Thực lục về Hiển tông Hiếu minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (thượng)

Hiển tông Anh Mô Hùng Lược Thánh Văn Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh Hoàng đế, húy là Chu 淍, sinh năm ất mão [1675] (Lê Đức Nguyên năm 2, Thanh Khang Hy năm 14), là con cả của Anh tông Hiếu nghĩa hoàng đế, mẹ là Hiếu nghĩa hoàng hậu Tống thị.

Trước kia, năm Giáp dần, mùa thu, ở phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mây sắc vận quanh, ở giữa một luồng ánh sáng rực trời tỏa ngay vào chỗ nhà mẫu hậu ở, người thức giả cho là điềm thánh. Năm sau chúa đúng kỳ giáng sinh, mùi thơm nức nhà. Lớn lên học chăm chữ tốt, đủ tài lược văn võ. Đầu được phong Tả bính dinh phó tướng Tô Trường hầu, làm phủ đệ ở cơ Tả bính. Năm Tân mùi, mùa xuân, tháng giêng, ngày Bính thân, Anh tông Hiếu nghĩa hoàng đế băng. Bầy tôi vâng di mệnh tôn chúa làm Tiết chế thủy bộ  chư dinh kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Tộ quận công. Bấy giờ 17 tuổi, hiệu là Thiên túng đạo nhân 天縱道人. Chúa nối ngôi, vọng bái đài Kính thiên. Ngày hôm ấy trời trong mây sáng, người ta đều cho là cảnh tượng thái bình. read more

Thực lục về Anh tông Hiếu nghĩa hoàng đế Nguyễn Phúc Thái

Anh tông Thiệu Hưu Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu nghĩa hoàng đế, húy là Thái 溙, sinh năm Kỷ sửu [1649] (Lê Khánh Đức năm 1, Thanh Thuận Trị năm 6), là con thứ hai của Thái tông Hiếu triết hoàng đế. Mẹ là Hiếu triết hoàng hậu Tống thị. Trước kia hoàng tử cả Diễn mất sớm, Thái tông Hiếu triết hoàng đế cho chúa là lớn tuổi và hiền đức, phong là Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủy. Năm Đinh mão, mùa xuân, tháng 3, ngày Đinh dậu, Thái tông Hiếu triết hoàng đế băng. Chúa 39 tuổi. Bầy tôi vâng di mệnh tôn chúa làm Tiết chế thủy bộ chư dinh kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái phó Hoàng quốc công. Chúa nối ngôi, rộng hình phạt, nhẹ phú thuế, trăm họ ai cũng mừng vui. Bấy giờ gọi là Chúa Nghĩa 義主. read more

Thực lục về Thái Tông Hiếu triết hoàng đế Nguyễn Phúc Tần (hạ)

Quý mão, năm thứ 15 [1663] (Lê Cảnh Trị năm 1, Thanh Khang Hy năm 2), mùa hạ, tháng 5, chúa cho rằng trong trận đánh ở Nhật Lệ, nghề bắn của quân ta chưa được tinh, muốn bắt chước phép tập bắn của Thái Tổ, sai đắp ụ ở Hoằng Phước (chiều cao hơn 30 thước, chiều rộng hơn 130 thước), trước mặt đặt một cái xạ hầu (1. Một cái khung căng, ở giữa có cái đích để nhằm bắn. Theo Chu lễ chép, nhà vua bắn thì dùng da hổ, da gấu, da báo, chư hầu thì dùng da gấu, da báo, khanh đại phu thì dùng da nai để làm đích.), khiến thủy sư đi lại mà bắn thi, lấy bắn trúng hay không trúng mà định thưởng phạt. Từ đấy quân sĩ đều cố gắng, phép bắn ngày càng thêm tinh. read more

Thực lục về Thái tông Hiếu triết hoàng đế Nguyễn Phúc Tần (thượng)

Thái tông Tuyên Uy Kiến Vũ Anh Minh Trang Chính Thánh Đức Thần Công Hiếu triết hoàng đế, húy là Tần 瀕, sinh năm Canh thân [1620] (Lê Vĩnh Tộ năm 2, Minh Vạn Lịch năm 48), là con thứ hai của Thần tông Hiếu chiêu hoàng đế. Mẹ là Hiếu chiêu hoàng hậu Đoàn thị. Đầu được phong Phó tướng Dũng Lễ hầu. Từng đánh phá giặc Ô Lan ở cửa Eo, Thần tông Hiếu chiêu hoàng đế rất khen. Năm Mậu tý [1648], mùa xuân, tháng 2, được tấn phong là Tiết chế chư quân, phá quân Trịnh ở sông Gianh. Ngày Tân mão, Thần tông Hiếu chiêu hoàng đế băng. Bấy giờ chúa 29 tuổi, bầy tôi tôn lên làm Tiết chế thủy bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Dũng quận công. Bấy giờ gọi là Chúa Hiền 賢主. read more

Thực lục về Thần tông Hiếu chiêu hoàng đế Nguyễn Phúc Lan

Thần tông Thừa Cơ Toản Thống Cương Minh Hùng Nghị Uy Đoán Anh Võ Hiếu chiêu hoàng đế, húy là [Phước Lan], sinh năm Tân sửu [1601]

(Lê Hoằng Định năm 2, Minh Vạn Lịch năm 29), là con thứ hai của Hy tông Hiếu văn hoàng đế. Mẹ là Hiếu văn hoàng hậu Nguyễn thị. Đầu được phong Phó tướng Nhân Lộc hầu. Mùa hạ năm Tân mùi, hoàng tử cả là Kỳ mất, chúa được lập làm Thế tử, mở dinh Thuận Nghĩa. Năm ất hợi, mùa đông, tháng 10, ngày Đinh hợi, Hy tông Hiếu văn hoàng đế băng hà. Bấy giờ chúa 35 tuổi. Các quan vâng lời di mệnh tôn làm Tiết chế thủy bộ chư dinh kiêm tổng bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Nhân quận công. Bấy giờ gọi là Chúa Thượng 上主. Chúa đã nắm chính quyền, lấy ơn huệ vỗ về dân chúng. Bấy giờ mưa nắng thuận hòa, nước giàu dân thịnh, có cảnh tượng thái bình rực rỡ. read more

Thực lục về Hy tông Hiếu văn hoàng đế Nguyễn Phúc Nguyên

Hy tông Hiển Mô Quang Liệt Ôn Cung Minh Duệ Dực Thiện Tuy Du Hiếu văn hoàng đế, húy là Nguyên 源, sinh năm Quý hợi [1563]

(Lê Chính Trị năm 6, Minh Gia Tĩnh năm 42), là con thứ sáu của Thái tổ Gia dụ hoàng đế. Mẹ là Gia dụ hoàng hậu Nguyễn Thị.

Lúc chúa làm hoàng tử, từng đánh tướng giặc Tây Dương ở Cửa Việt, Thái tổ cho là có tài lạ, sau sai trấn thủ Quảng Nam. Bấy giờ hoàng tử cả là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đều mất trước. Hoàng tử thứ năm là Hải thì làm con tin ở Bắc. Chúa tuổi lớn lại giỏi, ngày thường cùng các tướng bàn luận việc binh, tính toán có nhiều việc đúng. Thái tổ biết có thể trao phó nghiệp lớn, vẫn để ý tới. Năm Quý mùi, mùa hạ tháng 6, ngày Canh dần, Thái tổ băng. Các quan vâng di mệnh tôn làm Thống lĩnh thủy bộ chư dinh kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự thái bảo Thụy quận công. Bấy giờ chúa 51 tuổi. read more

Thực lục về Thái tổ Gia dụ hoàng đế Nguyễn Hoàng

Tiền biên – Quyển I – Thực lục về Thái tổ Gia dụ hoàng đế

Thái tổ Triệu Cơ Thùy thống Khâm Minh Cung ý Cẩn Nghĩa Đạt Lý Hiển Ung Chiêu Hựu Diệu Linh Gia dụ hoàng đế, họ Nguyễn 阮, húy Hoàng 潢, người Gia Miêu ngoại trang 嘉苗外庄, huyện Tống Sơn 宋山縣, phủ Hà Trung 河中府, xứ Thanh Hoa 清華.

Sinh ngày Bính dần, tháng 8, mùa thu, năm ất dậu [1525] (Lê Thống Nguyên năm thứ 4, Minh Gia Tĩnh năm thứ 4), là con trai thứ hai của Triệu tổ Tĩnh hoàng đế ; mẹ là Tĩnh hoàng hậu Nguyễn thị (con gái Nguyễn Minh Biện 阮明辨, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân thự vệ sự ở triều Lê). read more

Tổng mục Đại Nam Thực Lục Tiền Biên

大南寔錄前編總目

Tiền biên

Tổng Mục

quyển I

Thái tổ gia dụ hoàng đế

[nguyễn hoàng]

(ở ngôi 56 năm)

Mậu ngọ, năm thứ 1 [1558] (Lê ? Đối với nhà Lê niên hiệu là Chính Trị năm 1, đối với nhà Minh, niên hiệu là Gia Tĩnh năm 39) ? Kỷ mùi ? Canh thân ? Tân dậu ? Nhâm tuất ? Quý hợi ? Giáp tý ? ất sửu ? Bính dần ? Đinh mão (Minh ? Long Khánh năm 1) [1567] ? Mậu thìn ? Kỷ tỵ ? Canh ngọ ? Tân mùi ? Nhâm thân (Nhà Lê đổi niên hiệu là Hồng Phước) [1572] ? Quý dậu (Lê ? Gia Thái năm thứ 1, Minh ? Vạn Lịch năm 1) [1573] ? Giáp tuất ? ất hợi ? Bính tý ? Đinh sửu ? Mậu dần (Nhà Lê đổi niên hiệu là Quang Hưng) [1578] ? Kỷ  Mão ? Canh thìn ? Tân tỵ ? Nhâm ngọ ? Quý mùi ? Giáp thân ? ất dậu ? Bính tuất ? Đinh hợi ? Mậu tý ? Kỷ sửu ? Canh dần ? Tân mão ? Nhâm thìn ? Quý tỵ ? Giáp ngọ ? ất mùi ? Bính thân ? Đinh dậu ? Mậu tuất ? Kỷ hợi ? Canh tý (Lê ? Thận Đức năm1, tháng 10 mùa đông đổi niên hiệu là Hoằng Định) [1600] ? Tân sửu ? Nhâm dần ? Quý mão ? Giáp thìn ? ất tỵ ? Bính ngọ ? Đinh mùi ? Mậu thân ? Kỷ dậu ? Canh tuất ? Tân hợi ? Nhâm tý ? Quý sửu. read more

Lời dụ năm Thiệu Trị năm thứ tư [1844]

[Dụ]

Thiệu Trị năm thứ tư [1844 紹治四年三月十一日], ngày 11 tháng 3, dụ rằng :

Nay cử bọn Tổng tài Sử quán là :

Thái bảo Văn minh điện đại học sĩ lĩnh Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần tước Tuy thịnh tử Trương Đăng Quế 張登桂.

Đông các đại học sĩ lĩnh Lại bộ thượng thư Vũ Xuân Cẩn 武春謹.

Thự hiệp biện đại học sĩ lĩnh Hộ bộ thượng thư sung Cơ mật viện đại thần Hà Duy Phiên. read more

Lời giới thiệu (Lần tái bản thứ nhất) Đại Nam thực lục

Viện khoa học xã hội việt nam

Viện sử học

Quốc sử quán triều Nguyễn

Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch

ĐẠI NAM THỰC LỤC

Tập một

(Tái bản lần thứ nhất)

Nhà Xuất Bản Giáo Dục

Phiên dịch : Nguyễn Ngọc Tỉnh

Hiệu đính :  Đào Duy Anh

Lời giới thiệu

(Lần tái bản thứ nhất)

Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 – Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 – Duy Tân năm thứ ba). read more

web counter