Lê Ngọc Quốc
ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU
Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.
Yêu thích · 9 Tháng 4, 2023 ·
ĐỊA DANH CÙ LAO MÂY TRÊN SÔNG HẬU
Trong bài “Cù lao Mây – Điểm du lịch miệt vườn hấp dẫn ở Vĩnh Long” có đoạn sau đây:
“Nhắc đến những cù lao trên Sông Hậu, không thể không nhắc đến Cù lao Mây ở Vĩnh Long. Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành thuộc địa phận hai xã: Lục Sĩ Thành ở phía Nam và Phú Thành ở phía Bắc của huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Với không khí trong lành mát mẻ, sông nước hữu tình, cảnh quan thơ mộng sẽ làm cho bạn nhớ mãi vùng đất này.
Về cách đọc tên địa danh Hán Nôm khi dịch các văn bản Hán Nôm Việt Nam xưa
Brian Wu đang cảm thấy Tiếng nước tôi tiếng mẹ ru từ thưở nằm nôi … cùng Lê Ngọc Quốc và 3 người khác.
ĐỊA DANH SA ĐÉC
Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 9 người khác.
Yêu thích · 28 Tháng 1, 2023 ·
ĐỊA DANH SA ĐÉC
Sa Đéc là tên sông/ rạch, tên chợ, tên xứ, tên hạt thanh tra, tên hạt tham biện, tên tỉnh, tên quận, tên thị xã, tên thành phố.
1/. Sông/ rạch Sa Đéc và Chợ Sa Đéc:
Sông/ rạch nầy được Lê Quang Định, trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 (ở sau viết tắt là HVNTDĐC 1806), quyển 1, quyển 2 và quyển 7 gọi là “沙[氵的]江” (Sa Đéc giang). Nếu chúng tôi không lầm thì chỉ có 1 lần duy nhất trên tờ 72b của quyển 2 chép là “沙[氵的]瀝” (Sa Đéc rạch). Chợ Sa Đéc, trong quyển 2 chép là “沙[氵的]市” (Sa Đéc thị).
Chân Lạp trong bộ Tùy Thư
Brian Wu đang cảm thấy có phúc cùng Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.
Yêu thích · 21 Tháng 9, 2022 ·
Chân Lạp trong bộ Tùy Thư
Bộ Tùy Thư 隋書 quyển 82 卷八十二 phần Liệt Man 47 列傳第四十七 chương Nam Man 南蠻 có viết về 4 quốc gia xưa là Lâm Ấp [林邑 Linyi], Xích Thổ [赤土 Chitu], Chân Lạp [真臘 Zhenla] và Bà Lợi [婆利 Poli] mà bạn có thể đọc phần Hán ngữ tại đây >> https://zh.m.wikisource.org/…/%E9%9A%8B%E6…/%E5%8D%B782.
VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG…
Hậu Kc Nguyễn
VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG…
Quê tôi ở miền Tây. Còn tôi sống ở Sài Gòn.
Quê ngoại tôi chỉ cách quê nội một nhánh Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, xưa ghe chèo nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. Mỗi ngày hàng chục lượt phà qua lại nối liền Cù Lao Giêng với thành phố Cao Lãnh, dân cù lao buôn bán quanh năm hay chợ búa hàng ngày từ lâu đã quen thuộc với thị tứ bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, ngày rước dâu chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên sông, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng con nít chỉ trỏ í ới…
THỊT KỲ ĐÀ
Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam
THỊT KỲ ĐÀ
Vùng Campuchia là nơi rất nhiều cá , đồng thời cũng là nơi sinh ra rất nhiều kỳ đà , hầu như trận truy quét nào chúng tôi cũng gặp kỳ đà , chúng sống dọc theo suối từ đầu nguồn đến cửa sông . Nhìn làn da sần sùi , hoa văn loang lổ , dáng vóc gớm giếc, cặp mắt lấc láo , thi thoảng lại lè cái lưỡi chẻ đôi như lưỡi rắn , nhiều lính thấy ghê không dám sờ vào chúng .
HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER
Đào Thái Sơn
HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER
Cá sấu là loài bò sát, thường ngụ cư ở những nơi đầm lầy, sông suối, với dã tính hung hãn và sự nguy hiểm của nó luôn là mối đe dọa cho con người. Chính vì vậy, mà đối với loài vật này, từ xa xưa nhiều dân tộc đã tìm nhiều cách khống chế nó để loại trừ tai họa, song song đó xác lập tín ngưỡng thờ phượng hòng lôi kéo thế lực này về phía mình để giam bớt những gì bất ổn từ nó gây ra. Sự kết nối này, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã trở thành nhiều nếp của đời sống tinh thần xung quanh biểu tượng và những câu chuyện kể. Điều này, ta thấy rất rõ trong văn hóa dân gian của người Khmer.
NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “ẤP CHÀ VÀ” Ở TRÀ VINH
Cá Vàng
Yêu thích · 4 Tháng 9, 2023 ·
NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “ẤP CHÀ VÀ” Ở TRÀ VINH
Theo Wikipedia tiếng Việt, xã Vĩnh Kim (thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) có 9 ấp: Chà Và, Trà Cuôn, Thôn Rôn, Cà Tum A, Cà Tum B, Giồng Lớn, Rẫy, Mai Hương, Vĩnh Cửu.
Trong bài “Nguồn gốc địa danh “Cà Tum” ở Trà Vinh” chúng tôi đã phỏng đoán như sau:
– Địa danh Trà Cuôn có thể do tiếng Khmer là “Trà-kuon” (ត្រកួន) nghĩa là rau muống.
ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”
Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.
Yêu thích · 16 Tháng 10, 2023 ·
ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”
Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:
“32.400 tầm, giữa đường đi qua rạch Cái Phác, Cái Chuột, Cai Trung, Láng Xáo, Láng Biều đến Láng Luận, Tràm Dung, Láng Bến Giá Rai, Ba Sài, đều có nhà cửa của dân Cao Miên. Nhánh bên phải thì đến Láng Bàu Sen, chung quanh đều có dân cư, đến Rạch Dừa, Ô Rô, qua rạch Lão Đội, hai bên bờ đều có dân cư, đường này cây liễu nước mọc rậm rạp, phía phải đều ruộng muối, đến nhiệm sở đạo Long Xuyên. Ở đây có miếu Hội Đồng, phía đông là nhà cửa của người Kinh, người Hoa rất đông đúc, phía tây là nhà cửa của người Cao Miên nhưng thưa thớt. Từ bên nam đạo này đi qua ngả ba rạch Kênh Đào: Nhánh trái chuyển xuống hướng đông đi qua rạch Cái Ngang rồi thông ra đồn cửa biển Ghềnh Hàu, đồn ở phía trái [84a] cửa biển…” (tr.337)