Người Khmer Tây Ninh cơ bản hiện nay thuộc nhóm Khmer vùng cao, nên về mọi mặt của đời sống, ít khi gắn liền với văn hóa sông nước. Nhưng không phải vì vậy mà văn hóa sông nước lại tách rời với bà con, mà ngược lại ta thấy yếu tố này luôn hiện diện, đặc biệt là trong đời sống ẩm thực. Đặc sản mắm bò hóc, một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Khmer là minh chứng rõ nét nhất.read more
Huyện Bến Cầu có ấp Xóm Khách, rạch Xóm Khách và cầu Xóm Khách. Xóm là khu dân cư nhỏ, Khách là người Khách Trú, họ là những người Hoa phản Thanh phục Minh thất bại, chạy sang Tây Ninh từ hơn 200 năm trước. Đa số Xóm Khách là cánh họ Trang.
Phía đông chân núi Bà Đen có con suối nhỏ chảy ra, người ta gọi là suối Già Nai. Xưa hơn một chút gọi là suối Giò Nai. Tên con suối này vốn gốc Khmer là [ស្នាយ] So-nai, bị đọc chệch thành Giò Nai, rồi sau đó là Già Nai. So-nai nghĩa là cây duối, suối mọc nhiều cây duối. Nay người ta phá rẫy đã chặt hết những cây duối xưa.
Xã An Cơ huyện Châu Thành có ấp Sa Nghe. Sa Nghe xưa kia vốn là tên con rạch nhỏ, địa danh gốc Khmer là ស្រងែ – Sro nghe – nghĩa là cây lúa ma. Nơi con rạch ngập nước mọc nhiều cây lúa ma.
Tây Ninh có đồn Chàng Riệc, Cửa khẩu Chàng Riệc đều lấy theo tên rừng mà ra. Rừng Chàng Riệc là rừng mọc nhiều cây lim xanh – Đơm Chres – ដើមច្រេស – nghĩa là cây lim xanh.
Rừng U Minh, nhiều bạn lấy tiếng Hán ra giải thích và gán cho cái nghĩa là không có ánh sáng, tối tăm. Thực ra U Minh là từ Việt gốc Khmer អូរប្រមាញ់ – Ô pro manh – nghĩa là vùng đất thấp ngập nước, nơi đi săn bắn.
Ở xã An Thạnh (Gò Dầu Thượng) huyện Bến Cầu có xóm Bà Đau. Đây không phải là nhân danh mà là mộc danh thành địa danh. Bà Đau gốc là – ផ្ដៅ – phđau – nghĩa là cây mây. Nơi đây, xưa mây mọc rất nhiều, bà con hay đến chặt về làm vật gia dụng.
Suối Ngô không phải là con suối trồng nhiều bắp, vì Nam Bộ xưa không ai gọi bắp là ngô. Suối Ngô là nơi bà con của làng Prey Tốch – ព្រៃតូច – xưa trồng nhiều rẫy mè. Trong tiếng Khmer mè là Lngô – ល្ងរ – Suối Ngô là con suối mà hai bên bờ có nhiều rẫy mè (vừng) vậy.
Địa danh ở Tây Ninh rất phong phú và đa dạng, một trong số đó là những địa danh được cấu tạo từ yếu tố địa hình cộng với đặc điểm của nó. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin giới thiệu một số địa danh mang yếu tố “Gò” và những câu chuyện văn hóa xung quanh nó.
Hiện này ở địa bàn tỉnh Tây Ninh còn tồn tại khá nhiều các địa danh hành chính và địa danh dân gian với yếu tố “Gò + X”, chẳng hạn như Gò Dầu, Gò Chùa, Gò Ngải, Gò Kén, Gò Nổi, Gò Chẹt, Gò Chót Mạt…Trong số những cái gò này thì Gò Dầu hiện là địa danh hành chính cấp huyện. Theo Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Huyện thuộc Tây Ninh từ sau 30-4-1975 gồm có tt. Gò Dầu và 8 xã Phước Trạch, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang, Phước Thạnh, Thanh Phước, Bàu Đồn, Phước Đông. Cuối năm 2004, huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh có các đơn vị hành chính trực thuộc trên đây” (sđd, trang 409, NXB Chính trị Quốc gia – 2008). Cũng xin nói thêm trước khi là huyện Gò Dầu hiện nay, nơi đây có tên là Gò Dầu Hạ gồm ba tổng Mỹ Ninh, Triêm Hóa và Giai Hóa. Năm 1954 Gò Dầu Hạ nhập vào Trảng Bàng. Năm 1955 lập trở lại và năm 1959 Gò Dầu Hạ chia thành hai quận là Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Ngoài Gò Dầu Hạ còn có Gò Dầu Thượng, đó chính là xã An Thạnh của huyện Bến Cầu ngày nay.read more