CỘT CHÈO MŨI & CỘT CHÈO LÁI

Hồi xưa ghe nào cũng có chèo và cột chèo (cũng gọi là cọc chèo), ít lắm là một cột chèo và một cây chèo để chèo. Cột chèo và cây chèo kết nối nhau bằng quai chèo. Vì ghe nào cũng có chèo nên ca dao mới có câu:

Qua tới đây không cưới được cô Hai mầy,

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy… qua chèo trở vô!

THÁ/ PHÁ & VÍ

Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huình Tịnh Paulus Của giảng về “cạy” 𢭄, “bát” 捌, “ví” 圍, “thá” 世 như sau:

“Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi qua tay mặt, hay là bên cọc chèo mũi, thì kêu là bát, khiến đi bên phía tay trái hay là bên cọc chèo bánh, thì kêu là cạy.” (tr.40)

“Thá ví: Tiếng kẻ cầm cày khiến trâu đi bên tả hay là bên hữu.” (tr.355)

CẦN XÉ & ĐỊA DANH CẦN XÉ

Trong Từ điển Từ ngữ Nam Bộ (Nxb Khoa học xã hội, 2007), tác giả Huỳnh Công Tín cho biết:

“Cần xé (dt) một loại giỏ lớn bằng tre đan khít, miệng rộng, đáy sâu và hơi hẹp lại, có quai xách hai bên, dùng đựng trái cây, hoặc hàng hoá bất kì. “Phải vác vôi bột đựng trong cần xé, vôi bột ăn vào da thịt con người gây lở lói”. (Sơn Nam)”.

BÔNG SÚNG/ BUNG SÚNG

Mặc dù bông súng là loài thực vật thuỷ sinh mọc hoang rất nhiều ở miền Tây sông nước, nhưng khi nhắc đến bông súng thì nhiều người nhớ đến 2 câu cao dao sau đây:

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Có một điều đặc biệt nữa ở Đồng Tháp mà chúng tôi muốn nói trong bài viết ngắn này là, hiện nay ở xã Tân Hoà, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp có một con rạch tên Bông Súng. Vào năm 1890, con rạch này nằm trên địa bàn làng Định Hoà, tổng An Trường, hạt Cần Thơ. Và trên Bản đồ địa hình hạt Cần Thơ 1890, con rạch này được ghi là “R. Bung Súng”. (https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b53167076b/f1) read more

ĐỊA DANH “NGẢ BÁT” & “NGẢ CẠY”

Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Quyển thứ nhứt) 1895, tác giả Huình Tịnh Paulus Của giảng về Bát và Cạy như sau (xin trích những đoạn có liên quan):

– “Bát: Tám, khiến thuyền đi bên tay mặt. Tiếng trợ từ. Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi qua tay mặt, hay là bên cọc chèo mũi, thì kêu là bát, khiến đi bên phía tay trái hay là bên cọc chèo bánh, thì kêu là cạy. Cái Bát: Tên riêng ngã rạch ở về phía tay mặt thuộc hạt Tây ninh. Ngã bát: Ngã phải đi bát.” (mục từ “捌 Bát”, tr.40) read more

SLA PANG LÀ GÌ?

Hiện nay ở ấp La Bang Chùa, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có ngôi chùa Phật giáo Nam tông tên tiếng Khmer là SLA PANG (ស្លាប៉ាង), tên tiếng Việt là LA BANG.

Mò mẫm trên mạng chúng tôi thấy trong một bài viết về lâm sản, mục Phụ phẩm làm thuốc, có nêu tên cây sla pang (ស្លាប៉ាង) và bộ phần dùng làm thuốc là lá. (https://choukhmer.wordpress.com/…/classification-of…/) read more

CÁ TRÈN & ĐỊA DANH TRÀ ÔN

Cá trèn: tên khoa học là Ompok hypophthalmus; tên tiếng Khmer là “trei traon” (ត្រីត្រឱន), trong đó: “trei” (ត្រី) là cá, “traon” (ត្រឱន) là tên loài cá đang xét. Cái tên “traon” gợi nhớ đến một số địa danh TRÀ ÔN. Ví dụ như: – rạch và cầu Trà Ôn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; – sông/ rạch và huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Ô MÔI VÀ ĐỊA DANH Ô MÔI

Ô MÔI, tên khoa học Cassia grandis L.f., là cây gỗ trung bình, cao trung bình 10 – 20 m, lá kép lông chim với 8 – 20 đôi lá chét. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài, màu hồng, rất đẹp. Có lẽ do màu hoa mà tên tiếng Hán của cây ô môi là “Hồng hoa thiết đao mộc” (紅花鐵刀木). Trong thi ca Việt Nam có lẽ thi sĩ Việt Châu là người đầu tiên viết về “Hoa ô môi”. Xin trích 4 câu:

ĐÔI ĐIỀU VỀ TỪ XẼO 沼

Theo Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam quấc âm tự vị (ĐNQÂTV) 1896, 刟 XẺO là “Cắt hớt, cắt lấy một thẻo” và 沼 XẼO là “Đàng nước vắn vắn, ngọn rạch nhỏ, như cái cựa gà”. (tr.579)

Gần đây có nhà căn cứ vào lời giảng trên mà cho rằng:

“…người miền Nam thường mắc lỗi phát âm không phân biệt thanh điệu, như thanh điệu “dấu ngã” đọc thành thanh điệu “dấu hỏi”. read more