Tiền Biên quyển 02

卷二 熙宗孝文皇帝寔錄

熙宗顯謨光烈溫恭明睿翼善綏猷孝文皇帝,諱源,聖誕癸亥年〈黎正治六年,明嘉靖四十二年〉,太祖嘉裕皇帝第六子也。母嘉裕皇后阮氏,初為皇子時,嘗擊破西洋賊帥于越海口,太祖異之,後命為廣南鎮守。時皇長子河、二子漢、三子、四子演皆先薨,五子海北質,上年長且賢,平日與諸將論兵,料事多奇中,太祖知其可付大業,遂屬意焉。癸丑夏六月庚寅,太祖崩,群臣奉遺命尊為統領水步諸營兼總內外平章軍國重事太保瑞郡公,時年五十一。黎帝遣使,齎勅贈太祖為謹義公,晉上鎮撫順化廣南二處加太保郡公。上嗣位,修城堡、設關汛、撫循軍民,中外莫不悅服,時稱佛主,自是始稱國姓為阮福氏。 read more

Tiền Biên Quyển 01

卷一 太祖嘉裕皇帝寔錄

太祖肇基垂統欽明恭懿謹義達理顯應昭祐耀靈嘉裕皇帝,姓阮氏,諱潢,清華河中府宋山縣嘉苗外庄人,聖誕乙酉年〈黎統元四年,明嘉靖四年〉秋八月丙寅,肇祖靖皇帝第二子也。母靖皇后阮氏,〈黎特進輔國上將軍署衞事阮明辨之女。〉先世爲清華望族。祖澄國公,諱文溜,八歲能文,十五歲嫻習武藝。黎憲尊時,爲沱江經略使。逮威穆帝無道,乃西歸,輔黎瀠起兵於清華,圖安社稷。瀠立〈是爲襄翼帝〉,封太傅澄國公。考肇祖靖皇帝,諱淦,澄國公長子,初仕黎爲右衛殿前將軍、安清侯。丙戌,莫登庸篡黎;丁亥,黎亡。肇祖憤莫僭逆,志圖匡復,乃率子弟避于哀牢國,其王乍斗以岑州地居之。於是招納豪傑,有眾數千人,象三十匹,謀求黎氏子孫立之。庚寅,將兵出清華,莫登瀛〈莫登庸長子〉使其將玉軸〈人名,缺姓〉拒之,戰于雷陽〈縣名〉,玉軸敗走。辛卯,擊破莫將阮敬於東山〈縣名〉,斬首千餘級,進至嘉遠〈縣名〉恬水渡,又與莫將黎伯驪連戰,大破之。會霖雨洪水漲溢,莫多以舟師繼進,遂引兵回哀牢岑下冊。癸巳,迎立黎昭尊之少子寧為帝,紀元元和,是為莊尊。〈初,黎亡,莊尊年尚幼,其臣鄭惟悛、黎闌等奉之,避居哀牢,混迹民間,人莫之知。至是,肇祖遍求得之,立以為帝。〉以功封尚父太師興國公,掌內外事。時有永福〈縣名,即今永祿〉槊山〈社名〉人鄭檢〈後為鄭氏之祖〉來謁,肇祖奇之,妻之以長女玉寶,使知馬軍,表封將軍。庚子,將兵據乂安,豪傑多歸之。壬寅,徇清華,軍聲大振,遠近咸服。癸卯,奉黎帝進兵,出西都〈即清華〉,討莫正中〈莫登庸第二子,又名登昌〉,晉太宰都將節制水步諸營,分道竝進,每戰克捷。乙巳夏五月辛巳,莫降將名忠〈缺姓〉進毒,肇祖崩,壽七十有八。〈先是,莫見王師大振,深憂之,密令閹人名忠詐降,將毒黎帝,不果,乃邀請肇祖,陰置毒于瓜中以進。〉黎帝痛惜不已,贈昭勳靖公,厚禮葬于天尊山。〈在宋山縣。相傳穴開龍口,安梓宮時,穴口適合,俄而迅風雷雨,人各驚散,及霽跡之,則山石連接,草木青葱,已無識認其玄宮所矣。至今有事,但望山祭之。明命二年,封其山為肇祥山。〉國初上尊諡曰惠哲顯祐宏休濟世偉績昭勳靖王。世宗孝武皇帝追尊為貽謀垂裕欽恭惠哲顯祐宏休濟世偉績昭勳靖王,妃為慈信昭懿德妃。嘉隆五年,追尊為貽謀垂裕欽恭惠哲顯祐宏休濟世啓運仁聖靖皇帝,廟號肇祖,陵名長原,妃為慈信昭懿弘仁淑德靖皇后。〈傳聞與肇祖合葬。 read more

Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế Gia Long (quyển 01)

Đệ nhất kỷ – Quyển I – Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế

Thế Tổ Khai Thiên Hoằng Đạo Lập Kỷ Thùy Thống Thần Văn Thánh Võ Tuấn Đức Long Công Chí Nhơn Đại Hiếu Cao Hoàng Đế, tên huý là Chủng 種, lại là Noãn 暖 . Lại tên húy nữa là Ánh 映 . (Đầu là Duệ Tông bảo vua rằng chữ này là tượng của mặt trời khi giữa trưa, nhân đó mà đặt tên.)

[bản Duy Minh Thị 1873:

Hiếu Cao Hoàng Đế …

húy Ánh 暎 [ đúng ra là Ánh 映 ] (Cao Hoàng có thêm húy là Chủng 種), lại húy Noãn 暖. read more

Thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế Gia Long (phàm lệ)

Chính biên

Đệ nhất kỷ

Đệ nhất kỷ – Quyển I – Thực lục về Thế tổ Cao hoàng đế

Phàm lệ

1. Trong kỷ này chép nguyên niên có ba lần, có chính lệ, có đặc lệ. Năm Nhâm tuất mùa hạ, tháng 5, nhà vua mới bắt đầu kiến nguyên, chép là Gia Long nguyên niên, đó là chính lệ. Trước khi chưa kiến nguyên, như mùa xuân năm Mậu tuất mới quyền coi quốc chính thì chép là “nguyên niên”, mùa xuân năm Canh tý mới lên ngôi vương thì chép “lại nguyên niên”, một là để buộc nối mối lớn, một là để tỏ lúc mới bắt đầu, đó là đặc lệ. read more

Lời dụ năm Tự Đức năm thứ 1 [1848]

Tự Đức năm thứ 1 [1848], tháng 12, ngày 22, nhà vua dụ rằng :

Nay cử bọn Sử quán tổng tài là Cố mệnh lương thần phụ chính đại thần Thái bảo Cần chính điện đại học sĩ lãnh Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần kiêm lý Khâm thiên giám kiêm lãnh Quốc tử giám sự vụ Tuy Thịnh quận công Trương Đăng Quế, Ngự tiền đại thần Thái tử thái bảo Đông các đại học sĩ quản lý Lại bộ sự vụ kiêm quản Quốc tử giám sự vụ, kiêm quân Tào chính ấn vụ Vũ Xuân Cẩn, Thái tử Thiếu bảo hiệp biện đại học sĩ lãnh Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần Hà Duy Phiên, bọn Toản tu là thự Lễ bộ hữu tham tri Đỗ Quang, thự Hàn lâm viện chưởng viện học sĩ Tô Trân, thự Thiêm sự phủ thiêm sự Phạm Hữu Nghi, thự Hồng lô tự khanh Trần Trứ tâu bày rằng : Kính soạn Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế đã xong, xin đem khắc in, xem lời tâu rất thỏa lòng. Vả chăng nước có chính sử, là để tỏ rõ thể thống kỷ cương và truyền bảo cho đời sau, từ xưa đế vương dấy lên, sửa sang xây dựng, không có việc nào lớn bằng việc ấy. read more

Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế Nguyễn Phúc Thuần (hạ)

Tiền biên – Quyển XII – Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế (hạ)

Ất mùi, năm thứ 10 [1775] (Lê Cảnh Hưng năm 36, Thanh Càn Long năm 40), mùa xuân, tháng giêng, chúa dừng chân ở Giá Tân 架津 [Bến Giá] (thuộc tỉnh Quảng Nam), triệu Tả quân Nguyễn Cửu Dật 阮久逸 đến hành tại. Cửu Dật cùng bọn tụng quan là Ngoại tả Tôn Thất Tĩnh (con Tôn Thất Tứ, bấy giờ gọi là Quận công), Chưởng dinh Tôn Thất Kính, Chưởng cơ Tôn Thất Chí, Nội đội trưởng Nguyễn Cửu Thận (con Nguyễn Cửu Pháp) và Đỗ Thanh Nhơn 杜清仁, Đội trưởng Trương Phước Dĩnh, dâng lời rằng: “Hoàng tôn Dương vốn có đức hiền, trong ngoài đều trông mong, xin sớm đặt làm trừ nhị để mưu đồ cuộc khôi phục”. Chúa bèn lập hoàng tôn Dương làm thế tử, gọi là Đông cung, cho Trấn phủ Quảng Nam, tổng lý các công việc trong ngoài, và sai các tướng kiểm duyệt quân thủy bộ làm kế tiến thủ. Chúa ở được vài ngày thì giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc sai Tập Đình và Lý Tài đem thủy binh ra cửa biển Hiệp Hòa 合和海口 (tức cửa Đại Áp 大壓 ngày nay), bộ binh của Nhạc thì theo ven núi ra sông Thu Bồn, hai đạo đánh đến. Nguyễn Cửu Dật đánh không lợi, chạy ra Trà Sơn. Đông cung lùi về Cu Đê 俱低 (tên đất). read more

Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế Nguyễn Phúc Thuần (thượng)

Tiền biên – Quyển XI – Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế (thượng) read more

Thực lục về Thế tông Hiếu vũ hoàng đế Nguyễn Phúc Khoát

Thế tông Càn Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu vũ hoàng đế, húy là Khoát 濶, lại húy là Hiểu 曉, sinh năm Giáp ngọ [1714] (Lê Vĩnh Thịnh năm 10, Thanh Khang Hy năm 53), là con cả của Túc tông Hiếu ninh hoàng đế. Mẹ là Hiếu ninh hoàng hậu Trương thị. Đầu được phong làm Chưởng dinh dinh Tiền thủy… chính hầu, làm phủ đệ tại cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Năm Mậu ngọ, mùa hạ, tháng 4, ngày Nhâm dần, Túc tông Hiếu ninh hoàng đế băng. Bầy tôi vâng di mệnh tôn chúa làm Tiết chế thủy bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Hiểu quận công. Bấy giờ 25 tuổi, hiệu là Từ tế đạo nhân 慈濟道人. read more

Thực lục về Túc tông Hiếu ninh hoàng đế Nguyễn Phúc Chú

Túc tông Tuyên Quang Thiệu Liệt Tuấn Triết Tĩnh Uyên Kinh Văn Vĩ Võ Hiếu ninh hoàng đế. Tên húy là Chú 澍, lại húy là Vượng 旺, sinh năm Bính tý [1696] (Lê Chính Hòa năm 17, Thanh Khang Hy năm 35), là con cả Hiển tông Hiếu minh hoàng đế. Mẹ là Hiếu minh hoàng hậu Tống thị. Khi chúa mới sinh có hơi lành hương lạ đầy nhà. Lớn lên đủ văn võ tài lược. Đầu thì được trao chức Cai cơ Đỉnh Thịnh hầu. Năm ất mùi, thăng Chưởng cơ, làm phủ đệ tại cơ Tả súng. Năm ất tỵ, mùa hạ, tháng 4, ngày Mậu tý, Hiển tông Hiếu minh hoàng đế băng. Bầy tôi vâng di mệnh tôn chúa làm Tiết chế thủy bộ chư dinh kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự Thái phó Đỉnh quốc công. Bấy giờ 30 tuổi, hiệu là Vân tuyền đạo nhân 雲泉道人. read more

Thực lục về Hiển tông Hiếu minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (hạ)

Đinh hợi, năm thứ 16 [1707] (Lê Vĩnh Thịnh năm 3, Thanh Khang Hy năm 46), mùa xuân, tháng 2, mưa dầm nước lụt.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, có nhật thực.

Tháng 5, trong kinh kỳ thường bị lửa bốc cháy ở những nhà không. Chúa sai quan binh trong ngoài đặt nhiều xích hậu để nghiêm phòng, hỏa hoạn mới tắt.

Mùa thu, tháng 8, mở khoa thi, lấy trúng cách về chính đồ được 3 người giám sinh, trúng cách về  hoa văn 3 người, trúng cách về thám phỏng 5 người. read more

web counter