Hằng năm cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch thì mọi người trên khắp các vùng miền đất nước ta lại hân hoan tổ chức đón tết Trung Thu. Trẻ em cũng như người lớn đều chung vui, chào đón nghi lễ này theo phong tục từ ngàn xưa truyền lại. Ở các trường học, học sinh được phát quà bánh, tham gia các trò chơi dân gian và được nghe kể về sự tích Tết Trung Thu. Nhưng hầu hết các thầy cô giáo hay cán bộ văn hóa đều cho rằng nghi lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa ! Và Tết Trung Thu ở Việt Nam như chịu ảnh hường hoàn toàn từ nền văn hóa của họ ! Sự thật của vấn đề như thế nào, trong bài viết ngắn này chúng tôi xin nêu vài ý như sau.
Danh mục: Đào Thái Sơn
Auto Added by WPeMatico
Đào Thái Sơn – BA NGHI LỄ QUAN TRỌNG TRONG CHUỖI CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH
I. KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER
Nói đến văn hóa Khmer là nói đến lễ hội. Lễ hội bao gồm lễ hội Phật giáo và lễ hội dân gian, tiếp nối nhau theo định kỳ các tháng trong năm. Mỗi lễ hội đều có màu sắc, hình thức và ý nghĩa riêng, qua đó phản ánh cuộc sống vật chất, tinh thần và sự mong cầu của con người đối với thế giới tầng trên, chan hòa vạn vật. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, lễ hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Khmer, nhưng bên cạnh lễ hội còn có một bộ phận quan trọng không kém đó là truyện kể dân gian. Truyện kể dân gian nhằm giải thích cho nghi thức lễ hội, còn lễ hội chính là phần diễn xướng cho truyện kể dân gian.
Đào Thái Sơn – PHCHUM BÊN SEN ĐÔN TA – MÙA XÁ TỘI VONG NHÂN
Phchum Bên – Sen Đôn Ta là một đại lễ có sự kết hợp chặt chẽ giữa Phật giáo Nam tông và văn hóa dân gian trong cộng đồng người Khmer. Nếu như người Việt và người Hoa có lễ Vu Lan thì người Khmer cũng có lễ hội với ý nghĩa tương tự là lễ Phchum Bên hay còn gọi là Sen Đôn Ta. Hàng năm cứ vào những ngày cuối tháng 8 theo Phật lịch là lễ hội văn hóa truyền thống đặc biệt này lại được diễn ra. Đây là dịp để mọi người, mọi nhà sum họp, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đối với vong linh của người thân quá cố và thực hành nghi lễ Phật giáo. Có thể nói đây là lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất đối với bà con dân tộc Khmer suốt từ hơn ngàn năm nay.
Tác giả Đào Thái Sơn: các bài viết cho đến tháng 10 năm 2024
Đồng bằng sông Cửu Long có hai con sông nổi tiếng là Sông Tiền và Sông Hậu. Sông Tiền có tên gốc là Mê Kông – មេគង្គ – Mê là mẹ, là chính, Kông là dòng chảy – Mê Kông là dòng sông mẹ, dòng chính. Sông Hậu có tên gốc là Bassak ( theo cách ghi của người Pháp), người Khmer ghi là បាសាក់ – Người Nam Bộ phiên thành Ba Thắc. Ba Sak là một danh ngữ gốc Phạn, trong đó Ba – បា – là cha, là thế lực lớn thuộc phái nam; Sak trong tiếng Phạn là Sakti – शक्ति – សក្ដិ – nghĩa là quyền lực. Sông Ba Sak là dòng sông quyền lực của nam thần. Trong văn hóa Khmer, Ba – Mê là hai thế lực lớn đại diện cho nam và nữ.
MẮM BÒ HÓC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC KHMER – ĐÀO THÁI SƠN
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 1 ngày ·
MẮM BÒ HÓC TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC KHMER.
Người Khmer Tây Ninh cơ bản hiện nay thuộc nhóm Khmer vùng cao, nên về mọi mặt của đời sống, ít khi gắn liền với văn hóa sông nước. Nhưng không phải vì vậy mà văn hóa sông nước lại tách rời với bà con, mà ngược lại ta thấy yếu tố này luôn hiện diện, đặc biệt là trong đời sống ẩm thực. Đặc sản mắm bò hóc, một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Khmer là minh chứng rõ nét nhất.
Xóm là khu dân cư nhỏ, Khách là người Khách Trú
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 2 giờ ·
Huyện Bến Cầu có ấp Xóm Khách, rạch Xóm Khách và cầu Xóm Khách. Xóm là khu dân cư nhỏ, Khách là người Khách Trú, họ là những người Hoa phản Thanh phục Minh thất bại, chạy sang Tây Ninh từ hơn 200 năm trước. Đa số Xóm Khách là cánh họ Trang.
So-nai ស្នាយ nghĩa là cây duối, suối mọc nhiều cây duối
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 1 ngày ·
Phía đông chân núi Bà Đen có con suối nhỏ chảy ra, người ta gọi là suối Già Nai. Xưa hơn một chút gọi là suối Giò Nai. Tên con suối này vốn gốc Khmer là [ស្នាយ] So-nai, bị đọc chệch thành Giò Nai, rồi sau đó là Già Nai. So-nai nghĩa là cây duối, suối mọc nhiều cây duối. Nay người ta phá rẫy đã chặt hết những cây duối xưa.
ស្រងែ – Sro nghe – nghĩa là cây lúa ma
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 1 ngày ·
Xã An Cơ huyện Châu Thành có ấp Sa Nghe. Sa Nghe xưa kia vốn là tên con rạch nhỏ, địa danh gốc Khmer là ស្រងែ – Sro nghe – nghĩa là cây lúa ma. Nơi con rạch ngập nước mọc nhiều cây lúa ma.
Đơm Chres – ដើមច្រេស – nghĩa là cây lim xanh
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 1 ngày ·
Tây Ninh có đồn Chàng Riệc, Cửa khẩu Chàng Riệc đều lấy theo tên rừng mà ra. Rừng Chàng Riệc là rừng mọc nhiều cây lim xanh – Đơm Chres – ដើមច្រេស – nghĩa là cây lim xanh.
U Minh là từ Việt gốc Khmer អូរប្រមាញ់ – Ô pro manh – nghĩa là vùng đất thấp ngập nước, nơi đi săn bắn
Đào Thái Sơn
Yêu thích · 2 ngày ·
Rừng U Minh, nhiều bạn lấy tiếng Hán ra giải thích và gán cho cái nghĩa là không có ánh sáng, tối tăm. Thực ra U Minh là từ Việt gốc Khmer អូរប្រមាញ់ – Ô pro manh – nghĩa là vùng đất thấp ngập nước, nơi đi săn bắn.