Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế Nguyễn Phúc Thuần (hạ)

Tiền biên – Quyển XII – Thực lục về Duệ tông Hiếu định hoàng đế (hạ)

Ất mùi, năm thứ 10 [1775] (Lê Cảnh Hưng năm 36, Thanh Càn Long năm 40), mùa xuân, tháng giêng, chúa dừng chân ở Giá Tân 架津 [Bến Giá] (thuộc tỉnh Quảng Nam), triệu Tả quân Nguyễn Cửu Dật 阮久逸 đến hành tại. Cửu Dật cùng bọn tụng quan là Ngoại tả Tôn Thất Tĩnh (con Tôn Thất Tứ, bấy giờ gọi là Quận công), Chưởng dinh Tôn Thất Kính, Chưởng cơ Tôn Thất Chí, Nội đội trưởng Nguyễn Cửu Thận (con Nguyễn Cửu Pháp) và Đỗ Thanh Nhơn 杜清仁, Đội trưởng Trương Phước Dĩnh, dâng lời rằng: “Hoàng tôn Dương vốn có đức hiền, trong ngoài đều trông mong, xin sớm đặt làm trừ nhị để mưu đồ cuộc khôi phục”. Chúa bèn lập hoàng tôn Dương làm thế tử, gọi là Đông cung, cho Trấn phủ Quảng Nam, tổng lý các công việc trong ngoài, và sai các tướng kiểm duyệt quân thủy bộ làm kế tiến thủ. Chúa ở được vài ngày thì giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc sai Tập Đình và Lý Tài đem thủy binh ra cửa biển Hiệp Hòa 合和海口 (tức cửa Đại Áp 大壓 ngày nay), bộ binh của Nhạc thì theo ven núi ra sông Thu Bồn, hai đạo đánh đến. Nguyễn Cửu Dật đánh không lợi, chạy ra Trà Sơn. Đông cung lùi về Cu Đê 俱低 (tên đất). read more

Thực lục về Hiển tông Hiếu minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (hạ)

Đinh hợi, năm thứ 16 [1707] (Lê Vĩnh Thịnh năm 3, Thanh Khang Hy năm 46), mùa xuân, tháng 2, mưa dầm nước lụt.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, có nhật thực.

Tháng 5, trong kinh kỳ thường bị lửa bốc cháy ở những nhà không. Chúa sai quan binh trong ngoài đặt nhiều xích hậu để nghiêm phòng, hỏa hoạn mới tắt.

Mùa thu, tháng 8, mở khoa thi, lấy trúng cách về chính đồ được 3 người giám sinh, trúng cách về  hoa văn 3 người, trúng cách về thám phỏng 5 người. read more

Thực lục về Hiển tông Hiếu minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (thượng)

Hiển tông Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng đế, húy là Chu 淍, sinh năm ất mão [1675] (Lê Đức Nguyên năm 2, Thanh Khang Hy năm 14), là con cả của Anh tông Hiếu nghĩa hoàng đế, mẹ là Hiếu nghĩa hoàng hậu Tống thị.

Trước kia, năm Giáp dần, mùa thu, ở phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vận quanh, ở giữa một luồng ánh sáng rực trời tỏa ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở, người thức giả cho là điềm thánh. Năm sau chúa đúng kỳ giáng sinh, mùi thơm nức nhà. Lớn lên học chăm chữ tốt, đủ tài lược văn võ. Đầu được phong Tả bính dinh phó tướng Tô Trường hầu, làm phủ đệ ở cơ Tả bính. Năm Tân mùi, mùa xuân, tháng giêng, ngày Bính thân, Anh tông Hiếu nghĩa hoàng đế băng. Bầy tôi vâng di mệnh tôn chúa làm Tiết chế thủy bộ  chư dinh kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Tộ quận công. Bấy giờ 17 tuổi, hiệu là Thiên túng đạo nhân 天縱道人. Chúa nối ngôi, vọng bái đài Kính thiên. Ngày hôm ấy trời trong mây sáng, người ta đều cho là cảnh tượng thái bình. read more

Thực lục về Thái Tông Hiếu triết hoàng đế Nguyễn Phúc Tần (hạ)

Quý mão, năm thứ 15 [1663] (Lê Cảnh Trị năm 1, Thanh Khang Hy năm 2), mùa hạ, tháng 5, chúa cho rằng trong trận đánh ở Nhật Lệ, nghề bắn của quân ta chưa được tinh, muốn bắt chước phép tập bắn của Thái Tổ, sai đắp ụ ở Hoằng Phước (chiều cao hơn 30 thước, chiều rộng hơn 130 thước), trước mặt đặt một cái xạ hầu (1. Một cái khung căng, ở giữa có cái đích để nhằm bắn. Theo Chu lễ chép, nhà vua bắn thì dùng da hổ, da gấu, da báo, chư hầu thì dùng da gấu, da báo, khanh đại phu thì dùng da nai để làm đích.), khiến thủy sư đi lại mà bắn thi, lấy bắn trúng hay không trúng mà định thưởng phạt. Từ đấy quân sĩ đều cố gắng, phép bắn ngày càng thêm tinh. read more

web counter