Trả lại tên cho cửa sông Long Hậu (Tây viết sai là : Cung Hầu)

Dạo gần đây , tui ít có hứng viết. Phần vì ko còn ôm laptop , bài này phải viết bằng phone.

Có lẽ tui là người ko chịu tin hoàn toàn vào sách , và tui phải đi kiểm chứng lại. Sức chạy 1 ngày 550km vẫn còn tàm tạm (lần này Trà Vinh – Sóc Trăng= 570km). Lại gặp may mắn.

BÔNG SÚNG/ BUNG SÚNG

Mặc dù bông súng là loài thực vật thuỷ sinh mọc hoang rất nhiều ở miền Tây sông nước, nhưng khi nhắc đến bông súng thì nhiều người nhớ đến 2 câu cao dao sau đây:

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Có một điều đặc biệt nữa ở Đồng Tháp mà chúng tôi muốn nói trong bài viết ngắn này là, hiện nay ở xã Tân Hoà, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có một con rạch tên Bông Súng. Vào năm 1890, con rạch này nằm trên địa bàn làng Định Hoà, tổng An Trường, hạt Cần Thơ. Và trên Bản đồ địa hình hạt Cần Thơ 1890, con rạch này được ghi là “R. Bung Súng”. (https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b53167076b/f1) read more

ĐỊA DANH “NGẢ BÁT” & “NGẢ CẠY”

Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Quyển thứ nhứt) 1895, tác giả Huình Tịnh Paulus Của giảng về Bát và Cạy như sau (xin trích những đoạn có liên quan):

– “Bát: Tám, khiến thuyền đi bên tay mặt. Tiếng trợ từ. Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi qua tay mặt, hay là bên cọc chèo mũi, thì kêu là bát, khiến đi bên phía tay trái hay là bên cọc chèo bánh, thì kêu là cạy. Cái Bát: Tên riêng ngã rạch ở về phía tay mặt thuộc hạt Tây ninh. Ngã bát: Ngã phải đi bát.” (mục từ “捌 Bát”, tr.40) read more

SLA PANG LÀ GÌ?

Hiện nay ở ấp La Bang Chùa, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có ngôi chùa Phật giáo Nam tông tên tiếng Khmer là SLA PANG (ស្លាប៉ាង), tên tiếng Việt là LA BANG.

Mò mẫm trên mạng chúng tôi thấy trong một bài viết về lâm sản, mục Phụ phẩm làm thuốc, có nêu tên cây sla pang (ស្លាប៉ាង) và bộ phần dùng làm thuốc là lá. (https://choukhmer.wordpress.com/…/classification-of…/) read more

CÁ TRÈN & ĐỊA DANH TRÀ ÔN

Cá trèn: tên khoa học là Ompok hypophthalmus; tên tiếng Khmer là “trei traon” (ត្រីត្រឱន), trong đó: “trei” (ត្រី) là cá, “traon” (ត្រឱន) là tên loài cá đang xét. Cái tên “traon” gợi nhớ đến một số địa danh TRÀ ÔN. Ví dụ như: – rạch và cầu Trà Ôn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; – sông/ rạch và huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Ô MÔI VÀ ĐỊA DANH Ô MÔI

Ô MÔI, tên khoa học Cassia grandis L.f., là cây gỗ trung bình, cao trung bình 10 – 20 m, lá kép lông chim với 8 – 20 đôi lá chét. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài, màu hồng, rất đẹp. Có lẽ do màu hoa mà tên tiếng Hán của cây ô môi là “Hồng hoa thiết đao mộc” (紅花鐵刀木). Trong thi ca Việt Nam có lẽ thi sĩ Việt Châu là người đầu tiên viết về “Hoa ô môi”. Xin trích 4 câu:

ĐÔI ĐIỀU VỀ TỪ XẼO 沼

Theo Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam quấc âm tự vị (ĐNQÂTV) 1896, 刟 XẺO là “Cắt hớt, cắt lấy một thẻo” và 沼 XẼO là “Đàng nước vắn vắn, ngọn rạch nhỏ, như cái cựa gà”. (tr.579)

Gần đây có nhà căn cứ vào lời giảng trên mà cho rằng:

“…người miền Nam thường mắc lỗi phát âm không phân biệt thanh điệu, như thanh điệu “dấu ngã” đọc thành thanh điệu “dấu hỏi”. read more

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “TRÀ VINH” LÀ GÌ?

Trong cuốn Gia Định thành thông chí (quyển 2) của Trịnh Hoà Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có lời dịch sau đây:

“Chà Vang giang [sông Trà Vinh], rộng 13 tầm, sâu 5 tầm, ở phía tây sông Cổ Chiên, nơi đây có đặt sở thủ ngự Quang Phục, người Việt và người Khmer sinh sống, chợ phố liên tiếp, thuyền buôn tụ hội, là góc biển đông đảo nhất vùng. Trước là vùng đất thuộc Cao Miên, năm Canh Tý thứ 3 [1780], vì có việc cần phải trưng dụng dân phu quân lính mà tù trưởng Ốc nha Suốt phủ Chà Vang ương ngạnh không theo lịnh…” (tr.101) read more

CÁ CÓC

Theo Wikipedia, Cá cóc hay cá cóc sông, tiếng Thái: ปลาตะโกก (Danh pháp khoa học: Cyclocheilichthys enoplos là một loài cá trong họ Cá chép Cyprinidae. Đây là một trong số ít thủy sản đặc hữu thuộc lưu vực sông Mekong (như cá tra dầu, cá hô, cá vồ cờ, cá bông lau…). Ở Việt Nam thường ẩn nấp nơi vực sâu xoáy nước, trụ cầu hoặc bến phà hay gốc cây ngầm, dọc sông Tiền và sông Hậu, theo một số thợ câu chuyên nghiệp ở Vĩnh Long, Bến Tre. Đây là một loại cá đặc sản, quý hiếm ở sông Tiền. (https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_c%C3%B3c) read more