NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “TRÀ VINH” LÀ GÌ?

Trong cuốn Gia Định thành thông chí (quyển 2) của Trịnh Hoà Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có lời dịch sau đây:

“Chà Vang giang [sông Trà Vinh], rộng 13 tầm, sâu 5 tầm, ở phía tây sông Cổ Chiên, nơi đây có đặt sở thủ ngự Quang Phục, người Việt và người Khmer sinh sống, chợ phố liên tiếp, thuyền buôn tụ hội, là góc biển đông đảo nhất vùng. Trước là vùng đất thuộc Cao Miên, năm Canh Tý thứ 3 [1780], vì có việc cần phải trưng dụng dân phu quân lính mà tù trưởng Ốc nha Suốt phủ Chà Vang ương ngạnh không theo lịnh…” (tr.101) read more

CÁ CÓC

Theo Wikipedia, Cá cóc hay cá cóc sông, tiếng Thái: ปลาตะโกก (Danh pháp khoa học: Cyclocheilichthys enoplos là một loài cá trong họ Cá chép Cyprinidae. Đây là một trong số ít thủy sản đặc hữu thuộc lưu vực sông Mekong (như cá tra dầu, cá hô, cá vồ cờ, cá bông lau…). Ở Việt Nam thường ẩn nấp nơi vực sâu xoáy nước, trụ cầu hoặc bến phà hay gốc cây ngầm, dọc sông Tiền và sông Hậu, theo một số thợ câu chuyên nghiệp ở Vĩnh Long, Bến Tre. Đây là một loại cá đặc sản, quý hiếm ở sông Tiền. (https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_c%C3%B3c) read more

CÁI TÁU

Người miền Tây hồi xưa có câu: “Lấy táu đong lúa chớ không ai lấy táu đong chữ”. “Táu” trong câu vừa nêu có thể hiểu là cái táu, tức dụng cụ dùng để thể tích. “Táu” cũng là đơn vị thể tích bằng “nửa giạ”.

Huình Tịnh Paulus Của 1896, trong Đại Nam quấc âm tự vị, dùng chữ “奏” (âm Hán Việt là “tấu”) để ghi âm TÁU và cho biết: “Cái táu [là] cái lường nhỏ bằng nửa giạ, đồ đong muối”. read more

ĐỊA DANH “LẤP VÒ” CÓ GỐC KHMER LÀ “TAK POR”?

Trong cuốn Tên gọi sự vật sông nước miền Tây Nam Bộ của Hồ Văn Tuyên (Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2023) có đoạn sau đây:

“Cửa Lấp Vò, sông Lấp Vò, kênh/ rạch Lấp Vò cũng nhiều giả thuyết tương tự như rạch Châu Đốc nói trên. Quan điểm (1), cho rằng “Lấp Vò” là xuất phát từ động tác của công việc trong nghề trám lấp chỗ rò của thuyền ghe, “rò” đã được nói chệch thành “vò”. Quan điểm này khó chấp nhận vì âm “r” người Nam Bộ không phát âm thành “v” mà chỉ thành “g”. Quan điểm (2) dễ chấp nhận hơn: “Lấp Vò” có gốc Khmer là “Tak Por”, nghĩa là trát thuyền.” (tr.133-134). read more

“KHEDOL” TRONG TIẾNG KHMER CÓ NGHĨA LÀ “GIÓ”?

Trong bài ‘Khedol theo dấu người xưa’ của Đào Thái Sơn đăng trên Tây Ninh Online có đoạn sau đây:

“Khedol có nguồn gốc từ tiếng Khmer [ខ្យល់ – Khdol ] nghĩa là “gió”, bởi khu vực này bị núi Bà và núi Phụng chắn ngang nên gió lùa vào rất nhiều, nhất là mùa gió bấc. Trước đây Khedol là một trong năm làng thuộc tổng Chơn Bà Đen lập năm 1865, gồm Ampil, Rùng, Thùng, Cà Nhum và Khedol.” (https://baotayninh.vn/khedol-theo-dau-nguoi-xua-a130978.html) read more

ĐỊA DANH “CÁI RĂNG” Ở CẦN THƠ

Cái Răng là tên rạch, tên xứ, tên chợ, tên chợ nổi, tên quận, tên thị trấn… nay thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ.

Rạch Cái Răng là một chi lưu của rạch (cũng gọi là sông) Cần Thơ. Vàm Cái Răng cách vàm Cần Thơ khoảng 6 km. Rạch Cái Răng có một chi lưu là rạch Cái Răng Bé, nhưng Chợ nổi Cái Răng lại nằm trên rạch Cần Thơ. Rạch Cái Răng, Lê Quang Định trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 (Quyển 7) chép là “Cái Răng rạch” 丐𪘵瀝 (tờ 1010-(74b)); trong đó chữ “Răng” 𪘵 gồm bộ “xỉ” 齒 bên trái và chữ “lăng” 夌 bên phải. read more

ĐỊA DANH BẠC LIÊU – VÀI NGHI VẤN

Bạc Liêu là tên chợ, trên rạch, tên quận (poste administratif), tên hạt tham biện (arrondissement), thường gọi tắt là hạt, tên tỉnh (province), tên thị xã…

Chúng tôi chưa biết chợ Bạc Liêu được thành lập từ năm nào, chỉ thấy tên chợ Bạc Liêu được ghi nhận trong cuốn Niên giám Nam Kỳ 1870 in năm 1869 (Annuaire de la Cochinchine Française pour l’anné 1870, Saigon, Imprimerie du Gouvernement, Saigon, 1869).

Lúc đó các chợ Sốc Trăng, Bãi Xào, Đại Ngãi, Bạc Liêu read more

ĐỊA DANH “LONG CHỮ” Ở TÂY NINH

1/- Trong Từ điển địa danh hành chính Nam bộ (Nxb Chính trị Quốc gia, 2008), tác giả Nguyễn Đình Tư viết về địa danh hành chính này như sau:

“Long Chữ – Thôn thuộc tg.Giai Hoá, h.Quang Hoá, p.Tân Bình, t.Gia Định từ năm Minh Mạng thứ 19. Trải qua triều Thiệu Trị, Tự Đức, đến đầu Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt tht.Trảng Bàng rồi Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng, đổi thuộc hạt thb.Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc t.Tây Ninh. Thập niên 20 thế kỷ XX thuộc q.Thái Bình, cùng tỉnh. Năm 1942 đổi thuộc q.Châu Thành, cùng tỉnh. Sau 1956 gọi là xã, vẫn tổng cũ, đổi thuộc q.Phước Ninh, cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 đổi thuộc h.Bến Cầu, t.Tây Ninh. Là tên xã hiện nay.” (tr.553) read more