Cao Văn Nghiệp – “GIA ĐỊNH KINH” LÀ GÌ?

Trong Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Gia Định, mục Kiến trí duyên cách) của Quốc Sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Nguyễn Tạo 1959[1] có các đoạn sau đây:

“Xưa nước Phù-nam 扶 南 sau bị Chân-lạp thôn tính, gọi là Thủy Chân-lạp, gọi là Giản-phố-trại 柬 埔 寨. Đầu năm Kỷ-vị (1739) vua Thái-tông Hiếu-triết-Hoàng-Đế (bản triều) mệnh tướng mở biên cảnh, lập đồn dinh ở Tân-mỹ. Năm mậu-dần (1758) (sic) vua Hiển-Tông-Minh Hoàng-Đế[2] lại mệnh Thống-suất chưởng-cơ Nguyễn-hữu-Cảnh kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia-định lấy xứ Sài-côn làm huyện Tân-bình, dựng dinh Phiên-trấn đặt chức Giám-quân cai-bộ và ký-lục để cai trị, năm Bính-thân (1776) bị Tây-sơn hãm lấy. Năm Định-dậu (1777) Thế-tổ Cao-Hoàng-Đế cử binh Long-xuyên thu phục Sài-côn[3]. Năm Kỷ-hợi (1780) vua khiến tu định địa-đồ lập địa-giới dinh Phiên-trấn. Năm canh-tuất (1790) bắt đầu đắp thành Bát-quái trên gò cao thôn Tân-khai, tổng Bình-dương gọi là Gia-định-Kinh. Niên hiệu Gia-long nguyên-niên (1802) cải tên phủ Gia-định làm trấn Gia-định đặt Trấn quan để thống trị[4]. Năm thứ 7 cải làm Gia-định thành đặt một Tổng-trấn, 1 Hiệp-tổng-trấn và 1 Phó-tổng-trấn thống trị trấn Phiên-an, Biên-hòa, Định-tường, Vĩnh-thanh, Hà-tiên, lại kiêm lãnh trấn Bình-thuận ở xa nữa. read more

NHỮNG ĐỊA DANH MANG YẾU TỐ “GÒ” Ở TÂY NINH

Địa danh ở Tây Ninh rất phong phú và đa dạng, một trong số đó là những địa danh được cấu tạo từ yếu tố địa hình cộng với đặc điểm của nó. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi xin giới thiệu một số địa danh mang yếu tố “Gò” và những câu chuyện văn hóa xung quanh nó.

Hiện này ở địa bàn tỉnh Tây Ninh còn tồn tại khá nhiều các địa danh hành chính và địa danh dân gian với yếu tố “Gò + X”, chẳng hạn như Gò Dầu, Gò Chùa, Gò Ngải, Gò Kén, Gò Nổi, Gò Chẹt, Gò Chót Mạt…Trong số những cái gò này thì Gò Dầu hiện là địa danh hành chính cấp huyện. Theo Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Huyện thuộc Tây Ninh từ sau 30-4-1975 gồm có tt. Gò Dầu và 8 xã Phước Trạch, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Cẩm Giang, Phước Thạnh, Thanh Phước, Bàu Đồn, Phước Đông. Cuối năm 2004, huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh có các đơn vị hành chính trực thuộc trên đây” (sđd, trang 409, NXB Chính trị Quốc gia – 2008). Cũng xin nói thêm trước khi là huyện Gò Dầu hiện nay, nơi đây có tên là Gò Dầu Hạ gồm ba tổng Mỹ Ninh, Triêm Hóa và Giai Hóa. Năm 1954 Gò Dầu Hạ nhập vào Trảng Bàng. Năm 1955 lập trở lại và năm 1959 Gò Dầu Hạ chia thành hai quận là Hiếu Thiện và Khiêm Hanh. Ngoài Gò Dầu Hạ còn có Gò Dầu Thượng, đó chính là xã An Thạnh của huyện Bến Cầu ngày nay. read more

Về địa danh Gò Công

Brian Wu đang  cảm thấy Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi … cùng Lê Ngọc Quốc và 4 người khác.

Yêu thích  · 25 Tháng 5, 2017  · San Jose, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  · 

Về địa danh Gò Công

Mình xưa nay ai mê sử miền Nam cũng đều có đọc qua thuyết Gò Công tức “gò có nhiều con công đậu”. Nhưng khi mình tra bộ Hoàng Việt, thì lại có tới 2 địa danh Gò Công. Một là địa danh thuộc dinh Trấn Biên (Biên Hòa) mà ngày nay ở quận 9 TP HCM. Và địa danh còn lại là Gò Công nay thuộc tỉnh Tiền Giang. read more

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.

Yêu thích  · 16 Tháng 10, 2023  · 

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:

“32.400 tầm, giữa đường đi qua rạch Cái Phác, Cái Chuột, Cai Trung, Láng Xáo, Láng Biều đến Láng Luận, Tràm Dung, Láng Bến Giá Rai, Ba Sài, đều có nhà cửa của dân Cao Miên. Nhánh bên phải thì đến Láng Bàu Sen, chung quanh đều có dân cư, đến Rạch Dừa, Ô Rô, qua rạch Lão Đội, hai bên bờ đều có dân cư, đường này cây liễu nước mọc rậm rạp, phía phải đều ruộng muối, đến nhiệm sở đạo Long Xuyên. Ở đây có miếu Hội Đồng, phía đông là nhà cửa của người Kinh, người Hoa rất đông đúc, phía tây là nhà cửa của người Cao Miên nhưng thưa thớt. Từ bên nam đạo này đi qua ngả ba rạch Kênh Đào: Nhánh trái chuyển xuống hướng đông đi qua rạch Cái Ngang rồi thông ra đồn cửa biển Ghềnh Hàu, đồn ở phía trái [84a] cửa biển…” (tr.337) read more

ĐỊA DANH “GÀNH HÀO” & CÂY BÙ HÚT

Trong Gia Định thành thông chí (Quyển 2, mục Trấn Hà Tiên) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có đoạn sau đây:

“Hào Ky cảng [cảng Gành Hào], làm ranh giới cực đông của trấn, cách phía đông đạo Long Xuyên 120 dặm rưỡi, phía tây nam hợp với dòng thượng lưu cảng Bồ Đề, tây bắc đổ ra cảng Đốc Huỳnh, đông nam chảy quanh quẹo 109 dặm rưỡi đến cảng Ba Thắc. Trong khoảng đó nhiều mương rạch thông nhau, nguồn lợi rừng đầm dùng hoài không ngớt.” (tr.124) read more

Gò Công

Theo Lê Trung Hoa:

Gò Công là địa điểm ở phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Gò Công cũng là thị xã của tỉnh Tiền Giang, diện tích 32,1km2, dân số 51.200 người (2006), gồm 5 phường và 4 xã. Trước ngày 30 – 4 – 1975, Gò Công là tỉnh, sau chia làm hai huyện là Gò Công Đông và Gò Công Tây. Gò Công Đông là phần phía đông của tỉnh Gò Công. Gò Công Tây là phần phía tây của tỉnh Gò Công.
Gò Công vốn có nghĩa là “gò có nhiều công đậu” trước đây, nên các cụ ngày xưa dịch ra chữ Hán là Khổng Tước khâu (“gò chim công”). read more

Gò Quao

Gò Quao là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang.
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B2_Quao

Theo Lê Trung Hoa:

Gò Quao là huyện của tỉnh Kiên Giang, diện tích 424,3km2, dân số134.400 người (2006), gồm một thị trấn và 10 xã. Gò Quao vốn có nghĩa là “gò có nhiều cây quao”. Quao là “giống cây lá có chất nhuộm màu đen”.*

Trong khi đó, tiếng Khmer gọi Gò Quao là អំពាចវែង /Âmpéach Vêng/ là mương nước dài hoặc cống dài. read more