Địa bạ thôn Vĩnh Thuận

Tác giả Cao Văn Nghiệp

https://www.dropbox.com/s/64aa936bq51cben/%C4%90iaBa_V%C4%A9nhThu%E1%BA%ADnTh%C3%B4n_1836.doc?dl=0&fbclid=IwAR1KXiLxUph6jLACoU2fMUYof7BcYS6lxq_0GTWV63PG3hoQa0b0Rz2_ZxE
https://docs.google.com/document/d/11ZGoemxbRrIbytJAIShUifzF_aWn9MT7/edit?usp=sharing&ouid=104733289348060698021&rtpof=true&sd=true

ĐỊA BẠ

THÔN VĨNH THUẬN

TỔNG ĐỊNH THÀNH, HUYỆN TÂY XUYÊN

PHỦ TUY BIÊN, TỈNH AN GIANG

NĂM MINH MẠNG THỨ 17

(NĂM 1836)

VÀI LỜI THƯA TRƯỚC

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, An Giang xưa thuộc đất Tầm Phong Long của Chân Lạp. Do nội bộ vương triều Chân Lạp có sự tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn Phúc Khoát giúp đỡ trở lại nắm quyền nên vào năm 1757, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Chúa Nguyễn chia đất ấy làm ba đạo: đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu. Thời Gia Long, đất An Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh, một trong năm trấn của thành Gia Định. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Long, nhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và gọi là Châu Đốc Tân Cương.

Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, trấn Vĩnh Thanh gồm 2 huyện:

– Huyện Vĩnh An: nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, gồm 2 tổng: tổng Vĩnh Trinh gồm 29 thôn, tổng Vĩnh Trung gồm 52 thôn, phường.

– Huyện Vĩnh Định: nằm ở phía nam Sông Hậu, chưa chia tổng, gồm 37 thôn, điếm.

Năm 1832, vua Minh Mạng cho lấy đất Châu Đốc Tân Cương hợp thêm với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long (tức Vĩnh Trấn) để thành lập tỉnh An Giang gồm 2 phủ, 4 huyện, 167 thôn:

– Phủ Tuy Biên gồm 2 huyện: Tây Xuyên và Đông Xuyên,

– Phủ Tân Thành gồm 2 huyện: Vĩnh An và Vĩnh Định;

đồng thời đặt ra chức An Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang.

Theo Wikipedia, huyện Tây Xuyên nguyên là đất đạo Châu Đốc cùng huyện Vĩnh Định và thổ huyện Mật Luật (của Cao Miên), nằm ở bờ Tây sông Hậu Giang, gồm 3 tổng (Châu Phú, Định Thành, Định Phước) với 38 làng xã, phía Tây giáp huyện Hà Dương, phía Nam giáp huyện Long Xuyên tỉnh Hà Tiên, phía Đông và phía Bắc giáp huyện Đông Xuyên (phủ Tân Thành). Đất huyện Tây Xuyên nay có thể là đất thuộc các huyện thị Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang ngày nay.

Theo Vietgle, huyện Tây Xuyên, thành lập năm 1832, thuộc phủ Tuy Biên tỉnh An Giang; huyện được thành lập trên cơ sở tách một phần đất của huyện Vĩnh Định, tỉnh Vĩnh Long và một phần đất của đạo Châu Đốc, nằm phía Tây sông Hậu.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì năm 1835, vua Minh Mạng lấy đất Ba Thắc đặt thêm làm phủ Ba Xuyên và đặt 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định.  

Năm 1836, theo Nguyễn Đình Đầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang (Nxb Tp. HCM, năm 1995), vua Minh Mạng cho đạc điền lập địa bạ cho cả Nam Kỳ lục tỉnh (An Giang, Biên Hoà, Định Tường, Gia Định, Hà Tiên, Vĩnh Long), nhưng trong sưu tập địa bạ An Giang chưa thấy ghi chép gì về phủ Ba Xuyên, mới ghi hai phủ Tân Thành và phủ Tuy Biên.

– Phủ Tân Thành gồm 2 huyện: huyện Vĩnh An gồm 7 tổng, 41 làng (40 thôn, 1 xã) còn địa bạ và 5 thôn mất địa bạ; huyện Vĩnh Định gồm 4 tổng, 28 thôn còn địa bạ và 2 thôn mất địa bạ.

– Phủ Tuy Biên gồm 2 huyện: huyện Đông Xuyên gồm 4 tổng, 37 thôn còn địa bạ và 5 thôn mất địa bạ; huyện Tây Xuyên gồm 3 tổng (Châu Phú, Định Phước, Định Thành) gồm 40 thôn còn địa bạ và 9 thôn mất địa bạ.

Lúc đó, tổng Định Thành (huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang) gồm:

– 6 thôn còn địa bạ: Bình Đức, Bình Hoà Trung, Bình Lâm, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung, Vĩnh Thuận. 

– 1 thôn mất địa bạ: Vĩnh Hanh.

Địa bạ thôn Vĩnh Thuận (tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang) lập năm Minh Mang thứ 17 (năm 1836) theo lời bẩm báo của thôn trưởng Nguyễn Văn Tam và dịch mục Huỳnh Công Thành. Theo địa bạ của thôn này thì đất ruộng gồm 15 sở của 5 chủ điền (Nguyễn Văn Tam, Trương Công Tứ, Huỳnh Công Thành, Nguyễn Văn Căn và Nguyễn Văn Tâm) và bổn thôn đồng canh[1] là 143 mẫu, 1 sào, 7 thước (143.1. 7.0) và đất thổ cư là 4 mẫu, 6 sào (4.6. 0.0)[2].

Ngoài 5 chủ điền nêu trên còn có ông chủ điền Võ Văn Mên[3], nhưng lúc khám lại thì phần đất của ông này không có người canh tác nên đất tư bị chuyển thành “bổn thôn đồng canh” (người trong thôn cùng chia nhau canh tác).     

Chúng tôi đoán rằng, ông Trương Công Tứ 張公賜 và ông Huỳnh Công Thành 黄公成là 2 ông Tiền hiền khai khẩn và Hậu hiền khai cơ được thờ trong đình Vĩnh Thuận (nay là đình Vĩnh Trạch)[4], mặc dù trên bài vị kép lập năm Nhâm Dần (khoảng 08/02/1902 – 28/01/1903), tên của ông Tứ trên bài vị viết là (nghĩa là bốn) chứ không phải là (nghĩa là cho, ban cho).

STTCHỦ SỞ HỮUHẠNG ĐẤTDIỆN TÍCH
BỜ TRÁIBỜ PHẢICỘNGTỔNG
1Nguyễn Văn Tam 阮文仨Hai8.4. 0.0 14.8. 6.0   23.2. 6.0  34.0. 6.0
Ba10.8. 0.0 10.8. 0.0
2Trương Công Tứ 張公賜  Hai3.0. 0.0 9.9. 9.0 4.9. 0.0 2.6. 5.0       20.4.14.0    30.3.14.0
Ba 9.9. 0.09.9. 0.0
3Huỳnh Công Thành 黄公成  Ba 2.5. 0.0 36.0. 0.0 3.0. 0.0  41.5. 0.0  41.5. 0.0
4Nguyễn Văn Căn 阮文根Ba 12.3. 0.012.3. 0.012.3. 0.0
5Nguyễn Văn Tâm 阮文心Ba 5.6. 2.05.6. 2.05.6. 2.0
6Bổn thôn đồng canhBa9.7. 0.0    9.6. 0.019.3. 0.019.3. 0.0
7 Thổ cư2.4. 0.0 2.2. 0.0 4.6. 0.04.6. 0.0
CộngHai Ba43.7. 5.0 20.5. 0.078.9. 2.043.7. 5.0 99.4. 2.0143.1. 7.0
Thổ cư4.6. 0.04.6. 0.04.6. 0.0

 Ông hậu hiền Huỳnh Công Thành được thờ trong đình có người con gái thứ năm (theo cách gọi của người miền Nam) là bà Huỳnh Thị Đỏ[5] sinh năm 1834. Mà các sở đất của ông dịch mục Huỳnh Công Thành nêu trong địa bạ lại khá trùng hợp với các sở đất thuộc các hậu duệ của ông hậu hiền Huỳnh Công Thành.


Do 2 lẽ vừa nêu, chúng tôi tin rằng ông dịch mục Huỳnh Công Thành chính là ông hậu hiền Huỳnh Công Thành.    

Về ông thôn trưởng Nguyễn Văn Tam 阮文仨, Ban Quý Tế đình Vĩnh Trạch sẽ ghi vào danh sách Cựu Hương Chức.    

Trong địa bạ thôn Vĩnh Thuận có nêu các cụm từ “đất Miên” (nguyên văn là “Miên địa” 綿地), “chùa Cao Miên” (nguyên văn là “Cao Miên tự” 髙綿寺)[6]. Ví dụ: – “Xứ bờ trái Đông Xuyên: Đông giáp rạch Tầm Vu, lại giáp địa phận thôn Bình Đức, lại giáp đất Miên”, – Sở đất 9 mẫu, 9 sào, 9 thước ở Xứ bờ trái Đông Xuyên của ông Trương Công Tứ “tây giáp chùa Cao Miên”. Trong địa bạ thôn Bình Đức lại có đoạn: “Xứ Đông Xuyên (…), Tây giáp rạch Tầm Vu, lại giáp thôn Vĩnh Thuận”[7]. Như vậy, có phải đất Miên và chùa Miên thuộc thôn Vĩnh Thuận? Nếu như thế thì tại sao trong địa bạ thôn Vĩnh Thuận lại không kê khai các sở đất thuộc quyền sở hữu của người Miên và các sở đất thuộc quyền sở hữu của chùa Miên? Phải chăng hồi xưa, người Miên được hưởng quyền tự trị?

Tập địa bạ (bạn Brian Wu gọi là Tờ khai điền thổ) thôn Vĩnh Thuận là một tài liệu quý. Nó giúp chúng ta biết được ít nhiều về 2 vị hương chức của thôn, về địa giới, về ruộng đất, về các địa danh, mặc dù còn vài con rạch mà chúng tôi chưa đọc được tên, hoặc đọc được nhưng không chắc đã đúng.

Rất mong quý vị và các bạn đóng góp ý kiến.

Xin chân thành cám ơn bạn Brian Wu đã nhiệt tình dịch giúp chúng tôi tập địa bạ này.

Thốt Nốt, tháng 2 năm 2019

                                                                        Cao Văn Nghiệp   


[1] Có thể là chùa Séreymeangkolsakor (nay thuộc ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Theo sư trụ trì Danh Thiệp thì chùa này, lúc đầu ở rạch Chùa, mãi về sau mới dời về địa điểm hiện nay. Có tài liệu bảo rằng chùa có trước năm 1678.

[2] Nguyên văn: “Đông Xuyên xứ: (…) Tây cận Tầm Vu đà, hựu cận Vĩnh Thuận thôn địa phận” 東川處: (…) 西近尋于沱,又近永順村地分.

[1] Nguyễn Đình Đầu cho rằng: “Trước khai 6 sở, nay khám thành 15 sở của 7 chủ điền và BTĐC” (Sđd, tr. 262).

[2] Đơn vị đo diện tích đất:

   Mẫu (mẫu)= 10 sào = 4.894,401 m2

   Sào (cao) = 15 thước = 489,440 m2

  Thước (xích) = 10 tấc = 32,639 m2

  Tấc (thốn) = 3,264 m2

[3] Võ Văn Mên 武文綿: Chữ 綿 có thể đọc là: Mên, Miên, Mền, Men, Min.

[4] Vào khoảng đầu năm 1871, Pháp cắt một phần đất của thôn Vĩnh Thuận, một phần nhỏ của thôn Phú Hoà và một phần nhỏ của thôn Vĩnh Chánh để thành lập thôn Thâm Trạch 深澤 (thuộc tổng Biên Thành cũng mới thành lập). Khoảng năm 1912, làng Thâm Trạch giao lại các phần đất vốn thuộc Phú Hoà và Vĩnh Chánh. Đến khoảng đầu năm 1920, hai làng Vĩnh Thuận và Thâm Trạch hợp nhất thành làng Vĩnh Trạch 永澤 (theo Nghị định ngày 13/12/1919)

[5] Ông Huỳnh Công Thành có 9 người con: Huỳnh Thị Huệ, Huỳnh Thị Chính, Huỳnh Công Đồn, Huỳnh Thị Đỏ, Huỳnh Công Bảo, Huỳnh Công Trụ, Huỳnh Công Cư, Huỳnh Công Độ, Huỳnh Công Phú. Bà cố của chúng tôi là con gái của ông Huỳnh Công Đồn.

[6] Có thể là chùa Séreymeangkolsakor (nay thuộc ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Theo sư trụ trì Danh Thiệp thì chùa này, lúc đầu ở rạch Chùa, mãi về sau mới dời về địa điểm hiện nay. Có tài liệu bảo rằng chùa có trước năm 1678.

[7] Nguyên văn: “Đông Xuyên xứ: (…) Tây cận Tầm Vu đà, hựu cận Vĩnh Thuận thôn địa phận” 東川處: (…) 西近尋于沱,又近永順村地分.


PHẦN 1

本村實耕原微山田各項陸所:

内貳項壹所,

内叁項五所,

今度成拾五所該田壹百肆拾叁畝壹篙柒尺。

内貳項壹所今度成陸所, 實田肆拾叁畝柒篙五尺。

内叁項五所今度成玖所, 實田玖拾玖畝肆篙貳尺。

民居土貳所今度成肆畝陸篙, 原山田叁項截出。

Bổn thôn thực canh nguyên vi sơn điền các hạng lục sở:

Nội Nhị hạng nhất sở,

Nội Tam hạng ngũ sở.

Kim đạc thành thập ngũ sở, cai điền nhất bách tứ thập tam mẫu nhất sào thất xích. 

– Nội Nhị hạng nhất sở kim đạc thành lục sở, thực điền tứ thập tam mẫu thất sào ngũ xích. 

– Nội Tam hạng ngũ sở kim đạc thành cửu sở, thực điền cửu thập cửu mẫu tứ sào nhị xích. 

Dân cư thổ nhị sở kim đạc thành tứ mẫu lục sào, nguyên sơn điền tam hạng tiệt xuất.

Diễn nghĩa:

Đất thực canh của bổn thôn nguyên là 6 sở (thuộc) các hạng sơn điền[1] nhỏ: 1 sở hạng nhì, 5 sở hạng ba. Nay đo thành 15 sở, bao gồm ruộng là 143 mẫu 1 sào 7 thước: 

– 1 sở hạng nhì nay đo thành 6 sở, thực điền là 43 mẫu 7 sào 5 thước. 

– 5 sở hạng ba nay đo thành 9 sở, thực điền là 99 mẫu 4 sào 2 thước. 

2 sở đất dân cư nay đo thành 4 mẫu 6 sào, nguyên (là đất) sơn điền hạng ba cắt ra.


[1] Sơn điền 山田: ruộng gò, ruộng cao, không tốt lắm.


PHẦN 2

安江省, 綏邊府, 西川縣, 定成總, 永順村, 村長阮文仨, 役目黄公成仝本村等, 亦為承開事。兹據本村地分田土各項, 某處所東西肆近畝篙尺寸, 某項若千類開禀納。今叩:

禀:    

本村地分東川左岸,東川右岸該貳處。

東近平德,富和,永政叁村地分,又近綿地。

西近林。

南近富和村地分,又近林。

北近林。 

東川左岸處:

東近尋于沱,又近平德村地分,又近綿地。

西近林。

南近東川沱。

北近林。

東川右岸處:

東近沱,又近富和,永政貳村地分。

西近木梏小沱。

南近富和村地分,又近林。

北近東川沱。

實耕山田原陸所: 内貳項壹所, 内叁項五所, 今度成拾五所該田壹百肆拾叁畝壹篙柒尺。

内貳項度成肆拾叁畝柒篙五尺。

内叁項度成玖拾玖畝肆篙貳尺。

An Giang tỉnh, Tuy Biên phủ, Tây Xuyên huyện, Định Thành tổng, Vĩnh Thuận thôn, thôn trưởng Nguyễn Văn Tam, dịch mục Huỳnh Công Thành, đồng bổn thôn đẳng, diệc vi thừa khai sự. Tư cứ bổn thôn địa phận thổ điền các hạng, mỗ xứ sở đông tây tứ cận, mẫu sào xích tấc, mỗ hạng nhược thiên loại khai bẩm nạp. Kim khấu:

Bẩm:

Bổn thôn địa phận Đông Xuyên tả ngạn, Đông Xuyên hữu ngạn cai nhị xứ. 

Đông cận Bình Đức, Phú Hoà, Vĩnh Chánh tam thôn địa phận, hựu cận Miên địa. 

Tây cận lâm. 

Nam cận Phú Hoà thôn địa phận, hựu cận lâm.

Bắc cận lâm. 

Đông Xuyên Tả Ngạn xứ:

Đông cận Tầm Vu đà, hựu cận Bình Đức thôn địa phận, hựu cận Miên địa. 

Tây cận lâm. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận lâm.

Đông Xuyên Hữu Ngạn xứ:

Đông cận [x] đà, hựu cận Phú Hoà, Vĩnh Chánh nhị thôn địa phận. 

Tây cận Mộc Cốc tiểu đà. 

Nam cận Phú Hoà thôn địa phận, hựu cận lâm. 

Bắc cận Đông Xuyên đà.

Thực canh sơn điền nguyên lục sở, Nội Nhị hạng nhất sở, Nội Tam hạng ngũ sở. Kim đạc thành thập ngũ sở, cai điền nhất bách tứ thập tam mẫu nhất sào thất xích. 

Nội Nhị hạng đạc thành tứ thập tam mẫu thất sào ngũ xích. 

Nội Tam hạng đạc thành cửu thập cửu mẫu tứ sào nhị xích. 

Nguyên nhất sở điền kim đạc thành lục sở, thực điền tứ thập tam mẫu thất sào ngũ xích.

Diễn nghĩa:

Thôn trưởng Nguyễn Văn Tam, dịch mục Huỳnh Công Thành cùng bổn thôn Vĩnh Thuận, tổng Định Thành, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, lại (xin) thừa lệnh làm việc kê khai (điền thổ). Nay, căn cứ theo các hạng loại điền thổ trong địa phận bổn thôn, (các) sở (ruộng) xứ mỗ đông tây bốn phía, mẫu sào thước tấc, (cùng các) hạng mỗ nhược bằng đại loại (mà) kê khai bẩm nạp. Nay khấu: 

Bẩm:

Địa phận bổn thôn bao gồm 2 xứ Bờ Trái Đông Xuyên và Bờ Phải Đông Xuyên[1]

Đông giáp địa phận 3 thôn Bình Đức, Phú Hòa, Vĩnh Chánh, lại giáp đất Miên[2]

Tây giáp rừng. 

Nam giáp địa phận thôn Phú Hòa, lại giáp rừng. 

Bắc giáp rừng.

– Xứ Bờ Trái Đông Xuyên:  

Đông giáp rạch Tầm Vu[3], lại giáp địa phận thôn Bình Đức, lại giáp đất Miên. 

Tây giáp rừng. 

Nam giáp rạch Đông Xuyên. 

Bắc giáp rừng.

– Xứ Bờ Phải Đông Xuyên

Đông giáp rạch [x][4], lại giáp địa phận 2 thôn Phú Hòa, Vĩnh Chánh. 

Tây giáp rạch nhỏ Mộc Cốc[5]

Nam giáp địa phận thôn Phú Hòa, lại giáp rừng. 

Bắc giáp rạch Đông Xuyên.

(Đất) thực canh sơn điền nguyên (có) 6 sở: 1 sở hạng nhì, 5 sở hạng ba. Nay đo thành 15 sở, bao gồm ruộng là 143 mẫu 1 sào 7 thước. 

Hạng nhì đo thành 43 mẫu 7 sào 5 thước. 

Hạng ba đo thành 99 mẫu 4 sào 2 thước. 


[1] Xứ 處: có thể hiểu là xóm, miệt hay khu vực. Đông Xuyên 東川: tức rạch Đông Xuyên, nay là rạch Long Xuyên.

[2] Đất Miên: nguyên văn là Miên địa 綿地, tức đất của người Miên (nay gọi là người Khmer).

[3] Ngày nay, rạch Tầm Vu nằm giữa xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) và xã Vĩnh Khánh (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Rạch Tầm Vu là con rạch nhỏ và ngắn. Vàm rạch này nằm đối diện với vàm rạch Phú Hoà nằm phía bờ phải rạch Long Xuyên. Không rõ vì lý do gì mà cây cầu bắt ngang rạch Tầm Vu lại có tên là Tầm Du!

[4] [x]: Chúng tôi chưa đọc được chữ   này.  (Gần giống với chữ Bần (木+貧) trong sách Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí Quyển 7 trang 326 phần [71a]). Có thể địa danh này là Rạch Bần.

[5] Rạch nhỏ Mộc Cốc: Tên con rạch nhỏ này, nguyên văn là 木梏. Chữ 梏 này có thể đọc là: cốc, gáo, gốc. Có thể đây là rạch Cây Cốc. 


PHẦN 3

東川左岸處: 原阮文仨, 張公賜田。原壹所田今度成陸所, 實田肆拾叁畝柒篙五尺。

貳項:

本村人以下阮文仨分耕以下:

所田捌畝肆篙:

東近的椚沱。

西近陳文仁田, 又近民居土。

南近東川沱。

北近林。

所田拾肆畝捌篙陸尺:

東近張公賜田。

西近的椚沱。

南近東川沱。

北近林。

張公賜分耕以下:

所田叁畝:

東近沔𣒱, 又近綿地。

西近阮文仨田。

南近東川沱。

北近林。

所田玖畝玖篙玖尺:

東近沔𣴓。

西近髙綿寺。

南近東川沱。

北近林。

所田肆畝玖篙:

東近綿地。

西近沔𣴓。

南近東川沱。

北近綿地, 又近沔厨。

所田貳畝陸篙五尺:

東近尋于沱, 又近平德村地分。

西近茶沙沱, 又近綿地。

南近東川沱。

北近林。

Đông Xuyên Tả Ngạn xứ: nguyên Nguyễn Văn Tam, Trương Công Tứ điền. Nguyên nhất sở điền kim đạc thành lục sở, thực điền tứ thập tam mẫu thất sào ngũ xích.

Nhị Hạng:

* Bổn thôn nhân dĩ hạ Nguyễn Văn Tam phân canh dĩ hạ:

– Sở điền bát mẫu tứ sào: 

Đông cận Đích Mun đà. 

Tây cận Trần Văn Nhơn điền, hựu cận dân cư thổ. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận lâm.

– Sở điền thập tứ mẫu bát sào lục xích:

Đông cận Trương Công Tứ điền. 

Tây cận Đích Mun đà. 

Nam cận Đông Xuyên đà.

Bắc cận lâm.

Trương Công Tứ phân canh dĩ hạ:

– Sở điền tam mẫu:

Đông cận xẽo Xoài, hựu cận Miên địa. 

Tây cận Nguyễn Văn Tam điền. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận lâm.

– Sở điền cửu mẫu cửu sào cửu xích:

Đông cận xẽo Cạn. 

Tây cận Cao Miên tự. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận lâm.

– Sở điền tứ mẫu cửu sào:

Đông cận Miên địa. 

Tây cận xẽo Cạn. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận Miên địa, hựu cận xẽo Chùa.

– Sở điền nhị mẫu lục sào ngũ xích:

Đông cận Tầm Vu đà, hựu cận Bình Đức thôn địa phận. 

Tây cận Trà Sa đà, hựu cận Miên địa. 

Nam cận Đông Xuyên đà. 

Bắc cận lâm.

Diễn nghĩa:

Xứ Bờ Trái Đông Xuyên: nguyên là ruộng Nguyễn Văn Tam, Trương Công Tứ. Nguyên là 1 sở ruộng nay đo thành 6 sở, thực điền là 43 mẫu 7 sào 5 thước. 

Đất hạng nhì:

* Đất phân canh[1] của người bổn thôn dưới đây là Nguyễn Văn Tam như sau:

– Sở ruộng 8 mẫu 4 sào:   

Đông giáp rạch Đích Mun.

Tây giáp ruộng Trần Văn Nhơn, lại giáp đất dân cư.

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp rừng.

– Sở ruộng 14 mẫu 8 sào 6 thước:

Đông giáp ruộng Trương Công Tứ.

Tây giáp rạch Đích Mun.

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp rừng.

* Đất phân canh cho Trương Công Tứ như sau:

– Sở ruộng 3 mẫu:

Đông giáp xẽo[2] Xoài, lại giáp đất Miên.

Tây giáp ruộng Nguyễn Văn Tam. 

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp rừng.

– Sở ruộng 9 mẫu 9 sào 9 thước:

Đông giáp xẽo Cạn. 

Tây giáp chùa Cao Miên.

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp rừng.

– Sở ruộng 4 mẫu 9 sào:

Đông giáp đất Miên. 

Tây giáp xẽo Cạn.

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp đất Miên, lại giáp xẽo Chùa.

– Sở ruộng 2 mẫu 6 sào 5 thước:

Đông giáp rạch Tầm Vu, lại giáp địa phận thôn Bình Đức. 

Tây giáp rạch Trà Sa, lại giáp đất Miên.

Nam giáp rạch Đông Xuyên.

Bắc giáp rừng.


[1] Phân canh 分耕: phần đất thuộc quyền sở hữu của người ở trong thôn.

[2] Xẽo: là đường nước hẹp, nhỏ hơn rạch. Nguyên văn gồm bộ thuỷ 氵và chữ xảo 巧. Ở đây chúng tôi tạm thay bằng chữ  xẽo 沔 này (nghĩa cũng vậy).


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *