Mắm bò hóc, pò hoóc, prahok hay pro hoc (tiếng Khmer: ប្រហុក, chuyển tự prâhŏk, IPA: [prɑːhok]) là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam thực hiện. Đây là một loại thực phẩm tiêu biểu trong ẩm thực Khmer.
Thẻ: cá
Cá Thát Lát
Cá thát lát (danh pháp khoa học: Notopterus notopterus) là một loài cá nước ngọt, duy nhất của chi Notopterus trong họ Cá thát lát (Notopteridae). Ở Việt Nam, cái tên cá thác lác, hay còn gọi là phác lác, là một chữ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.
ស្លាត slaat : kind of medium-sized flat fish with many bones (Notopterus hapirat)
Một số loài cá ở Campuchia
ប្រភេទត្រីទឹកសាប នៅកម្ពុជា Các loại cá ở Campuchia
Một số dụng cụ đắt bắt cá truyền thống của Campuchia
ឧបករណ៍នេសាទបុរាណខ្មែរ តំណាងអត្តសញ្ញាណជាតិ។ចូររួមគ្នាថែរក្សានិងលើកស្ទួយវប្បធម៌ដូនតាឱ្យបានគង់រង្ស។
Thiết bị câu cá truyền thống Khmer đại diện cho bản sắc dân tộc. Cùng nhau giữ gìn và nâng cao văn hóa tổ tiên.
Một số từ ngữ liên quan tới cá trong tiếng Khmer
Đặt dớn
Dớn là một loại dụng cụ bắt cá phổ biến ở miền Tây.
សៃយ៉ឺន /sayyəən/
- (n) kind of fishing device in the form of a basket or long cage. It is submerged vertically in deep water
Cái lợp bắt cá
លប là dụng cụ bắt cá hình trụ
លប /lɔɔp/ phát âm rất giống lợp trong tiếng Việt
- (adv) secretly, stealthily, furtively
- (n) kind of cylindrical fish trap [plate 5]
- (v) to sneak around, spy upon; to do something secretly / stealthily / furtively.
Cái lợp bắt cá là một dụng cụ trước đây được ngư dân miền Tây hay sử dụng.
Cái lợp bắt cá លប
Cá Heo miền Tây
Cá heo nước ngọt
Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker, 1865. Đây là một loại cá nước ngọt sống chủ yếu tại vùng hạ lưu sông Mekong. Nhiều nhất là tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Môi trường sống của chúng thường là nơi có dòng chảy mạnh. Thức ăn chính là các loài giáp xác, côn trùng… ở tầng đáy sông, kênh.
Tiếng Khmer cũng gọi cá này với tên tương tự: cá heo?
Trà Ôn
Trà Ôn là tên một huyện ở tỉnh Vĩnh Long.
- Theo Lê Trung Hoa:Bên cạnh người Kinh, các dân tộc thiểu số cũng dùng tên người để đặt địa danh, như Trà Ôn (< Tà Ôn: ông Ôn), Nha Mân (Oknha Mân: ông quan Mân), Ba Thê (Tà Thner), Buôn Ma Thuột (làng cha anh Thuột), buôn Hduk (họ Hdơk), buôn Ktla (họ Ktla), Plei Bak (làng ông Bạc),…
- Theo Báo Vĩnh Long:Trà Ôn là sông có nhiều cây môn…
- Theo chú giải trong Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài ĐứcTrà Ôn giang (茶溫江). Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký tên sông Trà Ôn do đọc trại theo tên Khơ-me Traòn mà ra.
Theo link của viện ngôn ngữ Estonia thì tiếng Khmer gọi Trà Ôn là: កំពប់តែអុង / Kâmpób Tê’ŏng / /Kampup Tea Ong/, làm đổ ấm trà của ông lớn.
- កំពប់ ( v ) [kɑmpup] : tràn ra, rơi rớt
- តែ ( n ) [tae]: trà, chè
- អុង ( n ) [ʔoŋ]:
- ông, ngài (gọi người cấp cao)
- cái bình nước lớn
Lưu ý: ở đây người viết chỉ giới hạn nội dung ở việc dịch nghĩa từ ngữ, không thảo luận các vấn đề xung đột dân tộc!
Trở lại với thuyết của báo Vĩnh Long và Trương Vĩnh Ký, cho rằng Trà Ôn là cách gọi trại của từ cây khoai môn hoặc do tiếng Khmer là Traòn mà ra.