Kế Sách

Kế Sách là một huyện của tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.

Theo Vương Hồng Sển và Đào Văn Hội: Kế Sách xuất phát từ cách gọi của người Khmer là Khsach (Phnor Khsắt: Giồng Cát) đọc trại thành Kế Sách.

Tiếng Khmer: ខ្សាចំ /ksac/: cát

ខ្សាច់ () sand

IPA: /ksac/

https://kheng.info/search/?query=%E1%9E%81%E1%9F%92%E1%9E%9F%E1%9E%B6%E1%9E%85%E1%9F%8B

  • ខ្សា (n) [ksac] : cát sỏi
  • ចំ ( adj ) [cɑm]: thẳng đứng

https://en.wiktionary.org/wiki/%E1%9E%81%E1%9F%92%E1%9E%9F%E1%9E%B6%E1%9E%85%E1%9F%8B

Orthographic and Phonemicខ្សាច់
k̥ʰsāc´
WT romanisationkhsac
(standardIPA(key)/kʰsac/

Vietnamese: Kế Sách (a district) read more

Cà Mau

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mâu) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là តឹកខ្មៅ / Tœ̆k Khmau / “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước.

  • តឹក ( n ) [tək] : kho lúa, vựa, nhà kho, bồ lúa
  • ខ្មៅ ( adj ) [kmav] : màu đen

Vậy nói Cà Mau là “nước đen” có lẽ cũng không đúng lắm. Phải chăng là “cái kho lúa màu đen” hoặc “vựa lúa ở vùng đất đen”? read more

Mang Thít

Mang Thít là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long. Mang Thít xưa có tên gọi là Măng Thít hay Mân Thít.

Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Mang Thít là: កំពង់តែអុង / Kâmpóng Tê’ŏng / hoặc / Kampong Tea Ong/, có thể là Bến Ấm Trà?

Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km.

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh’leang của tiếng Khmer mà ra.

Srok tức là “xứ”, “cõi”, Kh’leang (ឃ្លាំង) là “kho”, “vựa”, “chỗ chứa bạc”. Srok Kh’leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là “Sốc-Kha-Lang” rồi sau đó thành Sóc Trăng. read more

Hồng Dân

Hồng Dân là một huyện phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu. Huyện Hồng Dân được đặt theo tên Trần Hồng Dân (1916-1946), người chiến sĩ cộng sản chống Pháp lúc bấy giờ.

Người Khmer gọi Hồng Dân là ក្បាលក្រពើ / Kbal Krâpeu / /Kbal Kropu/ /Kbal Kro Pơ/, tức Đầu Sấu.

  • ក្បាល ( n ) [kbaal] : cái đầu, phía trước
  • រពើ ( n ) [krɑpəə] : con cá sấu

Ở thành phố Cần Thơ có địa danh cầu Đầu Sấu, vàm Đầu Sấu. Phải chăng cũng có điểm tương đồng?


Hồng Dân ក្បាលក្រពើ Kbal Krâpeu Kbal Krâpeu Kbal Kropu Kbal Kro Pơ đầu sấu cá sấu. read more

Tiểu Cần

Tiểu Cần là một huyện nằm về phía tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sông Hậu.

Tiếng Khmer gọi Tiểu Cần là កញ្ចោង / Kânhchaông / hoặc [kɑɲcaoŋ] , tức là cái bành (kiệu) voi của vua quan.

bành voi, kiệu voi quân Angkor, Khmer cổ đại កញ្ចោង
Trận chiến trên lưng voi giữa vua Siam Naresuan và hoàng tử Miến (theo http://thairesidents.com/lifestyle/naresuan-museum-celebrates-rich-history/)

Bến Nghé

Bến Nghé là một địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bến Nghé nghĩa là bến sông có nhiều trâu hoặc chợ buôn bán trâu bên bờ sông. Sách sử triều Nguyễn gọi theo âm Hán Việt là Ngưu Chử.

Tiếng Khmer gọi Bến Nghé là កំពង់ក្របី / Kâmpóng Krâbei /.

  • កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng
  • ក្របី ( n ) [krɑbəy] : con trâu nước, đôi khi là con khỉ trong các truyện cổ Ramayana.

Bến Nghé bến sông có nhiều trâu hoặc chợ buôn bán trâu bên bờ sông Ngưu Chử កំពង់ក្របី
Bến sông có nhiều trâu (nguồn ảnh: thegioivanhoa.com.vn)

Tham khảo thêm địa danh Tân An và Long An, nơi được người Khmer gọi là bến sông có nhiều con bò, chợ buôn bán bò. read more

Trà Ôn

Trà Ôn là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long.

  • Theo Lê Trung Hoa:Bên cạnh người Kinh, các dân tộc thiểu số cũng dùng tên người để đặt địa danh, như Trà Ôn (< Tà Ôn: ông Ôn), Nha Mân (Oknha Mân: ông quan Mân), Ba Thê (Tà Thner), Buôn Ma Thuột (làng cha anh Thuột), buôn Hduk (họ Hdơk), buôn Ktla (họ Ktla), Plei Bak (làng ông Bạc),…
  • Theo Báo Vĩnh Long:Trà Ôn là sông có nhiều cây môn…
  • Theo chú giải trong Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài ĐứcTrà Ôn giang (茶溫江). Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký tên sông Trà Ôn do đọc trại theo tên Khơ-me Traòn mà ra.

Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Trà Ôn là: កំពប់តែអុង / Kâmpób Tê’ŏng / /Kampup Tea Ong/, làm đổ ấm trà của ông lớn.

  • កំពប់ ( v ) [kɑmpup] : tràn ra, rơi rớt
  • តែ ( n ) [tae]: trà, chè
  • អុង ( n ) [ʔoŋ]:
    • ông, ngài (gọi người cấp cao)
    • cái bình nước lớn

    Lưu ý: ở đây người viết chỉ giới hạn nội dung ở việc dịch nghĩa từ ngữ, không thảo luận các vấn đề xung đột dân tộc!

    Trở lại với thuyết của báo Vĩnh Long và Trương Vĩnh Ký, cho rằng Trà Ôn là cách gọi trại của từ cây khoai môn hoặc do tiếng Khmer là Traòn mà ra. read more