ĐỊA DANH BÔNG TRANG – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

ĐỊA DANH BÔNG TRANG

Bông Trang hiện nay là tên một ấp của xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu – Tây Ninh. Ấp này nằm cặp trên Quốc lộ 22, nếu đi từ hướng trung tâm Thành phố Tây Ninh thì qua địa phận Cẩm Giang là tới.

Trước khi nói tới địa danh Bông Trang, xin sơ lược một chút về xã Thạnh Đức. Thạnh Đức là một trong những thôn làng xưa của đất Tây Ninh. Làng này tính ra là được thành lập cùng thời với Thanh Phước, Phước Trạch… được người Việt khai mở sau khi đặt chân lên vùng Quang Hóa xưa. Theo Từ điển Địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Thôn thuộc tổng Triêm Hóa, huyện Quang Hóa, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định, triều Thiệu Trị, Tự Đức. Đầu thời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt thanh tra Tây Ninh, rồi Quang Hóa, rồi Trảng Bàng, rồi lại Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng thuộc hạt tham biện Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc tỉnh Tây Ninh. Từ 1903 thuộc quận Trảng Bàng cùng tỉnh. Từ sau 1956 gọi là xã thuộc quận Gò Dầu Hạ cùng tỉnh. Từ 1959 thuộc quận Khiêm Hanh cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Là tên xã hiện nay” (sđd, trang 1137-1138, NXB Chính trị quốc gia – 2008). read more

VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 10 người khác.

Yêu thích  · 5 Tháng 4, 2023  · 

VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

1/. TRÔM là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Cây này có lá chẻ và hoa có mùi hơi hôi. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B4m) read more

CÂY TRÔM & VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

Cá Vàng — với Nguyễn Thanh Lợi và 5 người khác.

Yêu thích  · 25 Tháng 4, 2021  · 

CÂY TRÔM & VÀI ĐỊA DANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRÔM

TRÔM là một loài thực vật thuộc chi Trôm trong họ Trôm. Cây này có lá chẻ và hoa có mùi hơi hôi. Loài này có nguồn gốc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Mủ trôm, hay còn gọi là nhựa trôm, là dịch tiết ra từ cây trôm. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo. Mủ trôm có màu trắng, dạng thạch đặc, vón thành từng cục như sương sa. Mủ trôm được sử dụng làm thức uống giải khát, giải độc và chống táo bón do có thành phần chất xơ cao có khả năng trương nở lên gấp từ tám đến mười lần trong nước và kết dính cặn bã độc hại trong ruột già, tăng lượng phân và nhu động ruột. Mủ trôm góp phần cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cảm giác no và điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường. Ngoài ra, nhờ tính dính nên nhựa trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ. (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%B4m) read more

CÁ TRÈN & ĐỊA DANH TRÀ ÔN

Cá trèn: tên khoa học là Ompok hypophthalmus; tên tiếng Khmer là “trei traon” (ត្រីត្រឱន), trong đó: “trei” (ត្រី) là cá, “traon” (ត្រឱន) là tên loài cá đang xét. Cái tên “traon” gợi nhớ đến một số địa danh TRÀ ÔN. Ví dụ như: – rạch và cầu Trà Ôn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; – sông/ rạch và huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “TRÀ VINH” LÀ GÌ?

Trong cuốn Gia Định thành thông chí (quyển 2) của Trịnh Hoà Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có lời dịch sau đây:

“Chà Vang giang [sông Trà Vinh], rộng 13 tầm, sâu 5 tầm, ở phía tây sông Cổ Chiên, nơi đây có đặt sở thủ ngự Quang Phục, người Việt và người Khmer sinh sống, chợ phố liên tiếp, thuyền buôn tụ hội, là góc biển đông đảo nhất vùng. Trước là vùng đất thuộc Cao Miên, năm Canh Tý thứ 3 [1780], vì có việc cần phải trưng dụng dân phu quân lính mà tù trưởng Ốc nha Suốt phủ Chà Vang ương ngạnh không theo lịnh…” (tr.101) read more

Trà Cú

Theo wikipedia:

Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm của huyện là thị trấn Trà Cú.

Tiếng Khmer gọi Trà Cú là ថ្កូវ / tkəv, thkuv /, cây gáo trắng

Theo blogcaycanh.vn

Cây gáo, còn được gọi là cây thiên ngân, và một số loài như gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn, là cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê Rubiaceae. read more

Trà Vinh

Theo wikipedia:

Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer /Préah Trapéang/ có nghĩa là nơi tìm được tượng Phật bằng đá trong ao nước.
Sự tích này không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên.
/Trapéang/ được Hán Việt hóa thành âm /Trà Văn/, sau bị nói trại thành Trà Vinh.
Trong Monographie de la Province de Trà Vinh (1903) ở trang 6 và trang 34, có chép chuyện ao tên Préah Trapéang. Có một ông hoàng Chân Lạp chạy nạn, đến đây thuyền bị chìm, nhờ Phật độ nên thoát hiểm. Quốc vương lập chùa thờ Phật để tạ ơn, trong chùa có một cái ao to. Ao này nay vẫn còn ở xã Đôn Hóa (làng Lương Sa/ Luông Sa). read more

Tri Tôn

Tri Tôn là một huyện miền núi có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang.

Theo wikipedia thì:

  • Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer là Xà Tón (Xvayton).
  • Theo lời kể dân gian ngày xưa nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi xây chùa người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo) sau này nói chạy là Xà Tón và nay là Tri Tôn.
  • read more

    Trà Ôn

    Trà Ôn là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long.

    • Theo Lê Trung Hoa:Bên cạnh người Kinh, các dân tộc thiểu số cũng dùng tên người để đặt địa danh, như Trà Ôn (< Tà Ôn: ông Ôn), Nha Mân (Oknha Mân: ông quan Mân), Ba Thê (Tà Thner), Buôn Ma Thuột (làng cha anh Thuột), buôn Hduk (họ Hdơk), buôn Ktla (họ Ktla), Plei Bak (làng ông Bạc),…
    • Theo Báo Vĩnh Long:Trà Ôn là sông có nhiều cây môn…
    • Theo chú giải trong Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài ĐứcTrà Ôn giang (茶溫江). Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký tên sông Trà Ôn do đọc trại theo tên Khơ-me Traòn mà ra.

    Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Trà Ôn là: កំពប់តែអុង / Kâmpób Tê’ŏng / /Kampup Tea Ong/, làm đổ ấm trà của ông lớn.

    • កំពប់ ( v ) [kɑmpup] : tràn ra, rơi rớt
    • តែ ( n ) [tae]: trà, chè
    • អុង ( n ) [ʔoŋ]:
      • ông, ngài (gọi người cấp cao)
      • cái bình nước lớn

      Lưu ý: ở đây người viết chỉ giới hạn nội dung ở việc dịch nghĩa từ ngữ, không thảo luận các vấn đề xung đột dân tộc!

      Trở lại với thuyết của báo Vĩnh Long và Trương Vĩnh Ký, cho rằng Trà Ôn là cách gọi trại của từ cây khoai môn hoặc do tiếng Khmer là Traòn mà ra. read more