Trương Thái Du – Cây mè vừng hồ ma

Thái Du Trương

9 phút  · 

#Mè#Vừng

Cây mè/vừng được du nhập từ Tây Á vào Á Đông ở thời Hán, nên tên gọi cổ xưa nhất của nó là Hồ ma 胡麻 (cây mè xứ Hồ). Do biến âm a/e, Ma 麻 miền nam Việt Nam đọc thành Mè, tương đồng với một số ngữ chi Mân Việt. Cự thắng 苣蕂 (ghép bởi Thắng 勝 và bộ Thảo đầu) hoặc Xưng 䕝 (ghép bởi Xưng 稱 và bộ Thảo đầu) là tên khác của Mè ghi trong các cổ tịch hàn lâm như Loại Thiên, Tập Vận. Vừng ở miền bắc là âm Đường Tống trung đại từ chữ Thắng và/hoặc Xứng. read more

Bà Đau gốc là – ផ្ដៅ – phđau – nghĩa là cây mây

Đào Thái Sơn

Yêu thích  · 1 ngày  · 

Ở xã An Thạnh (Gò Dầu Thượng) huyện Bến Cầu có xóm Bà Đau. Đây không phải là nhân danh mà là mộc danh thành địa danh. Bà Đau gốc là – ផ្ដៅ – phđau – nghĩa là cây mây. Nơi đây, xưa mây mọc rất nhiều, bà con hay đến chặt về làm vật gia dụng.

Cầu Thúc Múc xã Long Thuận huyện Bến Cầu – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

3 ngày  · 

Xã Long Thuận huyện Bến Cầu có cầu Thúc Múc. Tên này xuất phát từ tiếng Khmer là Thmup – ធ្មប់ – nghĩa là phù thủy, người chuyên luyện bùa ngải để thư ếm người khác. Xa xưa nơi con rạch biên giới này, có người Thmup ở nên dân gian mới lưu truyền như thế.

Xóm Moat stưng (មាត់ស្ទឹង)-làng vàm cửa sông, đọc chệch âm lâu ngày thành Mặc Dưng, Mặc cần dưng

Sok Kha Mo Ni

3 giờ  · 

1. Chùa pres stưng, (ព្រះស្ទឹង)-sông có phật. Xây dựng năm 1937

2. Xóm Moat stưng (មាត់ស្ទឹង)-làng vàm cửa sông, đọc chệch âm lâu ngày thành Mặc Dưng, Mặc cần dưng.

3. Ấn tượng với chiếc xe chuyển bệnh mang tên pres stưng.

ព្រះ (adj) to be holy, sacred, divine; excellent, distinguished, superior (commonly used as a prefix before nominals referring to members of the royal family, Buddhist priests, the Buddha, God, and certain deified elements, such as earth and fire; where it serves as an honorific particle)

() the Buddha, God; celestial / holy being

() title of a high official in the Cambodian court

IPA: /preah/
ស្ទឹង () small river, stream

IPA: /stɨŋ/
មាត់ () edge, rim, border, bank, shore (of a river, lake, sea)

() mouth (and by extension, any action which is accomplished by or with the mouth); opening (e.g. of a jar); passageway

() voice; speech; utterance, word.

(v) to talk (loudly), utter, speak (noisily); to call out

IPA: /moat/

ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 9 Tháng 4, 2023  · 

ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU

Trong bài “Cù lao Mây – Điểm du lịch miệt vườn hấp dẫn ở Vĩnh Long” có đoạn sau đây:

“Nhắc đến những cù lao trên Sông Hậu, không thể không nhắc đến Cù lao Mây ở Vĩnh Long. Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành thuộc địa phận hai xã: Lục Sĩ Thành ở phía Nam và Phú Thành ở phía Bắc của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Với không khí trong lành mát mẻ, sông nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng sẽ làm cho bạn nhớ mãi vùng đất này. read more

Mắm bò hóc

Mắm bò hócpò hoócprahok hay pro hoc (tiếng Khmer: ប្រហុក, chuyển tự prâhŏkIPA: [prɑːhok]) là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là  nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam thực hiện. Đây là một loại thực phẩm tiêu biểu trong ẩm thực Khmer.

Mỹ Xuyên

Mỹ Xuyên là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.

Chữ Hán: 美川 Mỹ Xuyên : dòng sông đẹp.

Tiếng Khmer gọi Mỹ Xuyên là / បាយឆៅ / Bay Chhau /, tức xứ Cơm Sống.

  • បាយ ( n ) [baay] : cơm, thức ăn
  • ឆៅ ( adj ) [cʰav] : sống, chưa chín

Tham khảo sự tích Bãi Xàu:

http://hoisuhoctphcm.com.vn/2013/12/thuong-cang-bai-xau-xua-va-nay/

Do rạch Bãi Xàu có từ lâu đời nên – cùng với cả vùng đất này – có rất nhiều tên gọi[3]. Trước năm 1757, vùng đất này còn thuộc Thủy Chân Lạp nên được gọi là “Bày-chau”, tiếng Việt phiên âm là “Bãi Xàu”. Truyện cổ Khmer kể về sự tích nàng Chanh vốn là cung phi của vua Thủy Chân Lạp, bị vua nghi oan cho quân lính đuổi bắt. Nàng giong thuyền chạy từ sông Hậu, theo rạch Bãi Xàu để chạy ra cửa biển Mĩ Thanh. Đến chỗ giáp nước (thị trấn Mĩ Xuyên ngày nay) nàng dừng lại nấu cơm nhưng cơm chưa kịp chín thì quan quân đã đuổi đến nơi, nàng phải bỏ nồi cơm sống mà chạy tiếp, giữa đường nàng vất hết tư trang, kể cả cái ống nhổ bằng vàng. Khi quan quân đuổi ra tới cửa biển thì nàng cùng đường, phải nhảy xuống sông tự tử. Từ đó sông này được gọi là vàm nàng Chanh, người Việt nói trại thành “Mĩ Thanh”. Chỗ nàng bỏ nồi cơm sống gọi là “Bày-chau” (nghĩa là [xứ] “cơm sống”), chỗ nàng vứt cái ống nhổ gọi là “Cần Tho” (ống nhổ), người Việt nói trại thành “Dù Tho”[4]. read more

Mỹ Tho

Tiếng Khmer gọi Mỹ Tho là មេ-ស / Mésâ / /Mê Sor/ /Mỳ Xó/ /Me Sar/, nghĩa là cô gái có nước da trắng.

Đa số tư liệu cho rằng Mỹ Tho là do người Việt dựa theo cách đọc មេស Mê Sor của người Khmer mà thành. Và họ đều cho rằng មេស nghĩa là xứ Nàng Trắng (xứ sở có cô gái trắng đẹp).

Mang Thít

Mang Thít là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long. Mang Thít xưa có tên gọi là Măng Thít hay Mân Thít.

Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Mang Thít là: កំពង់តែអុង / Kâmpóng Tê’ŏng / hoặc / Kampong Tea Ong/, có thể là Bến Ấm Trà?