Cao Văn Nghiệp – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 5 người khác.

Yêu thích  · 1 giờ  ·

Cá Vàng – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG… | Facebook

4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN

Trong sách Gia Định thành thông chí (Quyển 2: Sơn xuyên chí, mục Trấn Vĩnh Thanh) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có các đoạn sau đây:

“Long Sơn châu (tục gọi là cù lao Cái Vừng)[848], ở thượng lưu sông Tiền, dài 47 dặm, lồi lõm góc cạnh giống như đầu rồng, phía đông cách đạo thủ mới Tân Châu 5 dặm rưỡi, cách trấn lỵ về phía tây 174 dặm rưỡi, thôn Phú Lâm ở đó[849], kế bên đông có Tán Dù châu [cù lao Long Khánh][850], lại về đông có Đồ Bà châu [cù lao Chà Và[851], [ba cù lao] bày hàng chữ nhất mà theo thứ bực lớn nhỏ. Nơi đây rừng tre um tùm, đường sông thông nhau, bờ phía tây là đồn mới Tân Châu, bờ phía đông là đồn mới Chiến Sai, bờ phía bắc là đồn mới Hùng Ngự [Hồng Ngự], là nơi quan ải được địa thế hùng mạnh hiểm yếu.” (tr.113) read more

Trương Thái Du – Cây mè vừng hồ ma

Thái Du Trương

9 phút  · 

#Mè#Vừng

Cây mè/vừng được du nhập từ Tây Á vào Á Đông ở thời Hán, nên tên gọi cổ xưa nhất của nó là Hồ ma 胡麻 (cây mè xứ Hồ). Do biến âm a/e, Ma 麻 miền nam Việt Nam đọc thành Mè, tương đồng với một số ngữ chi Mân Việt. Cự thắng 苣蕂 (ghép bởi Thắng 勝 và bộ Thảo đầu) hoặc Xưng 䕝 (ghép bởi Xưng 稱 và bộ Thảo đầu) là tên khác của Mè ghi trong các cổ tịch hàn lâm như Loại Thiên, Tập Vận. Vừng ở miền bắc là âm Đường Tống trung đại từ chữ Thắng và/hoặc Xứng. read more

Các địa danh: cù lao Chà Và, cù lao Tản Dù, cù lao Cái Vừng

Không có mô tả ảnh.

Cù lao Chà Và

Lê Ngọc Quốc

Cù lao Chà Và:

– Địa bạ An Giang 1836 cụ Nguyễn Đình Đầu dịch:

* Phủ Tuy Biên- Huyện Đông Xuyên- Tổng An Thành có thôn Long Khánh;

ở 2 xứ Chà Và Châu, Tản Dù Châu.

– Đông giáp sông, giáp thôn An Phong (tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường).

– Tây giáp sông và địa phận thôn Long Sơn.

– Nam giáp sông.

– Bắc giáp sông.

Nay Cù lao Long Khánh, gồm 2 xã Long Khánh A và B thuộc huyện Hồng Ngự. read more