói gian lậu nhân tuần các đời gần ; thái hoà lại thấy ngày nay, thêm mở rộng văn vật thanh danh của đất nước. So với nhị đế tam vương, như cùng một đạo ; nên cùng tam phần ((1) Tam phần : sách chép về đời Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế) nhị điển ((2) Là Nghiêu điển và Thuấn điển trong Kinh Thư.
(3) Nguy vi tinh nhất : thiên “Đại Vũ mô” trong Kinh Thư, Ngu Thuấn bảo Hạ Vũ rằng : “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung”. 2), truyền đến vô cùng.
Hiến tổ Chương hoàng đế ta, kính vâng mưu xưa, noi theo phép lớn. Đời trước đắp nền, đời sau dựng cột, thời thịnh thêm rộng sửa sang ; ăn thấy ở canh, đứng thấy ở tường, đạo hiếu thực kiêm kế thuật. Bên tả ghi lời nói, bên hữu ghi việc làm, công đức để ở lịch hằng ngày ; làm ra gọi là thánh, thuật lại gọi là minh, sự thực làm tỏ gương nghìn thủa. Nhờ thánh dụ nêu ra nghĩa lệ ; để sử thần hết sức xét tìm. Duy biên chép phải được kỹ càng, mà rạng mở còn xin chờ đợi.
Hoàng thượng ta, theo chí đời trước, làm rạng mưu sâu. Truyền phép trị về nguy vi tinh nhất(3), nắm đạo trung của vua Nghiêu ((4) Đạo trung của vua Nghiêu : Nghiêu bảo Thuấn chỉ có một câu “Doãn chấp quyết trung”, nên gọi là đạo trung của Nghiêu) để giữ gìn ; dựng nghiệp nước về kiến đốc cơ cần ((5) Kiến, đốc, cơ, cần : thiên “Vũ thành” trong Kinh Thư, Vũ vương nhà Chu có nói “Duy tiên vương kiến bang khởi thổ, Công Lưu khắc đốc tiền liệt, Thái vương triệu cơ vương tích, Vương Quý kỳ cần vương gia : Tiên vương là Hậu Tắc mới được phong ở đất Thai nên nói là dựng nước mở đất ; Công Lưu là chắt Hậu Tắc hay dốc lòng vào công nghiệp của Hậu Tắc ; Thái vương là Cổ công Đản phủ ở nước Mân, người nước Mân đi theo, gây được nghiệp vương ở đấy ; Vương Quý hay siêng năng để nối cơ nghiệp), nhắm đức tốt của nhà Chu mà theo dõi. Bèn xét định mà hạn công ; để sửa chữa cho xong việc. Bắt đầu từ năm Canh thìn đến năm Canh tý, 21 năm để biên chép ; lại từ năm Tân sửu đến năm Canh thân, 20 năm mới thành sách. Đặt vào bao lụa vàng, đưa lên nhà để sử. Nối phương sách ((6) Phương sách : ván gỗ vuông, khi trước chưa có giấy, ghi chép gì cứ viết vào gỗ vuông. 6)của các đời trước mà cùng truyền ; hơn sách vở của các đời xưa mà thịnh nhất. Xét không lầm, dựng không trái, rõ như phép bói để cho đời ; công cao vọi, văn sáng ngời, lớn như trời không thể hình trạng. Để tỏ phép hay dựng đắp từ trước ; để rộng mưu sâu mở giúp về sau.
Bọn thần, may được liệt vào nho thần, lạm coi biên soạn. Thuật ba bộ sử ((7) Tam sử : Sử ký, Hán thư, Đông quán Hán ký là ba bộ sử về nhà Hán) nhà Hán, tự hổ không phải tài sửa chữa ở Đông Quán ((8) Đông Quán : chỗ tàng thư trong cung nhà Hán) ; làm một bộ kinh nhà Đường, trộm bắt chước lấy cách biên tập của Xương Lê ((1) Xương Lê : Hàn Dũ ở đời Đường). Chỉ biết tìm hàng đếm nét, sưu cầu chẳng bổ gì cho truyện xưa ; may nhờ khởi lệ phát phàm ((2) Khởi lệ phát phàm : đặt ra phàm lệ để noi theo), xét định thảy theo ở gương sáng. Thấy sách xong mà vui mừng ; nhờ mệnh tốt để bày tỏ. Cúi mong Hoàng thượng, dốc hiếu biểu dương ; đạo noi liệt thánh. Để mối giềng có thể nối lâu, đắp thêm cõi nền nhân hậu ; theo phép cũ mà không sao nhãng, điểm tô dựng đặt thái bình. Thịnh thay công vũ mưu văn, rỡ đức tốt vì thêm sáng ; yên như đá bàn núi Thái vững nghiệp lớn ở muôn đời. Bọn thần vui vẻ không biết chừng nào, xin đem sách Thực lục chính biên Đệ nhị kỷ đã khắc in lần này là 220 quyển và 2 quyển mục lục, cộng 222 quyển tiến lên. Kính cẩn dâng biểu để tâu.
Viết tại năm Tự Đức thứ 17 [1864] tháng 11 ngày 29.
Ký tên :
Thần Phan Thanh Giản
Thần Phan Huy Vịnh
Thần Phạm Huy
Thần Trần Liên Huy
[Vua phê] : Đã xem rồi
chính biên
Đệ nhị kỷ Phàm lệ
1. Trong Bản kỷ, từ năm thứ nhất trở về sau, năm nào ở dưới cũng đều chua niên hiệu nhà Thanh để mà kê cứu.
2. Chép việc thì lấy tháng theo mùa, mùa theo năm. Việc thường thì không chép ngày, việc lớn thì cẩn thận mà chép ngày.
3. Tế Giao, Miếu hưởng, Yết lăng là lễ rất trọng, thường năm vẫn chép. Còn như các lễ triều hạ, ban sóc, đều chép ở tiết đầu, hằng năm lấy làm thường, sau không chép nữa.
4. Đầu mùa xuân duyệt binh để giảng việc võ ; giữa mùa hạ cày ruộng tịch điền để khuyến khích việc ruộng, hằng năm cùng đều chép cả.
5. Các việc lớn như lễ nhạc, hình chính, tên quan, chế độ, từ mới dựng ra thì chép là sơ [mới, bắt đầu], khi đổi làm thì chép là cải [đổi], nhân cũ mà làm kỹ thêm thì chép là thân định [định rõ].
6. Phàm việc gì đã được lời chỉ của vua, chép làm mệnh lệnh hay làm lệ thường, cùng là tâu lên được vua chuẩn cho, từ đấy về sau chiếu lệ mà làm, thì đều chép là chuẩn định.
7. Những chương sớ ở trong ngoài tâu lên đã được chỉ chuẩn cho thì đều chép cả, duy việc nhỏ nhặt thì chép sơ lược thôi.
8. Việc gì quan hệ đến điển lệ thì điều khoản số mục đều chép đủ cả, là để rõ sự thực.
9. Việc gì hợp lại chép suốt từ đầu đến cuối thì việc trước dùng chữ sơ [đầu là], chữ tiên thị [trước là], chữ chí thị [đến đấy] ; việc sau thì dùng chữ tầm [rồi thì], chữ cập [kịp], để phân biệt.
10. Em vua, con vua, cháu vua và trưởng công chúa được tấn phong tước hiệu đều chép cả.
11. Văn từ tứ phẩm trở lên, võ từ tam phẩm trở lên được bổ thụ chức hàm đều chép cả. Ngũ phẩm thì chỉ có chức Đốc học là giữ việc học một tỉnh nên cũng chép. Ngoài ra thì tuỳ việc mà biên.
12. Thân công, thái trưởng công chúa, trưởng công chúa, công chúa từ trần thì đều chép là hoăng [mất].
13. Văn tứ phẩm ấn quan, võ tam phẩm lĩnh binh trở lên mà qua đời thì đều chép là tốt [chết]. Văn tứ phẩm, võ tam phẩm trở xuống, người nào rõ ràng có công lao, tài năng, tiết liệt, sau khi chết được cấp tuất và tặng phong, thì tuỳ việc mà chép, ngoài ra thì không chép.
14. Sách văn, chiếu dụ, có gặp chữ tên huý thì hoặc bỏ thiếu một nét, hoặc chiếu theo nghĩa văn đổi dùng chữ khác. Đến như tên đất thì hoặc theo tên ngày nay, hoặc bỏ chiếu một nét, duy chữ hoa ( ) cùng nghĩa với chữ ba ( ) thì đổi làm chữ ba ( ) ; tên người thì đều đổi dùng chữ khác.
15. Tên đất, tên người có đổi thì tên đất ở lúc chưa đổi, vẫn chép tên cũ, tên người ở chỗ bắt đầu thì viết ngay tên sau, trong khoảng ấy có một vài trở ngại chút ít thì tuỳ chỗ chua rõ, sau khi đã chua rồi cũng viết ngay tên sau. (Ví dụ tiến sĩ Phạm Thế Lịch sau đổi thành Phạm Thế Trung, Trần Mẫn sau đổi thành Trần Tiễn Thành).
chính biên
Đệ nhị kỷ – Tổng mục (1)
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Quyển I. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất [1820], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển II. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển III. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển IV. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển V. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển VI. Canh thìn, năm Minh Mệnh thứ nhất, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển VII. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2 [1821], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển VIII. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển IX. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển X. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XI. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XII. Tân tỵ, năm Minh Mệnh thứ 2, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XIII. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3 [1822], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XIV. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 3 nhuận.
Quyển XV. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 5.
Quyển XVI. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3, mùa hạ từ tháng 6 đến mùa thu tháng 7 tháng 8.
Quyển XVII. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XVIII. Nhâm ngọ, năm Minh Mệnh thứ 3, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XIX. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4 [1823], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XX. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển XXI. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển XXII. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XXIII. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XXIV. Quý mùi, năm Minh Mệnh thứ 4, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XXV. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5 [1824], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XXVI. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển XXVII. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển XXVIII. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XXIX. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XXX. Giáp thân, năm Minh Mệnh thứ 5, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XXXI. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6 [1825], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XXXII. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển XXXIII. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển XXXIV. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XXXV. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XXXVI. ất dậu, năm Minh Mệnh thứ 6, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XXXVII. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7 [1826], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XXXVIII. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển XXXIX. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển XL. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XLI. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XLII. Bính tuất, năm Minh Mệnh thứ 7, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển XLIII. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8 [1827], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển XLIV. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa xuân tháng 3.
Quyển XLV. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 5.
Quyển XLVI. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa hạ từ tháng 5 nhuận đến tháng 6.
Quyển XLVII. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển XLVIII. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển XLIX. Đinh hợi, năm Minh Mệnh thứ 8, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển L. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển LI. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển LII. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển LIII. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển LIV. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa thu từ tháng 9 đến mùa đông tháng 10.
Quyển LV. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa đông tháng 11
Quyển LVI. Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9, mùa đông tháng 12.
Quyển LVII. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10 [1829], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển LVIII. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa xuân tháng 3.
Quyển LIX. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 5.
Quyển LX. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa hạ từ tháng 6 đến mùa thu tháng 7.
Quyển LXI. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Quyển LXII. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa đông tháng 10.
Quyển LXIII. Kỷ sửu, năm Minh Mệnh thứ 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển LXIV. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11 [1830], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển LXV. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa xuân từ tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển LXVI. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa hạ tháng 4 nhuận.
Quyển LXVII. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa hạ tháng 5.
Quyển LXVIII. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa hạ từ tháng 6 đến mùa thu tháng 7.
Quyển LXIX. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa thu từ tháng 8 đến mùa đông tháng 10.
Quyển LXX. Canh dần, năm Minh Mệnh thứ 11, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển LXXI. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12 [1831], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển LXXII. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa xuân tháng 3.
Quyển LXXIII. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 5.
Quyển LXXIV. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa hạ từ tháng 6 đến mùa thu tháng 7.
Quyển LXXV. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Quyển LXXVI. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa đông tháng 10.
Quyển LXXVII. Tân mão, năm Minh Mệnh thứ 12, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 12.
Quyển LXXVIII. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2.
Quyển LXXIX. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa xuân tháng 3 đến mùa hạ tháng 4.
Quyển LXXX. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa hạ tháng 5.
Quyển LXXXI. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa hạ tháng 6.
Quyển LXXXII. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển LXXXIII. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa thu tháng 9.
Quyển LXXXIV. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa thu tháng 9 nhuận.
Quyển LXXXV. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa đông tháng 10.
Quyển LXXXVI. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa đông tháng 11.
Quyển LXXXVII. Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13, mùa đông tháng 12.
Quyển LXXXVIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14 [1833], mùa xuân tháng 1.
Quyển LXXXIX. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa xuân tháng 2.
Quyển XC. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa xuân tháng 3.
Quyển XCI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa xuân tháng 3.
Quyển XCII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 4.
Quyển XCIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 4.
Quyển XCIV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 5.
Quyển XCV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 5.
Quyển XCVI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 6.
Quyển XCVII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 6.
Quyển XCVIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa hạ tháng 6.
Quyển XCIX. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 7.
Quyển C. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 7.
Quyển CI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 7.
Quyển CII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 8.
Quyển CIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 8.
Quyển CIV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 8.
Quyển CV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 9.
Quyển CVI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 9.
Quyển CVII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa thu tháng 9.
Quyển CVIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 10.
Quyển CIX. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 10.
Quyển CX. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 10.
Quyển CXI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 11.
Quyển CXII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 11.
Quyển CXIII. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 12.
Quyển CXIV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 12.
Quyển CXV. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 12.
Quyển CXVI. Quý tỵ, năm Minh Mệnh thứ 14, mùa đông tháng 12.
chính biên
Đệ nhị kỷ – Tổng mục (II)
Thực lục về thánh tổ nhân hoàng đế
Quyển CXVII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15 [1834], mùa xuân tháng 1.
Quyển CXVIII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 1.
Quyển CXIX. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 2.
Quyển CXX. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 2.
Quyển CXXI. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXXII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXXIII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXXIV. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 4.
Quyển CXXV. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 4.
Quyển CXXVI. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 5.
Quyển CXXVII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 5.
Quyển CXXVIII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 6.
Quyển CXXIX. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 6.
Quyển CXXX. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa hạ tháng 6.
Quyển CXXXI. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 7.
Quyển CXXXII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 7.
Quyển CXXXIII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 8.
Quyển CXXXIV. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 8.
Quyển CXXXV. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 9.
Quyển CXXXVI. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa thu tháng 9.
Quyển CXXXVII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa đông tháng 10.
Quyển CXXXVIII. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa đông tháng 11.
Quyển CXXXIX. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa đông tháng 11.
Quyển CXL. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa đông tháng 12.
Quyển CXLI. Giáp ngọ, năm Minh Mệnh thứ 15, mùa đông tháng 12.
Quyển CXLII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16 [1835], mùa xuân tháng 1
Quyển CXLIII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 1.
Quyển CXLIV. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 2.
Quyển CXLV. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 2.
Quyển CXLVI. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXLVII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXLVIII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXLIX. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 4.
Quyển CL. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 4.
Quyển CLI. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 5.
Quyển CLII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 5.
Quyển CLIII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 6.
Quyển CLIV. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 6 nhuận.
Quyển CLV. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa hạ tháng 6 nhuận.
Quyển CLVI. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa thu tháng 7.
Quyển CLVII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa thu tháng 8.
Quyển CLVIII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa thu tháng 8
Quyển CLIX. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa thu tháng 9.
Quyển CLX. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa đông tháng 10.
Quyển CLXI. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa đông tháng 11.
Quyển CLXII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa đông tháng 11.
Quyển CLXIII. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa đông tháng 12.
Quyển CLXIV. ất mùi, năm Minh Mệnh thứ 16, mùa đông tháng 12.
Quyển CLXV. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17 (1836) mùa xuân tháng 1.
Quyển CLXVI. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa xuân tháng 2.
Quyển CLXVII. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa xuân tháng 3.
Quyển CLXVIII. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa hạ tháng 4.
Quyển CLXIX. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa hạ tháng 5.
Quyển CLXX. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa hạ tháng 6.
Quyển CLXXI. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa thu tháng 7.
Quyển CLXXII. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa thu tháng 8.
Quyển CLXXIII. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa thu tháng 9.
Quyển CLXXIV. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa đông tháng 10.
Quyển CLXXV. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa đông tháng 11.
Quyển CLXXVI. Bính thân, năm Minh Mệnh thứ 17, mùa đông tháng 12.
Quyển CLXXVII. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18 [1837], mùa xuân tháng 1.
Quyển CLXXVIII. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa xuân tháng 2.
Quyển CLXXIX. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa xuân tháng 3.
Quyển CLXXX. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa hạ tháng 4.
Quyển CLXXXI. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa hạ tháng 5.
Quyển CLXXXII. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa hạ tháng 6.
Quyển CLXXXIII. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển CLXXXIV. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa thu tháng 9.
Quyển CLXXXV. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa đông tháng 10.
Quyển CLXXXVI. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa đông tháng 11.
Quyển CLXXXVII. Đinh dậu, năm Minh Mệnh thứ 18, mùa đông tháng12.
Quyển CLXXXVIII. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, [1838], mùa xuân tháng1.
Quyển CLXXXIX. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa xuân tháng 2.
Quyển CXC. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa xuân tháng 3.
Quyển CXCI. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa hạ tháng 4.
Quyển CXCII. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa hạ tháng 4 nhuận.
Quyển CXCIII. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 6.
Quyển CXCIV. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa thu từ tháng 7 đến tháng 8.
Quyển CXCV. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa thu tháng 9.
Quyển CXCVI. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 11.
Quyển CXCVII. Mậu tuất, năm Minh Mệnh thứ 19, mùa đông tháng 12.
Quyển CXCVIII. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20 [1839], mùa xuân tháng 1.
Quyển CXCIX. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa xuân tháng 2.
Quyển CC. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa xuân tháng 3.
Quyển CCI. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa hạ tháng 4.
Quyển CCII. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa hạ tháng 5.
Quyển CCIII. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa hạ tháng 6.
Quyển CCIV. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa thu tháng 7.
Quyển CCV. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa thu tháng 8.
Quyển CCVI. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa thu tháng 9.
Quyển CCVII. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 11.
Quyển CCVIII. Kỷ hợi, năm Minh Mệnh thứ 20, mùa đông tháng 12.
Quyển CCIX. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21 [1840], mùa xuân tháng 1
Quyển CCX. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa xuân tháng 2.
Quyển CCXI. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa xuân tháng 3.
Quyển CCXII. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa hạ tháng 4.
Quyển CCXIII. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa hạ tháng 5.
Quyển CCXIV. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa hạ tháng 6.
Quyển CCXV. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa thu tháng 7.
Quyển CCXVI. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa thu tháng 8.
Quyển CCXVII. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa thu tháng 9.
Quyển CCXVIII. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa đông tháng 10.
Quyển CCXIX. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa đông tháng 11.
Quyển CCXX. Canh tý, năm Minh Mệnh thứ 21, mùa đông tháng 12.
chính biên
Đệ nhị kỷ
Vâng sắc khai chép chức và tên các sử thần :
(Nguyên làm việc từ năm Tự Đức thứ 13 [1860] trở về trước).
Tổng tài :
Cố mệnh lương thần, Thái bảo, Cần chính điện đại học sĩ, quản lý Binh bộ sự vụ, sung Cơ mật viện đại thần, sung Kinh diên giảng quan, kiêm lĩnh Khâm thiên giám, Tuy Thịnh quận công, thần Trương Đăng Quế.
Phó tổng tài :
Hình bộ Thượng thư, sung Kinh diên nhật giảng quan, kiêm biện Khâm thiên giám sự vụ, thần Trương Quốc Dụng.
Nguyên thự Hình bộ Thượng thư, kim hiện thự Long Tường Tổng đốc, thần Trương Văn Uyển.
Nguyên Hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Lễ bộ Thượng thư, kim giáng bổ Binh bộ Tả tham tri cách lưu, thần Lâm Duy Hiệp.
Toản tu :
Lễ bộ Tả Tham tri, thần Tô Trân.
Lễ bộ Hữu Tham tri, kiêm quản Hàn lâm viện ấn triện, thần Phạm Hữu Nghi.
Công bộ Hữu Tham tri, kiêm quản Đô sát viện ấn triện, thần Phạm Chi Hương.
Thự Lại bộ Tả Tham tri, thần Bùi Quỹ.
Nguyên Quang lộc Tự khanh, biện lý Hình bộ sự vụ, kim bổ Hàn lâm viện Trực học sĩ, sung giám tu Việt sử Phó tổng tài, thần Phạm Huy.
Nguyên thự Lễ bộ Hữu tham tri, kim hiện thự Lại bộ Hữu Thị lang, sung Kinh diên nhật giảng quan, thần Đỗ Quang.
Nguyên Hồng lô Tự khanh, kim bổ thụ Lang trung, lãnh Định Tường Tuần phủ, kiêm lãnh Bố chính ấn triện, thần Nguyễn Tường Vĩnh.
Biên tu :
Nguyên Hàn lâm viện Thị độc, kim bổ thụ Hình bộ Hữu tham tri, thần Phan Huy Vịnh.
Nguyên Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, kim bổ thụ Thái bộc Tự khanh, lĩnh Thái Nguyên Bố chính, thần Vũ Công Độ.
Nguyên Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, kim bổ thụ Hồng lô Tự khanh, sung Việt sử Toản tu, thần Lê Hiếu Hữu.
Nguyên Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, kim hiện thự Hưng Hoá án sát, thần Võ Văn Tuấn.
Nguyên Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, kim lĩnh Bắc Ninh Đốc học, thần Phan Đình Dương.
Nguyên Hàn lâm viện Tu soạn, kim bổ thụ Lễ khoa chưởng ấn Cấp sự trung, kiêm kê hạch Tôn nhân phủ sự vụ, thần Nguyễn Huy Phan.
Hàn lâm viện Thị độc, thần Nguyễn Huy Lịch.
Hàn lâm viện Thị độc, thần Vũ Phạm Khải.
Nguyên Hàn lâm viện Thị độc, kim bổ thụ Nam Định Đốc học, thần Phạm Văn Nghị.
Hàn lâm viện Thị giảng, thần Nguyễn Huy Huỳnh.
Nguyên Hàn lâm viện Trước tác, kim bổ thụ ứng Hoà phủ Tri phủ, thần Vũ Thấu.
Nguyên Hàn lâm viện Trước tác, kim bổ thụ Thuận An phủ Tri phủ, thần Nguyễn Đăng Tuyển.
Nguyên Hàn lâm viện Tu soạn, kim bổ thụ Hải Ninh phủ Tri phủ, thần Đỗ Huy Diễm.
Nguyên thự Hàn lâm viện Thị độc, kim hiện dĩ Tòng ngũ phẩm lĩnh Kiến Thuỵ phủ Giáo thụ, thần Nguyễn Xuyến (trước là Kim Xuyến).
Hàn lâm viện Tu soạn, thần Đặng Long Đống.
Hàn lâm viện Tu soạn, thần Phan Danh.
Nguyên thự Hàn lâm viện Thị giảng, kim bổ thụ Hình bộ Nam Hiến ty, Tòng thất phẩm lĩnh Tư vụ, thần Trịnh Xuân Thưởng.
Khảo hiệu :
Hàn lâm viện Biên tu, thần Lê Quang Linh.
Hàn lâm viện Biên tu, thần Nguyễn Văn Lương.
Hàn lâm viện Kiểm thảo, thần Nguyễn Đức ý.
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Tôn Thất Thụ.
Đằng lục :
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Trần Viết Khải.
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Lê Văn Chân.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Trần Quang Quýnh.
Thu chưởng :
Hàn lâm viện Chánh bát phẩm bút thiếp thức, thần Mai Văn Trí.
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Văn Lợi.
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Hoàng Hữu Đường.
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Văn Dĩnh.
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Hữu Thăng
Hàn lâm viện Tòng bát phẩm bút thiếp thức, thần Bùi Xuân Hiển.
Chép thêm
(Từ năm Tự Đức thứ 14 [1861] đến năm thứ 17 [1864] tiết thứ tiếp tục làm)
Tổng tài :
Hiện biện đại học sĩ lãnh Hộ bộ Thượng thư, kiêm lĩnh Quốc tử giám, sung Cơ mật viện đại thần, thần Phan Thanh Giản.
Phó tổng tài :
Thự Hình bộ Thượng thư, kiêm Quốc tử giám, thần Phan Huy Vịnh.
Toản tu :
Hồng lô Tự khanh, thần Lê Lượng Bạt
Hồng lô Tự khanh, thần Bùi Sỹ Tuyển.
Thự Hồng lô Tự khanh, thần Phạm Huy.
Lãnh Quang lộc tự Thiếu khanh, thần Ngô Quang Tuấn.
Lãnh Quang lộc tự Thiếu khanh, thần Ngô Phùng.
Lãnh Quang lộc tự Thiếu khanh, thần Trần Liên Huy.
Biên tu :
Hàn lâm viện Thị độc, thần Phan Lịch.
Hàn lâm viện Thị giảng, thần Lê Điều.
Hàn lâm viện Thị giảng, thần Cát Văn Tuỵ.
Hàn lâm viện Thị giảng thần Nguyễn Viện.
Hàn lâm viện Thị giảng, thần Lê Cơ.
Hàn lâm viện Trước tác, thần Vương Đình Chiểu.
Hàn lâm viện Trước tác, thần Tạ Khắc Quản.
Hàn lâm viện Trước tác, thần Phạm Huy Bỉnh.
Khảo hiệu :
Chánh bát phẩm hàm, thần Trần Nhượng.
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Nguyễn Khắc Lý.
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Trần Huy Phan.
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Cao Duy Tự
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Hồ Sĩ Đĩnh
Hàn lâm viện Điển bạ, thần Trần Duy Hoà.
Chánh cửu phẩm hàm, thần Trương Hữu Tự
Chánh cửu phẩm hàm, thần Phạm Quang Khản
Chánh cửu phẩm hàm, thần Hồ Đĩnh
Đằng lục :
Chánh cửu phẩm bút thiếp thức, thần Đỗ Đăng Phong.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Lý.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Trương Giảng.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Trần Diệu.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Văn Duyên.
Thu chưởng
Hàn lâm viện Kiểm thảo, thần Tôn Thất Nghi.
Hàn lâm viện Chánh bát phẩm bút thiếp thức, thần Nguyễn Diễm.
Chánh bát phẩm, thần Đặng Văn Tài.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Huỳnh Đức Trị.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Lê Văn Côn.
Hàn lâm viện Tòng cửu phẩm bút thiếp thức, thần Lê Thanh.