ĐỊA DANH CẦN ĐĂNG Ở AN GIANG

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.

Yêu thích  · 26 Tháng 2, 2023  · 

ĐỊA DANH CẦN ĐĂNG Ở AN GIANG

Trong bài CẦN ĐĂNG (đăng ngày ngày 23 tháng 2 năm 2019), tác giả Nguyễn Thanh Lợi cho biết:

“Địa danh Cần Đăng được Việt hóa từ Kandal, tên một tỉnh của Campuchia, ôm trọn thủ đô Phnôm Pênh. Trong tiếng Khmer nó có nghĩa là “miền Trung” hay “trung tâm”, gần giống với nghĩa của địa danh Châu Thành. Hình bên dưới là tượng Ta Khmau nằm ở cửa ngõ vào Phnôm Pênh, thuộc địa bàn tỉnh Kandal. Cầu và đường Cần Đăng nằm trên quốc lộ 22B, thị trấn Tân Biên (Tây Ninh), cách cửa khẩu Xa Mát không xa. An Giang cũng có xã Cần Đăng, rạch Cần Đăng, chợ Cần Đăng, trường PTTH Cần Đăng thuộc huyện Châu Thành. Đây là một hiện tượng “dịch chuyển” địa danh thú vị, cả về cách phiên âm lẫn không gian của địa danh.” (https://www.facebook.com/nguyenthanh.loi.1/posts/pfbid02JfPSkM3soiqQxoubbnV68ULHtcB7r14B2mAoE7EdWvnH5zQnpqWjsUoZnrLZJ5TCl) read more

ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 9 Tháng 4, 2023  · 

ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU

Trong bài “Cù lao Mây – Điểm du lịch miệt vườn hấp dẫn ở Vĩnh Long” có đoạn sau đây:

“Nhắc đến những cù lao trên Sông Hậu, không thể không nhắc đến Cù lao Mây ở Vĩnh Long. Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành thuộc địa phận hai xã: Lục Sĩ Thành ở phía Nam và Phú Thành ở phía Bắc của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Với không khí trong lành mát mẻ, sông nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng sẽ làm cho bạn nhớ mãi vùng đất này. read more

HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER

Đào Thái Sơn

20 Tháng 4  · 

HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER

Cá sấu là loài bò sát, thường ngụ cư ở những nơi đầm lầy, sông suối, với dã tính hung hãn và sự nguy hiểm của nó luôn là mối đe dọa cho con người. Chính vì vậy, mà đối với loài vật này, từ xa xưa nhiều dân tộc đã tìm nhiều cách khống chế nó để loại trừ tai họa, song song đó xác lập tín ngưỡng thờ phượng hòng lôi kéo thế lực này về phía mình để giam bớt những gì bất ổn từ nó gây ra. Sự kết nối này, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã trở thành nhiều nếp của đời sống tinh thần xung quanh biểu tượng và những câu chuyện kể. Điều này, ta thấy rất rõ trong văn hóa dân gian của người Khmer. read more

CỘT CHÈO MŨI & CỘT CHÈO LÁI

Hồi xưa ghe nào cũng có chèo và cột chèo (cũng gọi là cọc chèo), ít lắm là một cột chèo và một cây chèo để chèo. Cột chèo và cây chèo kết nối nhau bằng quai chèo. Vì ghe nào cũng có chèo nên ca dao mới có câu:

Qua tới đây không cưới được cô Hai mầy,

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy… qua chèo trở vô!

Ở xã Tân Hưng – Long Phú , có chùa Bâng Cro Chắp Thmây

Chuyến này, tôi đi qua 1 số bưng ở Sóc Trăng. Xin tặng thầy Cá Vàng

Ở xã Tân Hưng – Long Phú , có chùa Bâng Cro Chắp Thmây. Trong đó “bâng” đã đc dịch thành “bưng”. “Cro Chắp” ក្រចាប់ nghĩa là : trái ấu ( củ ấu ). “Thmây” là mới.

Nơi đây có thể dịch là “bưng ấu” 😁

Nói thêm về từ “cro chắp” ក្រចាប់ có vẻ nghĩa đen là cái móc. Tức trái ấu như là cái móc vậy. read more

CẦN XÉ & ĐỊA DANH CẦN XÉ

Trong Từ điển Từ ngữ Nam Bộ (Nxb Khoa học xã hội, 2007), tác giả Huỳnh Công Tín cho biết:

“Cần xé (dt) một loại giỏ lớn bằng tre đan khít, miệng rộng, đáy sâu và hơi hẹp lại, có quai xách hai bên, dùng đựng trái cây, hoặc hàng hoá bất kì. “Phải vác vôi bột đựng trong cần xé, vôi bột ăn vào da thịt con người gây lở lói”. (Sơn Nam)”.

Trả lại tên cho cửa sông Long Hậu (Tây viết sai là : Cung Hầu)

Dạo gần đây , tui ít có hứng viết. Phần vì ko còn ôm laptop , bài này phải viết bằng phone.

Có lẽ tui là người ko chịu tin hoàn toàn vào sách , và tui phải đi kiểm chứng lại. Sức chạy 1 ngày 550km vẫn còn tàm tạm (lần này Trà Vinh – Sóc Trăng= 570km). Lại gặp may mắn.

CÁ CÓC

Theo Wikipedia, Cá cóc hay cá cóc sông, tiếng Thái: ปลาตะโกก (Danh pháp khoa học: Cyclocheilichthys enoplos là một loài cá trong họ Cá chép Cyprinidae. Đây là một trong số ít thủy sản đặc hữu thuộc lưu vực sông Mekong (như cá tra dầu, cá hô, cá vồ cờ, cá bông lau…). Ở Việt Nam thường ẩn nấp nơi vực sâu xoáy nước, trụ cầu hoặc bến phà hay gốc cây ngầm, dọc sông Tiền và sông Hậu, theo một số thợ câu chuyên nghiệp ở Vĩnh Long, Bến Tre. Đây là một loại cá đặc sản, quý hiếm ở sông Tiền. (https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_c%C3%B3c) read more