Châu Đốc

Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Châu Đốc lại từng là tỉnh lỵ của tỉnh Châu Đốc cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, Châu Đốc lại là lỵ sở của toàn bộ tỉnh An Giang vào thời nhà Nguyễn độc lập.

Chữ Hán viết là 朱篤 Chu Đốc nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Tương tự như 朱江 Chu Giang đọc thành Châu Giang.

  • 朱 chu: màu đỏ
  • 篤 đốc: trung hậu, dốc sức, nguy cấp

Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/

  • មាត់ ( n ) [moat]
    • cái miệng
    • cạnh, đường viền, bờ biển
    • tiếng nói
  • ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn.

Từ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ trước nay thường được giảng nghĩa là Miệng Heo.

Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក) là tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer.

Dựa trên các nghĩa của chữ មាត់ Moat, ngoài nghĩa xứ Miệng Heo nghe có vẻ tối nghĩa, có thể suy đoán thêm các nghĩa khác như: xứ tiếng heo, xứ có tiếng heo kêu la, xứ bờ sông heo …

Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc.

Mật Luật (密律): Theo Vương Hồng Sển, Mật Luật là âm đọc trại của tiếng Khmer: Meát Chruk tức xứ Miệng Heo (Châu Đốc).

Có thể địa danh Châu Đốc xuất phát từ cách người Việt dựa trên tiếng Khmer của từ ជ្រូក [cruuk] – Chơ rúc – Chơ đốc ?

Các tài liệu cũ và một số người theo chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia vẫn gọi tỉnh An Giang là tỉnh មាត់ជ្រូក Moat Chruk, tức tỉnh Châu Đốc.

An Giang phiên âm (không theo nghĩa) theo tiếng Khmer là អាងយ៉ាង hoặc អានយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ] hoặc អាន [ʔaaŋ] , យ៉ាង [yaaŋ]), được sử dụng phổ biến tại Việt Nam để chỉ tỉnh An Giang.

[googlemaps https://www.google.com/maps/embed?pb=!1m18!1m12!1m3!1d125459.37788352343!2d104.93404615322147!3d10.687693396797513!2m3!1f0!2f0!3f0!3m2!1i1024!2i768!4f13.1!3m3!1m2!1s0x310a26a5c48cb379%3A0x6fc7a0cf9abf3c8f!2zQ2jDonUgxJDhu5FjLCBBbiBHaWFuZywgVmlldG5hbQ!5e0!3m2!1sen!2ssg!4v1719223225264!5m2!1sen!2ssg&w=600&h=450]

Cá heo nước ngọt, cá heo miền Tây

Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây (có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker), trong tiếng Khmer cũng được gọi tương tự như tiếng Việt là cá (cổ?) heo.

កញ្ជ្រូក /kɑɲcruuk/

  • ក /kɑɑ/: cái cổ
  • ជ្រូក [cruuk]: con heo, lợn.

Cá nược

Cá nược (cá ông nược) (tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải) trước đây rất phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc và sông Hậu đoạn qua huyện An Phú, tỉnh An Giang. Loài động vật này đôi khi cũng rất dạn dĩ, có thể đùa giỡn với người bơi xuồng trên sông.

Ở vùng An Phú, Châu Đốc người ta hay gọi loài vật này là ông nược hoặc cá heo.

Định nghĩa của từ មាត់ /moat/ trong tiếng Anh như sau:

  • មាត់
    • (n) edge, rim, border, bank, shore (of a river, lake, sea)
    • (n) mouth (and by extension, any action which is accomplished by or with the mouth); opening (e.g. of a jar); passageway
    • (n) voice; speech; utterance, word.
    • (v) to talk (loudly), utter, speak (noisily); to call out
    • IPA: /moat/

Như vậy, មាត់ /moat/ không chỉ mang nghĩa là miệng, cửa sông mà còn mang các nghĩa: mé sông, bờ sông, bãi sông; giọng nói, tiếng nói; nói lớn tiếng, thốt lên, la làng, kêu gọi.

Từ đó, có thể suy diễn មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ ngoài nghĩa là miệng heo, cũng có thể mang nghĩa khác:

  • miệng sông có cá heo (cá nược)
  • cửa sông có tiếng heo kêu (tiếng kêu của cá nược)
  • tiếng heo kêu (tiếng cá nược kêu)

Do đó ជ្រូក [cruuk] (heo, lợn) trong មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ không phải nói trực tiếp về con heo, loài vật trên cạn, mà nó chỉ gián tiếp nói đến tiếng kêu của con heo thôi.

Và con vật phát ra tiếng heo kêu trên sông Châu Đốc ấy chính là cá nược.

Loài cá nược khá phổ biến ở khu vực sông Châu Đốc thuở xa xưa. Cá nược có tiếng kêu rất giống với tiếng kêu của con heo. Do đó nó còn được người Việt gọi là cá heo.

Vậy, có thêm một cách giải thích khác về មាត់ជ្រូក /moatcruuk/. Đó là miệng sông cá heomiệng sông có tiếng heo kêu.

Prek Moăt Chruk (ព្រែកមាត់ជ្រូក, tên gọi của sông Châu Đốc trong tiếng Khmer) là sông heo kêu, sông có tiếng heo kêu.

Xứ មាត់ជ្រូក /moatcruuk/ được gọi theo con sông cùng tên, tức là xứ Heo Kêu.

Cá heo nước ngọt hay còn gọi là cá heo miền tây có tên khoa học là Yasuhikotakia Modesta Bleeker កញ្ជ្រូក kɑɲcruuk

**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải

**cá nược** cá ông nược tên khác: cá heo nước ngọt, cá heo Irrawaddy sông Mekong, cá nược Minh Hải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *