CÁ TRÈN & ĐỊA DANH TRÀ ÔN

Cá trèn: tên khoa học là Ompok hypophthalmus; tên tiếng Khmer là “trei traon” (ត្រីត្រឱន), trong đó: “trei” (ត្រី) là cá, “traon” (ត្រឱន) là tên loài cá đang xét. Cái tên “traon” gợi nhớ đến một số địa danh TRÀ ÔN. Ví dụ như: – rạch và cầu Trà Ôn ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; – sông/ rạch và huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Nguồn: Cá Vàng

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02ULEre1BZmr5nSdg3mhN2PjjYacj38jorczZkjPp84LLocCZh36BmrUWFxfubPgHol

Sông/ rạch Trà Ôn, nay thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 (Quyển 7) chép là “斜温瀝” (Tà Ôn rạch), trong Gia Định thành thông chí 1820 (Quyển 2) chép là “茶温江” (Trà Ôn giang). Theo Di cảo Trương Vĩnh Ký, tên tiếng Khmer là “traòn”.

“Traòn” là gì? Trương Vĩnh Ký không viết chữ Khmer, cũng không thích nghĩa. Còn tác giả bài Ý nghĩa tên các địa danh ở miền Tây” giảng về địa danh Trà Ôn như sau:

“Nguồn gốc cái tên Trà Ôn từ tiếng Khmer là Traòn. Nghĩa từ đó là cây môn. Đơn giản vì vùng đất này trước đây có rất nhiều cây môn. Hiện Trà Ôn là địa danh thuộc tỉnh Vĩnh Long.”

Chúng tôi chưa biết “traòn” có phải là “cây môn” hay không, cũng chưa biết “con cá trèn” (trei traon/ ត្រីត្រឱន) có liên quan gì đến địa danh Trà Ôn hay không, rất mong quý vị và các bạn vui lòng trợ giúp. Xin chân thành cám ơn trước.

Nguyễn Thanh Lợi

Gốc Khmer Tray On Đeng, nghĩa là “cá trê” (Nguyễn Tấn Anh).

Cá Vàng

Nguyễn Thanh Lợi Cá trê/ Trey andeng / ត្រី អណ្តែង

Cá Vàng

CÁ LƯỠI TRÂU sầu ai méo miệng,

Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi!

Cá lưỡi trâu: tiếng Khmer lả “Trey andat chke”/ ត្រី អណ្តាត ឆ្កែ (dịch từng chữ là “cá lưỡi chó”)

Phi Hung Tang

Cá trèn và cá kết, là hai loại cá gây rất nhiều nhầm lẫn, nhiều khi người ta không phân biệt được ông nào là ông Trèn, ông nào là ông Kết, nên cách phân biệt khả dĩ nhất là phân biệt qua kích cỡ, ông nào bự con thì là ông Kết, ông nào ốm yếu nhỏ con thì là ông Trèn, chính cách phân biệt như vậy đã có sai sót, VD: cá Trèn loại lớn thì được gọi là cá Kết, và cá Kết loại nhỏ thì bị giáng xuống là ông Trèn, nhớ thuở xưa, bà Nội làm mắm cá Trèn thường nấu canh măng, lá bình bát, lá ớt trong vườn nhà, món canh măng chẳng có được một miếng thịt nhưng ngon và có mùi vị cá Trèn, mắm có màu hơi hồng hồng vì đuôi con này dài và có màu hồng, món ăn tuổi thơ này có ai còn nhớ không nhỉ

Phi Hung Tang

Nói thêm về món canh măng mắm cá trèn, ngoài những nguyên liệu đều hái trong vườn nhà như: măng, ớt, lá ớt, bình bát (loại cây dây leo, có trái hình dạng giống trái dưa leo, nhưng nhỏ hơn trái dưa leo, khi chín thì trái có màu hường hường hơi ngả sang màu đỏ, nhìn rất đẹp) thì còn một nguyên liệu đặc biệt nữa mà ngày nay ít thấy làm đồ ăn, đó là cây Xương rồng, cây này thường được trồng làm hàng rào, mỗi đốt của cây dài khoảng 30_40 cm, to bằng bắp tay người lớn, khi lấy làm đồ ăn thì chặt cái đốt còn non, mang về lấy dao gọt bỏ phần gai ở rìa, và cắt lát mỏng nhìn giống trái khế cắt khoanh, rồi đem nấu chung với măng và mắm cá trèn, chính cái xương rồng này hợp với măng và mắm cá trèn mà canh có mùi vị thơm ngon, món này bây giờ chắc ít người nấu vì ở quê không tìm đâu ra cá trèn để làm mắm, mà người ta thay bằng mắm cá linh, nhưng mùi vị không thơm ngon như trước đây

Cá Vàng

Đầu cá trèn và đầu cá kết (trey kes/ ត្រី កេស) khác nhau.

Cá Vàng

Cá trèn đầu ngắn, cá kết đầu thon dài hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *