Hồi xưa ghe nào cũng có chèo và cột chèo (cũng gọi là cọc chèo), ít lắm là một cột chèo và một cây chèo để chèo. Cột chèo và cây chèo kết nối nhau bằng quai chèo. Vì ghe nào cũng có chèo nên ca dao mới có câu:
Qua tới đây không cưới được cô Hai mầy,
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy… qua chèo trở vô!
Nguồn: Cá Vàng
Cột chèo trên ghe thuyền thường được bố trí như sau:
– Ghe 1 chèo (1 lái): cột chèo lái (cũng gọi là cột chèo bánh) ở bên trái.
– Ghe 2 chèo (1 mũi và 1 lái): cột chèo mũi ở bên phải, cột chèo lái ở bên trái.
– Ghe 3 chèo (2 mũi và 1 lái): cột chèo gần mũi nhất cũng ở bên phải, cột chèo lái cũng ở bên trái.
– …
Có lẽ vì vị trí các cột chèo thường được bố trí theo một quy ước chung như vậy nên Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam quấc âm tự vị 1895, mới giảng về CẠY BÁT 𢭄捌 như sau:
“Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi BÊN TAY MẶT, HAY LÀ BÊN CỌC CHÈO MŨI, thì kêu là bát, khiến đi BÊN PHÍA TAY TRÁI HAY LÀ BÊN CỌC CHÈO BÁNH, thì kêu là cạy.” (tr.40)
(Hình ảnh sưu tầm từ trên mạng. Khi nào “chộp” được hình ghe 4 chèo chúng tôi sẽ bổ sung)
TRANH “GHE HẦU”
Theo bức tranh “Ghe hầu” của Trần Tấn Tước 1930, cột chèo mũi nằm bên trái, cột chèo lái (cũng gọi là cột chèo bánh) nằm bên phải.
(https://saigoneer.com/…/17228-nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-v…)
Vậy có phải anh học trò Trần Tấn Tước đã vẽ sai vị trí các cột chèo?