Về nạn “cưỡng dịch” tại Việt Nam – tập thơ Doãn Uẩn Thi Tuyển

Brian Wu đang  cảm thấy Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi !!! cùng Lê Ngọc Quốc và 3 người khác.

Yêu thích  · 28 Tháng 1, 2018  · San Jose, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  · 

Về nạn “cưỡng dịch” tại Việt Nam – tập thơ Doãn Uẩn Thi Tuyển

Mời bạn đọc bài dịch Tam Giang Thu Thủy của cụ Doãn Uẩn, do vị PGS TS Trần Bá Chí nào đó ở Việt Nam dịch từ Hán văn ra Quốc ngữ.

Đọc xong bạn sẽ thấy một nỗi buồn vô hạn. Là vì một vị PGS TS mà dịch một bài thơ Hán hay đến vậy sai be bét, đến cả tiêu đề Tam Giang Thu Thủy 三江秋水 tức là vẻ đẹp Tam Giang (làn thu thủy, nét xuân sơn), mà ngài lại dịch thành Nước Tam Giang mùa thu, là thế nào nhỉ ? Rồi câu Thủy bôn vạn mã giật 水奔萬馬逸 mà ngài lại dịch thành “Nước dâng như đầu ngựa”, lại câu Ngư hướng vân biên dược 魚 向 雲 邊 躍 thì ngài chế luôn ra “Cá trông trăng muốn nhảy”, thì bạn nghĩ mình phê bình vị PGS TS này dốt và làm xấu hổ cả giới sĩ tử Việt Nam, là có quá đáng không ?

Nên mình đọc bài thơ dịch này, thấy cả sự ngu dốt lẫn vô trách nhiệm trong ấy, từ Unesco Việt Nam cho đến NXB Văn Học nào đấy.

Nếu bạn có quen ai làm trong Unesco tại Việt Nam, hãy cho họ biết tên quyển sách này là Doãn Uẩn Thi Tuyển do Trung tâm Unesco Thông tin Tư liệu Lịch sử và Văn Hóa Việt Nam, nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2005, do vị PGS TS Trần Bá Chí chấp bút. Nếu cơ quan Unesco Việt Nam này có đọc, thì họ nên cần lên tiếng mà xin lỗi dòng họ Doãn Uẩn, xin lỗi người miền Nam, xin lỗi cả Việt Nam, vì họ là cơ quan văn hóa, mà dịch không xong một bài thơ khen ngợi vẻ đẹp Châu Đốc An Giang, phá nát cả bài thơ ấy. Họ làm việc vô trách nhiệm đến vậy, thì họ biết gì về văn hóa Hán Nôm của ông cha ta để mà lãnh trách nhiệm, đại diện cho cả Việt Nam, giữ gìn văn hóa xưa của nước ta nhỉ ?

Và mình chỉ mới đọc 1 bài thơ chữ Hán trong ấy do chú Lam Quang Hien chia sẻ thôi đấy, chứ chưa đọc cả trăm bài thơ trong ấy mà vị PGS TS này dịch đâu nhé.

Nên không hiểu dòng họ Doãn Uẩn ngoài Thanh Hóa, có bao giờ đọc bài thơ dịch này chưa ? Nếu họ đem quyển sách này đặt lên trên bàn thờ nhà họ, có nghĩa là họ đang trát trấu vào mặt ông bà của họ đấy.

Cơ quan Unesco Việt Nam và NXB Văn Học rất cần xin lỗi, vì làm văn hóa, một chữ sai cũng ngủ không được, nói gì là dịch cả bài sai, và có khi cả trăm bài sai. Họ làm văn hóa như vậy là giết văn hóa, là có tội với đất nước.

Và cuối cùng, quyển sách này đã được in từ năm 2005 đó bạn. Không hiểu cụ Doãn Uẩn 13 năm nay, có sôi gan tím ruột mỗi khi liếc nhìn quyển sách này trên bàn thờ không nhỉ ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian

P.S: Mời bạn xem từ trang của chú Lam Quang Hien tại đây >> https://www.facebook.com/permalink.php…

Lam Quang Hien

Bài thơ mình dịch lại nếu có gì sai sót xin các bạn hữu thẳng thắn phê bình. Dầu dịch thế nào cũng không diễn đạt hết ý của người xưa. nhưng thà dịch không đủ ý còn hơn là dịch sai.

Nguyễn Đức Vịnh

Thế này, tớ không đánh giá về bài thơ dịch kia, nhưng “thu thủy” quả thực chưa bao giờ có nghĩa là “vẻ đẹp” gì cả, mà nghĩa nguyên gốc đúng là “nước mùa thu”, đôi khi được hiểu với nghĩa “cặp mắt lóng lánh” như câu Kiều mà Brian liệt kể.

Nghĩa gốc bạn có thể xem ở đây:

https://baike.baidu.com/item/%E7%A7%8B%E6%B0%B4/526…

Nghĩa tiếng Việt:

https://vi.wiktionary.org/wiki/thu_thu%E1%BB%B7…

Brian Wu

ôi hay quá bạn Nguyễn Đức Vịnh, Brian tra nguồn baidu mà NĐV cho, và thấy là trong nghĩa #3 ghi là 比喻清朗的气质 và theo zdic.net là 比喻清澈的神色 (http://www.zdic.net/c/b/14a/325388.htm), nên trong Tam Giang Thu Thủy 三江秋水, chắc ngài Doãn Uẩn đang muốn tả cảnh sắc nơiTam Giang, chứ không hẳn là cảnh nước mùa thu Tam Giang đúng không NDV ? Xin NĐV chỉ (Brian hỏi thiệt, không châm biếm) để Brian được học thêm .. thanks .. Brian … 🙂

Nguyễn Đức Vịnh

Brian Wu Dùng theo nghĩa Brian nêu thì là “thần sắc trong veo”. Nói một cách đơn giản thì “thu thủy” hiểu theo nghĩa nào cũng là một cụm danh từ, chứ không thể là tính từ miêu tả vẻ đẹp được. Tớ không hiểu rõ về bối cảnh bài thơ đó, xin phép không luận bàn sâu, chỉ xét về bản thân chữ “thu thủy” vậy thôi.

Brian Wu

bạn Nguyễn Đức Vịnh , hay quá, vì là danh từ, nên phải là nước mùa thu, đúng không ? nhưng theo hiểu biết của Brian, ở miền Nam không có mùa thu đâu, NĐV, chỉ có mùa nắng và mùa mưa, nên tại sao ngài Doãn Uẩn lại dùng mùa thu trong tiêu đề nhỉ ? Xin NĐV bỏ thêm chút thời giờ, để giải thích thêm cho Brian rõ .. thanks .. Brian …

Lam Quang Hien

Vào mùa thu, nước từ thượng nguồn đổ xuống ngả ba sông Châu Đốc có màu đỏ của phù sa nên không thể trong veo được nên theo mình nghĩ chữ thu thuỷ ám chỉ vẻ đẹp chứ không phải là nước mùa thu. Câu bên dưới chỉ nước dâng cuồn cuộn như vạn con ngựa buông cương đổ về chứ không phải êm ả đủ để chúng ta cảm nhận được sức mạnh của dòng nước nơi ngả ba sông này. Phải là người địa phương trực tiếp nhìn mới có thể cảm nhận được điều đó.

Nguyễn Đức Vịnh

Brian Wu Mình cũng nói rồi, từ “thu thủy” nghĩa gốc là “nước mùa thu”, mình không dám khẳng định trong trường hợp này dùng nghĩa gốc là đúng, nhưng nghĩa “vẻ đẹp” thì chắc chắn không đúng. Ý kiến của mình thực ra cũng chỉ có vậy thôi.

Brian Wu

bạn Nguyễn Đức Vịnh, hì, thôi cho Brian hỏi luôn, là thu thủy mà thuộc danh từ chỉ có thể là nước mùa thu thôi hả, NĐV ? Nếu đúng vậy, thì mình lại thấy có vấn đề khác, vì thiệt, ở miền Nam ít ai nói có mùa thu, mùa đông mà chỉ có mùa nắng, mùa mưa, mùa xuân, mùa hè … nên không biết có phải ngài Doãn Uẩn viết tiêu đề Tam Giang Thu Thủy không ? Và chú Lam Quang Hien hiểu rất rõ về vùng này … thanks ..bạn NĐV, hì Brian làm phiền Vịnh tới 3 lần luôn .. 🙂

Nguyễn Đức Vịnh

Brian Wu Mình nghĩ lấy lý do miền Nam ko có mùa thu hay vào mùa thu thì nước sông đó không đẹp để phê rằng bài thơ dịch kia là sai ý, tự cũng có cái lý riêng, chẳng dễ gì bác bỏ. Nhưng người xưa học chữ Hán, tất cũng học luôn rằng một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông, cuộc sống là phải có phong hoa tuyết nguyệt, rồi thì đủ các thứ khác có gốc Trung Quốc mà Việt Nam không có, nhưng vẫn được vận dụng vào thi từ ca phú bình thường, cái đó là vấn đề của thời đại. Hoặc thậm chí tác giả vô tình sai sót cũng là thường, dù sao tác giả cũng là người, sai đâu dễ gì tránh khỏi. Mình chỉ xin lạm bàn đến vậy thôi.

Tuan Vo

Trước hết xin cảm ơn Brian đã đưa vấn đề này ra để mọi người bàn luận. Tôi thử tìm trên google thì PGS TS Trần Bá Chí đã mất từ năm 2013 (http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/gs-chi/). Về việc dịch 2 chữ “thu thủy” thành “vẻ đẹp” hay thành “nước mùa thu”, ở đây (http://www.zdic.net/c/b/14a/325388.htm) có liệt kê các nghĩa khác nhau, tùy vào cảm nhận của mỗi người sẽ có cách giải thích riêng.

Brian Wu

Tuan Vo, ôi PGS TS Trần Bá Chí đã là người thiên cổ ư ? 🙁 .., mình xin chia buồn cùng trường đại học Hà Nội … còn việc dịch thu thủy hay vẻ đẹp chắc là phải đọc ngữ cảnh và hiểu về địa lý vùng ấy đó TV. Ví dụ, ở miền Nam, không ai nói có mùa thu cả, mà chỉ có mùa nắng và mưa, nên khi ta dịch mùa thu ở Châu Đốc là có vấn đề đó TV .. 🙂

Tuan Vo

OK, Brian Wu. Mình là dân ở gần Châu Đốc nên có biết chỗ ngã 3 sông (tam giang) này.

Tran van Quyen

PGS.TS Trần Bá Chí đã qua đời từ năm 2013, nên em cũng chưa có cơ hội gặp bao giờ. Nhưng những công trình Hán Nôm và sử liệu thì em đã đọc khá nhiều và rất ấn tượng. Thích nhất là bài mà thầy Trần Bá Chí đã chứng minhg Đỗ Bá tác giả của Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư chính là Đỗ Công Luận người Thanh Chương – Nghệ An.

Có nhiều lý do để thế hệ trước, hoặc các tác phẩm dịch có vấn đề. Chẳng hạn như:

– Do không có điều kiện và phương tiện đi thực tế nên về phần các nhân địa danh rất dễ dịch và hiểu sai.

– Do dịch trong điều kiện không có nhiều văn bản và tư liệu đối sánh để làm công tác văn bản cho tốt. Ví dụ có được bản nào thì dịch bản đó.

– Do quá trình in ấn bị sai lệch….

Bởi thế sai sót là điều dễ hiểu và dễ thông cảm. Đọc được cái sai của thế hệ trước, cũng như hiểu và đồng cảm được cái sai là điều thế hệ trẻ sau này cần làm với một tinh thần cời mở, tôn trọng và cầu thị.

Ngày nay công nghệ thông tin và các điều kiện khác thuận lợi nên chúng ta có điều kiện làm tốt hơn nếu thực sự chúng ta muốn làm.

Trở lại bài thơ trên của cụ Doãn Uẩn, tôi sẽ chỉ ra mấy điểm mà mọi người đang thảo luận ở đây trước khi nói hoặc bình luận điều gì.

Ai theo dõi xin xem ở comment tiếp theo.

Tran van Quyen

Điểm thứ nhất:

Bài thơ chữ Hán được in trong sách là bài được chép lại để in, không phải là in nguyên bản [của văn bản]. Điều này khiến cho văn bản không còn là chính nó nữa. Không chắc chắn rằng nguyên văn chữ Hán bài thơ trên là thủ bút của thầy Trần Bá Chí (có thể người viết chữ Hán là người mà NXB thuê chép). Khả năng rất cao là người khác ko phải thầy Trần Bá Chí chép vì nếu là thầy Chí thì ko thể ko chép đầy đủ đoạn nguyên chú được (xem phần nguyên chú đã được khoanh đỏ trong hình).

Điểm thứ 2:

Trong phần nguyên chú [lưu ý đây là nguyên chú của Doãn Uẩn không phải là chú thích của dịch giả] đã giải thích rất rõ vì sao gọi là Tam Giang. Đoạn đó viết: “Tam Giang tức Tiền, Hậu nhị giang, dữ tiểu giang vi tam dã.” [xem hình đã được khoanh đỏ]. Nguyên chú (như trong phần phiên âm [thì lại là dịch nghĩa] cho thấy nó rất dài) viết rất rõ là cái vùng gọi làTam Giang tức cái chỗ Tiền Giang, Hậu Giang và 1 em sông nhỏ (tiểu giang) hợp vào.

Điều đó cho thấy rõ ràng có 1 em Tiền và 1 em Hậu hoặc ít ra cái chỗ cụ Doãn Uẩn nhìn ra và làm bài thơ Tam Giang thu thủy ấy có 3 cái đoạn sông đổ vào với 1 thằng tên Tiền và 1 thằng tên Hậu.

Bây giờ ta đi tìm xem nhưng em đó thực sự hồi Nguyễn là gì và bây giờ là gì.

Ai quan tâm xin xem ở comment tiếp theo.

Lam Quang Hien

Không có gì chắc chắn là câu trên chính là thủ bút của ngài Doãn Uẩn hay là của người biên dịch. Mình đã xem qua và nhận thấy câu chú thích trên là sai nên mới bình luận.

Muốn hiểu rõ ý của vài thơ trên chúng ta hãy xem lại lịch sử và bối cảnh để ngài Doãn Uẩn viết nên bài thơ trên.

Năm 1843 quân Xiêm La chiếm thành Châu Đốc được vài tháng, sau khi rút đi chúng phá hỏng một số nơi trong thành và lấy đi một số khí tài như súng thần công…Năm 1844 khi ngài Doãn Uẩn đuọc bổ nhiệm làm Tuần Phủ An Giang và đóng tại thành Châu Đốc, ông đã sửa chữa lại thành và làm một vọng lâu ở phía đông của thành nhìn ra ngã ba sông. Vì thế cho nên bối cảnh ông sáng tác bài thơ này là đứng trên vọng lâu này nhìn về phía ngã ba sông. Từ tam giang trong bài thơ này ám chỉ là ngả ba sông Châu Đốc chứ không phải là sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao như chú thích trên.

Tran van Quyen

Bài thơ viết chữ Hán ở trên thì chắc chắn ko phải thủ bút của Doãn Uẩn rồi ạ. Nhưng chắc chắn trogn bài thơ có phần Nguyên Chú – là phần viết chữ nhỏ đó ạ. Bài thơ cũng chỉ ra Tam Giang chính là vị trí bác Lam Quang Hien nói. Cháu sẽ chứng minh cụ thể ở comment tiếp theo.

Brian Wu

Tran van Quyen, việc thủ bút của ngài Doãn Uẩn hay không thì ta có thể tiếp tục bàn, nhưng nếu quyển sách này ghi là thầy Trần Bá Chí chấp bút và chủ biên, thì thầy phải chịu trách nhiệm chứ Quyen ? Làm gì mà độc giả lại cần phải tìm hiểu là quyển này có đúng là thủ bút của thầy hay không ? Đáng lẽ thầy cần kiểm tra lại sách chứ không chỉ cho người ta mượn tên thầy. Nên trong vụ này, thầy có lỗi đúng không Quyen ?

Tran van Quyen

Em thì ko quan tâm nhiều lắm đến việc kia, vì sách in ra rồi thì nó còn đó mà, chỉ có facebook là mất đi thôi ka ka.

Hiện tại thì em đang chỉ bàn về địa danh Tam Giang, nơi mà Doãn Uẩn làm bài thơ này thôi. Các việc khác em ko bàn đâu.

Trong bài thơ có nguyên chú (lưu ý từ này hộ em) nó viết rõ là sở dĩ gọi là Tam Giang vì có 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang cùng với 1 con sông nhỏ ở đó nên cái khu vực mà ông Doãn Uẩn nhìn mà làm bài thờ Tam Giang thuy thủy đấy mới gọi là Tam Giang.

Brian Wu

Tran van Quyen , vậy Quyen cùng chú Lam Quang Hien thỏa mái thảo luận, vì chú là người địa phương Châu Đốc, biết rất rõ những gì mình bàn về địa lý .. còn việc Brian nêu trên đầu bài thì để ai đọc và hiểu … vì việc này đáng buồn Quyen ạ …

Lam Quang Hien

Lê Ngọc Quốc tam giang là ngả ba sông. Nơi nào có ngả ba sông thí có thể được gọi là tam giang chứ. Ngả ba sông Châu Đốc chỉ là một trong các ngả ba sông đó. Ớ đây chúng ta xem xét về bối cảnh ngài Doãn Uẩn sáng tác bài thơ này nên phải nghiên cứu kỹ về lịch sử và địa lý chứ không thể đoán bừa được.

Tran van Quyen

Một tiền giả định cho rằng: “Năm 1844 sau khi được bổ nhiệm Tuần phủ An Giang đóng tại thành Châu Đốc, Doãn Uẩn cho xây tại phía đông thành Châu Đốc một vọng lâu. Từ đây ông có thể nhìn bao quát cảnh ngã ba sông Châu Đốc và sáng tác bài thơ “ Tam Giang thu thủy”. Nếu chúng ta cho rằng Tiền giả định này là có cơ sở thì hãy bắt đầu xuất phát từ đây để xem thử nó có thể Tiền – Hậu hay không. Trong phần bản đồ googlemap tôi đã khoanh đỏ vị trí nguy hiểm. Vị trí này có thành Châu Đốc. Tôi sẽ bắt đầu đi tìm tên gọi của các con sông quanh khu vực này qua các sử liệu. Bác nào có thêm tư liệu thì bổ sung cho tôi nhé.

Lam Quang Hien

Đồn Châu Đốc cũ thời Thoại Ngọc Hầu( vị trí khoanh màu đỏ).

Chúng ta có thể nhìn thấy kinh Vĩnh Tế ở phía trái đồn. Trước mặt bắc của đồn là Cồn Tiên chia sông Châu Đốc làm 2 nhánh tạo thành ngả ba sông trước thành.

Tran van Quyen

Theo bác Lam Quang Hien thì vị trí của Tam Giang chính là ngã ba sông Châu Đốc. Ngã 3 đó có phải ngày nay là Tp Châu Đốc không ạ? Anh Lê Ngọc Quốc có thể dùng googlemap để chỉ đúng vị trí mà bác Lam Quang Hien cho là nơi chỉ Tam Giang giúp em được không ạ?

Nếu em ko nhầm thì em đang chỉ đúng chỗ đó. Bây giờ em đang tìm tư liệu để nói rằng những chỗ đó có các tên gọi Tiền Giang và Hậu Giang.

Xin chờ đọc ở comment tiếp theo.

Trường Thành

Mình ngoại đạo thơ ca chữ nghĩa, nhưng xin bổ sung thông tin địa lý của ý giải thích trong bài thơ và của cả chú Hiển:

1. Theo bài thơ, Tam giang tức là vị trí 3 sông nhập vào gồm Tiền, Hậu và 1 sông nhỏ. Có lẽ tác giả muốn mô tả khu vực sông Vàm Nao nối từ sông Tiền về sông Hậu, có ngã 3 sông lớn;

2. Về chi tiết đồn Châu Đốc thời Doãn Uẩn trước mặt đồn nhìn ra ngã 3 sông Hậu-Châu Đốc là đúng như chú Hiển nói. Dải đất hẹp Châu Giang (?) nằm tại ngã 3 sông Hậu và sông Châu Đốc, xưa không dài như ngày nay. Quá trình bồi tụ này là quy luật chung vùng hạ lưu các dải cù lao vùng Cửu Long giang.

Lê Ngọc Quốc

Dạ bác Lam Quang Hien, cùng Trường Thành : (trích trong stt trong trang bác Hiển)

“Năm 1844 sau khi được bổ nhiệm Tuần phủ An Giang đóng tại thành Châu Đốc, Doãn Uẩn cho xây tại phía đông thành Châu Đốc một vọng lâu. Từ đây ông có thể nhìn bao quát cảnh ngã ba sông Châu Đốc và sáng tác bài thơ “ Tam Giang thu thủy”.”

Ta có thể định vị “Vọng Lâu” mà Cụ Doãn đứng ngắm “Tam Giang” trên bản đồ hiện nay không ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *