MẮM BÒ HÓC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC KHMER – ĐÀO THÁI SƠN

Đào Thái Sơn

Yêu thích  · 1 ngày  · 

MẮM BÒ HÓC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC KHMER.

Người Khmer Tây Ninh cơ bản hiện nay thuộc nhóm Khmer vùng cao, nên về mọi mặt của đời sống, ít khi gắn liền với văn hóa sông nước. Nhưng không phải vì vậy mà văn hóa sông nước lại tách rời với bà con, mà ngược lại ta thấy yếu tố này luôn hiện diện, đặc biệt là trong đời sống ẩm thực. Đặc sản mắm bò hóc, một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Khmer là minh chứng rõ nét nhất. read more

ĐỊA DANH BÔNG TRANG – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

ĐỊA DANH BÔNG TRANG

Bông Trang hiện nay là tên một ấp của xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu – Tây Ninh. Ấp này nằm cặp trên Quốc lộ 22, nếu đi từ hướng trung tâm Thành phố Tây Ninh thì qua địa phận Cẩm Giang là tới.

Trước khi nói tới địa danh Bông Trang, xin sơ lược một chút về xã Thạnh Đức. Thạnh Đức là một trong những thôn làng xưa của đất Tây Ninh. Làng này tính ra là được thành lập cùng thời với Thanh Phước, Phước Trạch… được người Việt khai mở sau khi đặt chân lên vùng Quang Hóa xưa. Theo Từ điển Địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Thôn thuộc tổng Triêm Hóa, huyện Quang Hóa, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định, triều Thiệu Trị, Tự Đức. Đầu thời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt thanh tra Tây Ninh, rồi Quang Hóa, rồi Trảng Bàng, rồi lại Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng thuộc hạt tham biện Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc tỉnh Tây Ninh. Từ 1903 thuộc quận Trảng Bàng cùng tỉnh. Từ sau 1956 gọi là xã thuộc quận Gò Dầu Hạ cùng tỉnh. Từ 1959 thuộc quận Khiêm Hanh cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Là tên xã hiện nay” (sđd, trang 1137-1138, NXB Chính trị quốc gia – 2008). read more

Bưng Bình Thiên

Theo bản đồ của Nha địa dư Đà Lạt 1965, cả hai hồ nước Bình Thiên đều được gọi là Bưng, với Bưng Bình Thiên Lớn và Bưng Bình Thiên Nhỏ.

Ngoài ra còn có các địa danh Ấp Bưng Lớn và Bưng Môn ở gần đó.

Phía đông của Bưng Bình Thiên, bên bờ sông Hậu, phía bắc xã Phú Hữu còn có một địa danh mang từ Bưng là Bưng Ven, tức căn cứ B1. Phía bắc, bên phần đất Campuchia, cũng có Rạch Bưng Ven (Prêk Boeng Yang) read more

Về từ Búng

Tác giả: Lê Ngọc Quốc facebook.com/lengocquoc.hungle

Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6711522255591627&set=a.1354944941249412&__cft__[0]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__cft__[1]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__tn__=%2CO%2CP-R]-R read more

BÚNG BÌNH THIÊN và BÌNH THIÊN ĐÃNG

Tác giả: Cao Văn Nghiệp

Cá Vàng facebook.com/ca.vang.777

Nguồn : https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid0EBbjj4mrsJweqzDFnLkVxi5eFugzfu7T2wNmLVKUznVhN3EoFQn8ihE9VGakYz6Rl

Về từ “búng” (trong Búng Bình Thiên), thầy Sok Kha Mo Ni cho biết:
“Tôi có đi thực tế với các bạn Chăm thì họ nói “búng” xuất phát từ com pung- ka bung/ កំពង់/ bến nước. Vùng kế cận có “bung xăng”/ bến nước có cây cây cần thăng.” read more

Tản mạn về địa danh và truyền thuyết Búng Bình Thiên

vohungtuan

đăng lúc Apr 20 ’16 lúc 3:29 pm

Búng Bình Thiên là tên gọi của hồ nước ngọt tự nhiên lớn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Hồ nước có cảnh quan đẹp, nước trong, quanh bờ có đông người Việt và người Chăm sinh sống.

Búng Bình Thiên có 2 hồ nước là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Tuy nhiên, Búng Nhỏ hiện nay có rất ít nước nên khi nói tới Búng Bình Thiên, người ta thường chỉ nói đến Búng Lớn. read more

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.

Yêu thích  · 16 Tháng 10, 2023  · 

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:

“32.400 tầm, giữa đường đi qua rạch Cái Phác, Cái Chuột, Cai Trung, Láng Xáo, Láng Biều đến Láng Luận, Tràm Dung, Láng Bến Giá Rai, Ba Sài, đều có nhà cửa của dân Cao Miên. Nhánh bên phải thì đến Láng Bàu Sen, chung quanh đều có dân cư, đến Rạch Dừa, Ô Rô, qua rạch Lão Đội, hai bên bờ đều có dân cư, đường này cây liễu nước mọc rậm rạp, phía phải đều ruộng muối, đến nhiệm sở đạo Long Xuyên. Ở đây có miếu Hội Đồng, phía đông là nhà cửa của người Kinh, người Hoa rất đông đúc, phía tây là nhà cửa của người Cao Miên nhưng thưa thớt. Từ bên nam đạo này đi qua ngả ba rạch Kênh Đào: Nhánh trái chuyển xuống hướng đông đi qua rạch Cái Ngang rồi thông ra đồn cửa biển Ghềnh Hàu, đồn ở phía trái [84a] cửa biển…” (tr.337) read more

ĐỊA DANH “GÀNH HÀO” & CÂY BÙ HÚT

Trong Gia Định thành thông chí (Quyển 2, mục Trấn Hà Tiên) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có đoạn sau đây:

“Hào Ky cảng [cảng Gành Hào], làm ranh giới cực đông của trấn, cách phía đông đạo Long Xuyên 120 dặm rưỡi, phía tây nam hợp với dòng thượng lưu cảng Bồ Đề, tây bắc đổ ra cảng Đốc Huỳnh, đông nam chảy quanh quẹo 109 dặm rưỡi đến cảng Ba Thắc. Trong khoảng đó nhiều mương rạch thông nhau, nguồn lợi rừng đầm dùng hoài không ngớt.” (tr.124) read more

CÔNG DỤNG “THẦN KÌ” TỪ QUẢ BẦU NÂU

Phương BCA – Chuyên Thực Phẩm Chức Năng

6 Tháng 11, 2020  · 

CÔNG DỤNG “THẦN KÌ” TỪ QUẢ BẦU NÂU

⚡ Quả Bầu nâu có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của IOSR , Bầu nâu có chứa nước, đường, protein, chất xơ, chất béo, canxi, phốt pho, kali, sắt và vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C và riboflavin).

⚡ Chiết xuất từ quả Bầu nâu, lá và hạt đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe, điển hình như: read more