ĐỊA DANH BẠC LIÊU – VÀI NGHI VẤN

Bạc Liêu là tên chợ, trên rạch, tên quận (poste administratif), tên hạt tham biện (arrondissement), thường gọi tắt là hạt, tên tỉnh (province), tên thị xã…

Chúng tôi chưa biết chợ Bạc Liêu được thành lập từ năm nào, chỉ thấy tên chợ Bạc Liêu được ghi nhận trong cuốn Niên giám Nam Kỳ 1870 in năm 1869 (Annuaire de la Cochinchine Française pour l’anné 1870, Saigon, Imprimerie du Gouvernement, Saigon, 1869).

Lúc đó các chợ Sốc Trăng, Bãi Xào, Đại Ngãi, Bạc Liêu

Nguồn: Cá Vàng

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02FPCf6FsTNbaW9ynihXe6DzWtb3sNLbedvu34qUZWmXRLz94ZB4ZoLxzFS3N5xMbal?cft[0]=AZWAcLK1uqDgNae3Q8O_WOEXCaf4MutaZ3_NjRhp-VjeB8pA9eAaV3pUHbWjgwNEbDiH0-R2–HFL5PgpIvEGj9uD_-PVERPzF9_SjJ56YFbOidkEbQdMoe_ysrHYbx8UcODoXyuUFumxDz1yLZf46KsdtjEZ9OjVXdeSqRQvVX0EpEMkVSqPPHXhA7QWIIV1olAVPZytQOpotRLcayt-RFH&tn=%2CO%2CP-R

(Nguyên văn: Marchés Soc-trang, Bay-xao, Dai-ngay, Bac-lieu) đều thuộc hạt thanh tra Sốc Trăng (Inspection de Soc-trang). Khoảng cuối năm 1882, quận Bạc Liêu được thành lập gồm 2 tổng Thạnh Hoà và Thạnh Hưng, lỵ sở đặt tại Bạc Liêu (theo Nghị định ngày 18/7/1882). Người được uỷ nhiệm cai quản quận Bạc Liêu là quan huyện người bản xứ. Đến khoảng đầu năm 1883, hạt Bạc Liêu được thành lập cũng gồm 2 tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng vốn thuộc hạt Sốc Trăng và 3 tổng Long Thuỷ, Quảng Long, Quảng Xuyên vốn thuộc hạt Rạch Giá, lỵ sở tại Bạc Liêu (theo Nghị định ngày 18/12/1882). Đầu năm 1990, hạt Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu (theo Nghị định ngày 20/12/1899).

Trong cuốn Nam Kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây in năm 1894 (La Cochichine et ses habitants: Provinces de l’Ouest, Saigon, Imprimerie Commerciale Rey, 1894), Bác sĩ J.C. Baurac cho rằng, châu thành Bạc Liêu nằm hai bên bờ rạch Bạc Liêu, cư dân bản địa gồm người Hoa, người Việt và người Miên, trong đó người Hoa chiếm phần lớn. (Bac-lieu (ville).- Situé sur les deux rives du rach Bạc-lieu… La population indigène est composée de Chinois, d’Annamites et de Cambodgiens; les Chinois sont en majorité…”) (p.372)

Trong cuốn Địa chí tỉnh Bạc Liêu ấn bản 1925 (Monographie de la province de Baclieu, Saigon, Imprimerie de l’Union Nguyễn Văn Của, 1925), Louis Girerd cho biết: Từ Bạc Liêu có nghĩa là “nghề đánh bắt cá – liều tranh” (Le mot Bacliêu signifiant pêcherie-chaume). (p.😎

Trong Tự vị tiếng nói miền Nam (Nxb Trẻ, 1999), cụ Vương Hồng Sển viết về địa danh Bạc Liêu như sau:

“Bạc Liêu: đd, tỉnh số 20 của N.V. đời Pháp thuộc, nơi sản xuất nhiều lúa gạo, muối, cá biển, tôm tép tươi và tôm khô. Có câu hát ví:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,

Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều châu.

Triều châu là người Triều Châu, vì thời Pháp, họ ở đây đông. Truy nguyên, Cơ Me gọi Bạc Liêu là Pô Loeu (Pô là cây Lâm Vồ, Phật nhập Niết Bàn dưới gốc cây này, nên người Miên rất trọng vọng và không dám đốn. Còn loeu là trên cao. Pô Loeu là chỗ, vùng có cây Bồ Đề (Lâm Vồ) cao nhứt.

Người Tiều đọc Pô Léo, âm ra tiếng ta là Bạc Liêu (bạc là mỏng, xấu, bạc bẽo). (Không nên nói Bắc Liêu, vì vốn ở về Nam trên bản đồ Việt Nam).

Pô Loeu, cũng viết Pô Loeuh.

Tỉnh Bạc Liêu nay là một phần của tỉnh Minh Hải (gồm Cà Mau và Bạc Liêu).” (tr.59)

VÀI NGHI VẤN

1. Nghi vấn về tên tiếng Khmer:

Theo Wikipedia tiếng Khmer, địa danh Bạc Liêu được viết là “ពលលាវ” (Google phiên âm là Pol Leav). (https://km.wikipedia.org/…/%E1%9E%96%E1%9E%9B%E1%9E%9B…)

Theo Từ điển Khmer Việt, ពល (Pol) là “Quân lính, lực lượng quân đội” và លាវ (Leav) là “Nước Lào”. Vậy ý nghĩa đích thực của địa danh ពលលាវ (Pol Leav) là gì? Có phải là quân lính người Lào không? Nếu là quân lính người Lào, vậy thì sự tích có liên quan như thế nào?

Còn nếu Bạc Liêu là “Pô Loeu” nghĩa là “chỗ, vùng có cây Bồ Đề (Lâm Vồ) cao nhứt” như lời của cụ Vương, vậy thì chữ Khmer viết ra sao? (Chúng tôi chỉ biết “Pô” nghĩa là cây bồ đề, chữ Khmer là ពោធិ៍).

2. Nghi vấn về tên chữ Hán/ chữ Nôm:

Hạt Bạc Liêu, trong cuốn Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục – San định năm Nhâm Thìn 1892 của Toà Thống đốc Nam Kỳ viết là “泊遼轄” (Tạm phiên âm: Bạc Liêu hạt). Lúc đó hạt Bạc Liêu gồm 5 tổng: 盛和 (Thạnh Hoà), 盛興 (Thạnh Hưng), 隆水 (Long Thuỷ), 廣隆 (Quảng Long), 廣川 (Quảng Xuyên).

Trên Bản đồ địa hình hạt Bac lieu 1898 (Plan topographique de l’arrondissement de Bac-Lieu 1896) ghi địa danh đang xét là “Bác-Liêu”. (https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b53029527s/f1.)

Bạc Liêu (tên hạt và tên chợ), trong cuốn Lịch Annam thông dụng trong Nam Kỳ 1899 của Toà Thông ngôn quan Thống đốc (Saigon, Nhà in Quản hạt, 1899) in là “Bắc-liêu”. Cũng theo cuốn này, “Chợ Bắc-liêu, tại làng Vỉnh Lợi, tổng Thanh-hoà.” (tr.180). Về tên làng và tên tổng, theo chúng tôi là Vĩnh Lợi (hồi xưa chữ Vĩnh thường bị viết sai thành Vỉnh) và Thạnh Hoà (trong mục “Số hiệu làng trong mỗi phần tổng” in “TỔNG THẠNH-HOÀ”). Về từ “Bắc” (trong Bắc Liêu) có thể là do trong bản tiếng Pháp viết là “Bac”, các tác giả Lịch Annam thông dụng trong Nam Kỳ 1899 ghi thêm dấu thanh sai thành “Bắc”, cũng có thể tên chữ Hán là “北” (Bắc) (xin xem thêm đoạn trích từ website Baidu ở dưới).

Như trên đã nói, địa danh Bạc Liêu được Louis Girerd 1925 giải thích là “pêcherie-chaume” (nghề đánh bắt cá – liều tranh).

Có lẽ Louis Girerd hiểu “Bạc” 薄 là nghề hạ bạc, nghĩa là nghề đánh bắt cá, nghề chài lưới; “Liêu” 寮 là mao liêu nghĩa là liều tranh.

Địa danh Bạc Liêu, Wikipedia tiếng Trung viết như sau:

“薄遼 (越南文: Bạc Liêu) 係越南一省, 省會薄遼市, 人口大約80萬.” (https://zh-yue.wikipedia.org/wiki/%E8%96%84%E9%81%BC)

Tạm phiên âm: Bạc Liêu (Việt Nam văn: Bạc Liêu) hệ Việt Nam nhất tỉnh, tỉnh hội Bạc Liêu thị, nhân khẩu đại ước 80 vạn.

Còn Baidu thì viết như sau:

“薄遼省 (越南語: Tỉnh Bạc liêu/漢喃文: 省北遼, 中國大陸譯作“薄寮省”, 是越南的一個省, 位於越南南方.” (https://baike.baidu.hk/…/%E8%96%84%E9%81%BC%E7…/7272345)

Tạm phiên âm: Bạc Liêu tỉnh (Việt Nam ngữ: tỉnh Bạc Liêu/ Hán Nôm văn: tỉnh Bắc Liêu), Trung Quốc đại lục tác “Bạc Liêu tỉnh, thị Việt Nam đích nhất cá tỉnh, vị ư Việt Nam nam phương.

Từ các thông tin trên, chúng tôi tạm suy ra rằng, địa danh Bạc Liêu được viết chữ Hán hoặc chữ Nôm là: 泊遼 (Bạc Liêu), 薄遼 (Bạc Liêu), 薄寮 (Bạc Liêu), 北遼 (Bắc Liêu), tức có 2 chữ 泊 và 薄 được dùng để ký âm “Bạc” và 2 chữ 遼 và 寮 được dùng để ký âm “Liêu”.

Vì trong 2 chữ “Bạc” 泊 và 薄, chỉ có chữ 薄 là có các nghĩa là “mỏng, xấu, bạc bẽo”, vậy thì có phải cụ Vương Hồng Sển muốn nói chữ “Bạc” trong địa danh Bạc Liêu chính là chữ “Bạc” 薄 này? Theo cụ Vương, người Triều “đọc” địa danh đang xét là “Pô Léo”, vậy người Tiều viết ra sao? Là 薄遼 hay là 薄寮?

3. Nghi vấn về nguồn gốc vay mượn:

Nếu quả thật địa danh đang xét bắt nguồn từ tiếng Khmer (tạm cho là “Pol Leav”) rồi từ tiếng Khmer đó người Tiều gọi là “Pô Léo”, sau cùng người Việt gọi là Bạc Liêu. Vậy thì xin hỏi, trong ngôn ngữ học gọi 2 cái nguồn đó (nguồn tiếng Khmer và nguồn tiếng Tiều) đó là gì?

Quy La

Góp vui : Có câu hát rằng :Bạc Liêu ăn cá bỏ đầu / Sài Gòn thấy vậy xỏ xâu đem về !

Phi Hung Tang

Quy La Anh ơi, em lại biết một “dị bản” của câu này Anh ạ. Các Ông các Bà ở Sài Gòn hay ở Nam Kỳ cách đây 60-70 năm trở về trước thì có rất nhiều người biết câu “Quảng Đông ăn cá bỏ đầu, Triều Châu thấy vậy xỏ xâu mang về”. Một câu nói thôi nó đã lột tả gần như gần hết sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo rồi, nó nói lên được sự khác biệt về tài sản giữa 2 dân tộc là người Tiều (Triều Châu) và người Quảng (Quảng Đông), nói lên sự hãnh diện của người giàu và sự khiêm tốn của người nghèo. Câu này hàm ý nói lên người Quảng đa phần là rất khá giả, có tiền, còn người Tiều thì khó khăn hơn nhiều. Vậy tại sao lại xảy ra cớ sự như vậy nhỉ? nhớ lại thuở ban đầu 2 dân tộc mình cùng sát cánh bên nhau, cùng thề non hẹn biển, cùng rời cố quốc với quyết tâm “phản Thanh phục Minh” sao bây giờ lại kẻ nghèo người giàu thế này? thôi thì cũng chỉ tại cái số, một số khá lớn anh Tiều phò Nguyễn Huệ, còn một số khá lớn anh Quảng lại phò Nguyễn Ánh, lúc đầu 2 người là chiến hữu tình như thủ túc, nhưng khi ra sa trường thì cố gắng giết chết chiến hữu cho bằng được mới thôi, cuối cùng thì Nguyễn Ánh cũng thắng Nguyễn Huệ, anh Tiều phải bỏ chạy thật xa để tránh bị tàn sát, còn anh Quảng thì được Nguyễn Ánh ưu tiên thuế khoán, cộng với bản tính thích buôn bán làm giàu nên anh Quảng đã giàu lại càng giàu hơn. Thật khổ thân cho tấm thân Tiều tụy, chạy bán sống bán chết, chạy vào vùng người Khmer Nam bộ ngày nay, thay tên đổi họ, vứt bỏ tiếng nói, làm những việc vô cùng cực khổ chỉ mong đổi lại bình yên không mất cái mạng, chính vì vậy mà ngày nay vào vùng người đồng bào Khmer ở Nam bộ thỉnh thoảng gặp các cô thiếu nữ Khmer da trắng như hột gà bóc, mắt 1 mí hoặc mí lót đẹp tựa Hằng Nga làm nhiều người trầm trồ, thắc mắc, nhưng họ đâu có biết được các em này chính là hậu duệ mà Ông cụ, Ông kị của họ là các quan lớn, quan triều đình, địa chủ … họ có cửu thuê thập thiếp mà thiếp nào nhan sắc cũng nghiêng bình đổ nước, chim bay cá tẩu. Một số người Tiều khác thì bỏ chạy sang tận xứ Nam Vang lập nghiệp và cùng với cộng đồng người Tiều di cư trước đó hình thành cộng đồng Triều Châu giàu khét tiếng nhưng ân oán xa xưa vẫn giữ canh cánh trong lòng một số người nên sau này VN có chiến tranh, người Quảng VN dạt qua bển làm ăn thường gặp rất nhiều rắc rối. Còn một ông Tiều nữa mới thảm, ông này chạy trốn Nguyễn Ánh sang xứ Vạn Tượng và dông thẳng qua Vọng Các xứ Xiêm La vì vua Ai Lao truy bắt giao nộp cho Nguyễn Ánh, ông Tiều này hợp với người Tiều di cư sang trước và hình thành cộng đồng Triều Châu rất giàu có, đơn cử như ông Siwanatra làm tới Thủ tướng Thái lận đó. Trong đám loạn quân loạn quan người Tiều chạy trối chết qua xứ Vạn Tượng thì cũng có rất nhiều con rồng cháu tiên bay theo cùng, rồng tiên này là thân cận hoặc binh lính của Nguyễn Huệ nên cũng bị truy sát gay gắt, tưởng đâu đến xứ Vạn Tượng là yên lành nhưng lại tránh vỏ cam thì đạp nhầm vỏ quít, bị tàn sát vô kể, kẻ chết nhiều hơn kẻ sống, rồng tiên phải bay lung tung mới tránh họa diệt thân, qua xứ này gặp phải con voi Lào ăn tiền đút lót Nguyễn Ánh nên nó trở nên hung dữ và tàn ác vô cùng, nò dày xéo hoặc bàn giao rồng tiên cho Nguyễn Ánh xử không đẹp thì không ăn tiền kịp (Kip là tiền Lào) và để tỏ công ơn con voi Lào này Nguyễn Ánh đã thẳng thừng cắt đất rất nhiều cho Voi, ôi nhục nhã quá, nhục hơn cả vua Hàn Quốc ngày xưa gặp Vua Tàu chấp nhận 9 lạy 3 quỳ để toàn mạng, trong khi đó thì Nguyễn Huệ lại đang ru ngủ hàng vạn vong linh Tàu ở Gò Đống Đa. Rồng tiên xứ Lào –Thái này có lịch sử vô cùng thảm khốc, họ dùng xương thay gạch, dùng máu thay hồ để dựng nhà mà sống, từ đó đã hình thành lên một cộng đồng người Việt vô cùng kiên cường, anh dũng và tấm lòng thì luôn luôn hướng về Cố quốc, họ đã tham gia đông đảo ở Điện Biên Phủ và sau này là Sài Gòn, mang chiến thắng dâng lên Tổ phụ Hoàng đế Quang Trung như là món quà có ý nghĩa nhất. Còn 2 dân tộc Quảng – Tiều thì ngày nay đã hữu hảo nhiều rồi, không còn thù nhau như xưa, nhưng thực tế ở Sài Gòn ngày nay thì người Quảng có gì đó vẫn hơn người Tiều ít nhiều, người Tiều ở SG cho con học nói tiếng Quảng để dễ bề làm ăn chứ anh Quảng rất hiếm cho con học tiếng Tiều. Và câu nói ngày xưa “Quảng Đông ăn cá bỏ đầu, Triều Châu thấy vậy xỏ xâu mang về” đến ngày nay đã phai nhạt rất nhiều, khoảng cách giàu nghèo bị thu hẹp thậm chí không còn nhận ra nữa. Trân trọng!

Cuong Chung

Thạch Ba Xuyên : thông tin trên cần được kiểm chứng – chớ em có tìm hiểu & đọc sách về người Tiều ở Việt Nam, Cam-bốt, Thái & Đông Nam Á thì thấy ko phải như vậy.

Rồi bản tánh của người Tiều & Quảng ở Việt Nam cũng ko phải thù hằn gì như ở trên.

Phi Hung Tang

Vài ý kiến về địa danh Bạc Liêu.

Địa danh Bạc Liêu thì từ trước tới giờ người Khmer viết là ពលលាវ, âm tiếng Việt đọc là Puol Liêu, trong đó ពល = Puol = “lính, binh lính, bộ đội, …” còn លាវ = Liêu = “Lào, nước Lào, Ai Lao, Vạn Tượng, …”. Theo một số tài liệu mà Hùng đã từng đọc và nhớ đại khái là: ngày xưa người Khmer vẫn thường có chiến tranh với người Lào (Liêu), trong cuộc chiến người Khmer có bắt được một số binh lính Lào và mang giam tại đây nên người dân địa phương gọi nôm na những người này là “ពលលាវ = lính Lào” lâu dần chết tên mà thành địa danh. Nhưng có một điều khó giải thích là ពលលាវ = Puol Liêu lại trở thành Bạc Liêu, cái này khó quá nhưng Hùng cũng xin đưa ra cách giải thích cá nhân như sau: cái này có 2 từ nhưng từ Liêu (Lào) giữ nguyên nên không cần phải giải thích, chữ còn lại là “Poul = Bạc”quả là rất gai góc. Bây giờ mình xét một số thành tố có âm Khmrer là “P” lại biến thành âm “B” (mặc dù trong cách phiên âm từ chữ Khmer sang chữ Latin thì âm P đa phần sẽ được phiên âm thành B).

1. ពុទ្ធ (Phật, Phật đà, …) âm Khmer đọc là “Put Thek”, phiên âm Latin là “Budha”.

2. ពោធិ (cây Bồ đề …) âm Khmer đọc là “Pô Thi”, phiên âm Latin là “Bodhi”.

3. ព្រហ្ម (Phạm Thiên, Đấng sáng tạo, …) âm Khmer đọc là “Prum Ma”, phiên âm Latin là “Brahma”.

Vậy ta thấy, âm “P” trong tiếng Khmer sẽ được phiên âm sang chữ Latin là chữ “B”, Và chữ ពល (Puol) trong ពលលាវ (Puol Liêu) thì Puol sẽ được phiên âm chữ đầu là “B” và rất có thể là chữ “Bạc”.

Nhưng lý do tại sao chữ Puol lại biến thành chữ Bạc thì thật sự rất khó giải thích (có khi nào liên quan đến chữ Hán không nhỉ? chữ “Bạc” trong tiếng Hán có gần âm Poul không nhỉ? chứ chữ “Bạch” theo âm Hán Việt là “Pải”), vẫn chưa giải thích được chữ Bạc = Puol, mong các bạn nào biết thì giải thích giùm, cám ơn các bạn nhiều.

Huỳnh Vũ Lam  · 

Theo dõi

Phi Hung Tang Ở Sóc Trăng cũng có địa danh liên quan đến người Lào là ấp “Sóc Lèo”, vùng Lịch Hội Thượng. “Vịnh bà Lèo” ở Bãi Xàu.

Sok Kha Mo Ni

Có khi nào có dữ liệu tháp cổ vĩnh hưng thì biết đâu giải đáp được ” bạc liêu”. Nơi vừa có yếu tố

Xiêm cán: ព្រែកជ្រៅ

Liêu: លាវ

Triều châu: ទាជាវ

Hộ phòng: ហោផុង

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *