Tên cây hiếm gặp đã đi vào địa danh Nam Bộ

 LÊ TRUNG HOA  NGÔN NGỮ HỌC  11 THÁNG 11 2015  LƯỢT XEM: 8885

Tên cây hiếm gặp đã đi vào đỊa danh Nam Bộ

Ở Nam Bộ có hàng chục cây thuộc loại hiếm tùy theo vùng. Cho nên khái niệm hiếm cũng tương đối.

Bảy Thưa là khu rừng to án ngữ phía nam Láng Linh, thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang xưa, là căn cứ chống Pháp của Trần Văn Thành từ năm 1867 đến 1873. Bảy Thưa còn là tên rạch ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu GiangBảy Thưa là “loài cây thuộc họ mãng cầu mọc ở vùng nước nổi, bông dài như bông dâu, trái tròn”. read more

Tên cây gốc Khmer trong địa danh Nam Bộ

(Lê Trung Hoa,Kiến thức ngày nay, số 908, ngày 1-11- 2015, tr. 16, 17 và 26)

Sau hơn 300 năm cộng cư với người Khmer, người Việt đã tiếp thu một số từ chỉ tên các loại cây của người Khmer cho tiện việc sử dụng. Nhiều tên cây đã biến thành địa danh nên dù cây đã không còn nhưng vẫn tồn tại trong địa danh.

An Ka là làng ở tỉnh Sóc Trăng. An Ka gốc Khmer Bâng Ansna, nghĩa là “bưng cây chà là”. read more

Địa danh Việt Nam mang thành tố Trà

  1.Trong địa danh Việt Nam có hàng chục đơn vị mang thành tố Trà ở trước. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số ít gốc Việt và Hán Việt; đa số bắt nguồn từ các ngôn ngữ dân tộc anh em.

             2.1. Trước hết  là  thành tố Trà gốc thuần Việt.

Trà Mi là huyện cũ của tỉnh Quảng Nam. Tháng 6-2003, chia làm hai huyện Bắc Trà Mi và Nam Trà Mi. Trà Mi  là loại “cây thuộc loại hoa hồng, hoa trắng hoặc đỏ, không thơm, trồng làm cảnh”. Thành tố Trà này không phải là từ Hán Việt. read more

Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ

Từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương trong địa danh Nam Bộ

Lê Trung Hoa

Trong địa  danh Nam Bộ có hàng trăm từ cổ, từ lịch sử, từ địa phương. Trong bài này, chúng tôi chỉ nêu một số địa danh mang các từ tiêu biểu.

            2.1. Trước hết là từ cổ. Từ cổ là những từ được sử dụng ngày xưa, nay được thay thế bằng nhừng từ đồng nghĩa tương ứng.

2.1.1.Đầu tiên là từ chỉ đơn vị đo lường. read more

Địa danh tên Miên

NGƯỜI VIỆT GỐC MIÊN

Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Phát hành: 1969
Số trang: 276

Giới thiệu: Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khơ-me tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây, tính đến 1965. Đó là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17. Người Việt gốc Miên theo đạo Phật, tu theo ngành Tiểu Thừa, tiếng Việt gọi là Nguyên Thủy. Nhà sư Miên không ăn chay như người Việt tu theo ngành Đại Thừa và sống bằng lối khất thực nghĩa là đi nhận thức ăn của các tín đồ dân cúng mỗi ngày. Theo lời Phật dạy thì sống cách nào cũng xong miễn là tu hành đúng đắn thì kết quả cũng được lên Niết Bàn. Vì thế, giới tu hành Việt gốc Miên ăn mặn như người ngoài đời chỉ có điều khác hơn là không tự tay giết con vật để ăn, người khác giết cho mình ăn thì được… read more

Địa danh An Giang

Post date: Mar 13, 2012 3:58:47 AM

ĐỊA DANH AN GIANG

Hứa Kim Oanh, ĐH Sư Phạm tp.HCM (8/2011)

Địa danh vùng đất An Giang có từ khi nào và thay đổi bao nhiêu lần qua thời gian? Những ai người An Giang có bao nhiêu người biết đến, những ai từng đến An Giang có khi nào hỏi đến? Tên gọi nào cũng có gốc tích của nó và tên gọi vùng đất An Giang này có nhiều điều đáng nói đến.

LÀNG Ở LONG XUYÊN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Hội Khoa học lịch sử An Giang

27 Tháng 7, 2019  · 

LỊCH SỬ 230 NĂM TỪ THỦ ĐÔNG XUYÊN ĐẾN TP LONG XUYÊN

+THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC

+BÀI 26:LÀNG Ở LONG XUYÊN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

Trần Hoàng Vũ

Khu vực thành phố Long Xuyên ngày nay có lẽ đã được khai phá từ lâu, với tư cách là vùng phụ cận của đạo Đông Khẩu (thành lập năm 1757). Tuy nhiên, đến năm 1789, chúa Nguyễn Ánh mới thiết lập tại vùng này một thủ sở mà Đại Nam nhất thống chí gọi là thủ cũ Đông Xuyên. read more

Vài nét về địa danh ở tỉnh An Giang

 LÊ TRUNG HOA
 
  17 THÁNG 7 2014

http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4861%3Avai-net-v-a-danh-tnh-an-giang&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=vi

1.An Giang là một tỉnh ở miền Tây đồng bằng sông Cửu Long, diện tích đứng hàng thứ tư (3.536,8 km2), sau ba tỉnh Kiên Giang (6.346,3 km2), Cà Mau (5.331 km2) và Long An (4.493 km2). Nhưng về dân số, An Giang đứng hạng nhất với 2.149.200 người, trong đó dân tộc Khmer có 86.592 người, chiếm 3,9% dân số của tỉnh. Do đó, bên cạnh đa số địa danh thuần Việt và Hán Việt, có một số địa danh gốc Khmer. read more