Cao Văn Nghiệp – NGÀY KHỞI CÔNG ĐÀO KINH VĨNH TẾ

Trong bài Kênh Vĩnh Tế – Dấu ấn lịch sử biên giới đất liền vùng Châu Đốc – Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XIX[1] của 3 tác giả Bùi Hoàng Tân, Huỳnh Thị Ngọc Loan, Trần Minh Thư (Trường Đại học Cần Thơ) có đoạn sau đây:

“Công trình đào kênh này bắt đầu từ năm 1819 dưới triều vua Gia Long đến năm 1824 được hoàn tất dưới triều vua Minh Mạng. Tuy nhiên việc đào kênh không xuyên suốt mà có những thời kỳ gián đoạn. Tổng cộng thời gian đào kênh được chia làm 3 giai đoạn: read more

Truyền thuyết về Cá Chình

Trong sách “Mộng khê bút đàm” của nhà khoa học nổi tiếng Thẩm Khoát thời Bắc Tống ghi lại một truyền thuyết về dùng cá chình chữa bệnh: “Có người bị bệnh lao, lúc đó lây lan cho rất nhiều người. Khi những người bị lao đó chết, dân làng cho vào hòm, để không hại đến những người còn lại. Có một chiếc quan tài trôi nổi đến Kim Sơn, được người đánh cá vớt lên mở ra xem, thấy một phụ nữ trẻ đang còn sống, liền đưa về lều đánh cá, thường xuyên cho ăn cá chình Nhật (con Lệch), lâu ngày khỏi bệnh, người đánh cá lấy làm vợ… read more

Đào Thái Sơn: các bài viết cho đến 29-10-2024

Đào Thái Sơn

Yêu thích  · 7 giờ  · 

Xã Tân Hưng được xem là cội rễ của Tân Châu. Sau khi các làng của tổng Chơn Bà Đen sáp nhập thì lập ra xã Khedol năm 1956. Đến năm 1957 thì xã Khedol đổi tên thành xã Tân Hưng. Lúc ấy Tân Hưng vô cùng rộng lớn. Cuối năm 1957 thì Tân Hưng chia làm 3 là Tân Hưng, Tân Hội và Tân Long. Sau đó Tân Hưng chia ra lập xã Tân Phú. Còn Tân Long nhập vào Kà Tum, lập Tân Đông. Sau cắt ra Suối Ngô và Tân Hoà. read more

Cao Văn Nghiệp – ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỊA DANH “CẦN BỘT/ CẦN VỌT”

Cá Vàng

Yêu thích  · 2 giờ  · 

ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỊA DANH “CẦN BỘT/ CẦN VỌT”

Trong Gia Định thành thông chí (quyển 2: Sơn xuyên chí, mục Hà Tiên trấn) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng, Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019 (ở sau gọi tắt là bản dịch PHQ 2019) có đoạn sau đây:

“Cần Bột cảng [cảng Kampot], cách trấn thự 165 dặm rưỡi về phía tây, rộng 49 trượng, sâu 5 thước, có sở thủ ngự Đồ Bà ở đó. Dòng suối tuôn dài, cây cối xanh tốt, trước là đất trống của người Man Lão, dân Việt đến ở lập thành xóm thôn Tiên Hương; hiện nay người Cao Miên, người Hoa, người Đồ Bà đông đúc, có phố chợ nhỏ[1]. Ở đầu nguồn, nơi sách [srok] An Phủ Ghê của Cao Miên có nhà công vụ ở chỗ giáp giới, là nơi dành cho sứ Xiêm La, Chân Lạp ghé họp nghỉ.” (tr.122) read more

Cao Văn Nghiệp – “GIA ĐỊNH KINH” LÀ GÌ?

Trong Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Gia Định, mục Kiến trí duyên cách) của Quốc Sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Nguyễn Tạo 1959[1] có các đoạn sau đây:

“Xưa nước Phù-nam 扶 南 sau bị Chân-lạp thôn tính, gọi là Thủy Chân-lạp, gọi là Giản-phố-trại 柬 埔 寨. Đầu năm Kỷ-vị (1739) vua Thái-tông Hiếu-triết-Hoàng-Đế (bản triều) mệnh tướng mở biên cảnh, lập đồn dinh ở Tân-mỹ. Năm mậu-dần (1758) (sic) vua Hiển-Tông-Minh Hoàng-Đế[2] lại mệnh Thống-suất chưởng-cơ Nguyễn-hữu-Cảnh kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia-định lấy xứ Sài-côn làm huyện Tân-bình, dựng dinh Phiên-trấn đặt chức Giám-quân cai-bộ và ký-lục để cai trị, năm Bính-thân (1776) bị Tây-sơn hãm lấy. Năm Định-dậu (1777) Thế-tổ Cao-Hoàng-Đế cử binh Long-xuyên thu phục Sài-côn[3]. Năm Kỷ-hợi (1780) vua khiến tu định địa-đồ lập địa-giới dinh Phiên-trấn. Năm canh-tuất (1790) bắt đầu đắp thành Bát-quái trên gò cao thôn Tân-khai, tổng Bình-dương gọi là Gia-định-Kinh. Niên hiệu Gia-long nguyên-niên (1802) cải tên phủ Gia-định làm trấn Gia-định đặt Trấn quan để thống trị[4]. Năm thứ 7 cải làm Gia-định thành đặt một Tổng-trấn, 1 Hiệp-tổng-trấn và 1 Phó-tổng-trấn thống trị trấn Phiên-an, Biên-hòa, Định-tường, Vĩnh-thanh, Hà-tiên, lại kiêm lãnh trấn Bình-thuận ở xa nữa. read more

Cao Văn Nghiệp – CHEK CHVEA/ CHUỐI JAVA/ CHUỐI HỘT (?)

Theo một số trang mạng tiếng Khmer, ចេកជ្វា (Google phiên âm là “chek chvea” và dịch là “chuối Java”) là một loại chuối có hình dáng giống ចេកណាំវ៉ា (chek navea)[*] nhưng trái chứa nhiều hột to, khi chín khó ăn. Chuối này được trồng để lấy lá và thân; trái non được dùng làm món dưa chua thơm ngon. Về mục đích y học, chuối Java có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, trái già có thể dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày. read more

Cao Văn Nghiệp: TIỂU-CÂU ĐỒ-BÀ & RẠCH CHÀ VÀ

TIỂU-CÂU ĐỒ-BÀ & RẠCH CHÀ VÀ

Trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Nha Văn hoá, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, 1972) có các đoạn sau đây nói về huyện Vĩnh An thuộc trấn Vĩnh Thanh:

“HUYỆN VĨNH-AN

Nguyên trước là tổng nay đổi làm huyện, lãnh 2 tổng, 81 thôn, phường; phía đông giáp huyện Vĩnh-bình lấy từ ngư-câu ngang đến tiểu-câu Đồ-bà[1] rồi đến cửa sông Cái-bồn làm giới-hạn; phía tây giáp phủ Nam-vang Cao-miên lấy cửa sông Tiền-giang ngang đến thượng-khẩu Hậu-giang làm giới hạn; phía nam giáp huyện Vĩnh-định lấy thượng-khẩu Hậu-giang xuống đến cửa sông Cái-bồn làm giới hạn; phía bắc lấy thượng-khẩu Tiền-giang bao cả những cù lao Cái Vừng, bãi Tê, bãi Tân, bãi Ngưu, bãi Long ẩn, Cai-nga, Tân-phụng, Vĩnh-long đến bờ nam nửa sông cái làm giới hạn. read more

Cao Văn Nghiệp – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 5 người khác.

Yêu thích  · 1 giờ  ·

Cá Vàng – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG… | Facebook

4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Trong sách Gia Định thành thông chí (Quyển 2: Sơn xuyên chí, mục Trấn Vĩnh Thanh) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có các đoạn sau đây:

“Long Sơn châu (tục gọi là cù lao Cái Vừng)[848], ở thượng lưu sông Tiền, dài 47 dặm, lồi lõm góc cạnh giống như đầu rồng, phía đông cách đạo thủ mới Tân Châu 5 dặm rưỡi, cách trấn lỵ về phía tây 174 dặm rưỡi, thôn Phú Lâm ở đó[849], kế bên đông có Tán Dù châu [cù lao Long Khánh][850], lại về đông có Đồ Bà châu [cù lao Chà Và[851], [ba cù lao] bày hàng chữ nhất mà theo thứ bực lớn nhỏ. Nơi đây rừng tre um tùm, đường sông thông nhau, bờ phía tây là đồn mới Tân Châu, bờ phía đông là đồn mới Chiến Sai, bờ phía bắc là đồn mới Hùng Ngự [Hồng Ngự], là nơi quan ải được địa thế hùng mạnh hiểm yếu.” (tr.113) read more

Trương Thái Du – Cây mè vừng hồ ma

Thái Du Trương

9 phút  · 

#Mè#Vừng

Cây mè/vừng được du nhập từ Tây Á vào Á Đông ở thời Hán, nên tên gọi cổ xưa nhất của nó là Hồ ma 胡麻 (cây mè xứ Hồ). Do biến âm a/e, Ma 麻 miền nam Việt Nam đọc thành Mè, tương đồng với một số ngữ chi Mân Việt. Cự thắng 苣蕂 (ghép bởi Thắng 勝 và bộ Thảo đầu) hoặc Xưng 䕝 (ghép bởi Xưng 稱 và bộ Thảo đầu) là tên khác của Mè ghi trong các cổ tịch hàn lâm như Loại Thiên, Tập Vận. Vừng ở miền bắc là âm Đường Tống trung đại từ chữ Thắng và/hoặc Xứng. read more

Đào Thái Sơn – MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ TẾT TRUNG THU

Hằng năm cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch thì mọi người trên khắp các vùng miền đất nước ta lại hân hoan tổ chức đón tết Trung Thu. Trẻ em cũng như người lớn đều chung vui, chào đón nghi lễ này theo phong tục từ ngàn xưa truyền lại. Ở các trường học, học sinh được phát quà bánh, tham gia các trò chơi dân gian và được nghe kể về sự tích Tết Trung Thu. Nhưng hầu hết các thầy cô giáo hay cán bộ văn hóa đều cho rằng nghi lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa ! Và Tết Trung Thu ở Việt Nam như chịu ảnh hường hoàn toàn từ nền văn hóa của họ ! Sự thật của vấn đề như thế nào, trong bài viết ngắn này chúng tôi xin nêu vài ý như sau. read more