Sông Châu Đốc

GIA ĐÌNH THÀNH THÔNG CHÍ
Trịnh Hoài Đức
Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ
[Chép về núi sông] (tiếp)
TRẤN VĨNH THANH

Sông Châu Đốc

Sông Châu Đốc (1) ở phía tây thượng lưu sông Hậu (2), rộng 70 tầm, sâu 9 tầm, cách trấn thành (của trấn Vĩnh Thanh) 327 dặm về phía Tây (3).

Thủ sở Châu Giang (4) ở bờ đông sông Hậu.

Đồn Châu Đốc (5) ở bờ phía tây sông Châu Đốc.

Thủ sở phủ Mật Luật (6) nước Cao Miên (7) ở bờ phía đông sông Châu Đốc. Sông Châu Đốc là cửa ải ở đầu biên giới (8) của trấn Vĩnh Thanh (9) và nước Cao Miên.

Đi lên phía bắc 25 dặm, ở phía tây sông Châu Đốc có sông Phong Cần Thăng (10). Sông Phong Cần Thằng đi về phía tây 68 dặm qua đường kênh đào cũ (11) của Cao Miên đến láng (bưng) bùn Ca Âm Náo Khẩu, chỉ mùa mưa mới đi được, còn mùa nắng thì khô cạn và bùn lầy, ở đây mọc nhiều lúa hoang (12), cỏ lùm (13) và sinh nhiều chim chóc (14).

Đi thêm 10 dặm, về phía tây sông Châu Đốc có sông Cam La Ngư (15) chảy vào chằm cùng.

Đi thêm 3 dặm, về phía đông sông Châu Đốc có kinh Lăng Lý (16), tục gọi là Tắc Trúc (17), lúc nước lụt có thể đi được vào bưng Bình Thiên (18); kênh này chảy ra sông Hậu (19).

Đi thêm 10 dặm là sông Lò Gò Ngư (20), đến đây thì đầm ao khắp nơi rồi cùng đường.

Ngoài cửa sông Châu Đốc theo dòng Hậu Giang chảy về nam, sông rộng 300 tầm, sâu 10 tầm, nước lớn ròng gì cũng ở mức ấy thôi, cách 6 dặm rưỡi đến sông Tham Lung (21), sông này rộng 6 tầm, sâu 10 thước ta, chảy vào đầm cùng.


Chú giải

  • (1) Châu Đốc Giang 朱篤江: sông Châu Đốc
  • (2) Hậu Giang 後江: sông Hậu (con sông ở phía sau)
  • (3) thủ sở của Trấn Vĩnh Thanh đặt tại dinh Long Hồ (Vĩnh Long)
    • Nguyên văn: 距鎮西三百二十七里 Cự trấn tây tam bách nhị thập thất lý
    • 距鎮西 dịch là: cự ly từ dinh trấn Vĩnh Thanh theo hướng tây tới sông Châu Đốc
    • Trấn Tây Thành 鎮西城: tên gọi một vùng đất dưới thời nhà Nguyễn, thành lập trong giai đoạn 1835 đến 1841. Ngày nay là vùng lãnh thổ thuộc Đông Nam Campuchia.
    • Tác phẩm Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) được cho là dâng lên vua Minh Mạng năm 1820, trước khi Trấn Tây Thành ra đời.
  • (4) Châu Giang Thủ 朱江守: khu vực bên bờ đông sông Hậu, đối diện thành phố Châu Đốc ngày nay. Ban đầu Châu Giang là nơi đặt thủ sở Đạo Châu Đốc, sau này do bị sạt lở nên đồn thủ sở Châu Đốc dời sang bên bờ tây sông Hậu.
  • (5) Châu Đốc Đồn 朱篤屯: đồn Châu Đốc, nơi đóng quân
  • (6) Mật Luật 密律: tên một phủ ở nước Campuchia
    • Tiếng Khmer gọi Châu Đốc là មាត់ជ្រូក / Moăt Chruk / /Moat Chruk/ /Moat Chrouk/, có thể mang nghĩa là xứ Miệng Heo, xứ Cá Heo Kêu
    • Sông Châu Đốc, đoạn thuộc Campuchia, gọi là Prek Moat Chruk ព្រែកមាត់ជ្រូក, tức là sông Moat Chruk, sông Miệng Heo, sông Cá Heo Kêu (cá Nược)
    • Thủ sở phủ Mật Luật nằm bên bờ đông sông Châu Đốc trong lãnh thổ Campuchia. Rất có thể là khu vực gần Angkor Borei អង្គរបុរី ngày nay.
      • អង្គរ Angkor: thành thị, đô thị, thành phố
      • បុរី Borei : thành phố lớn, tỉnh lớn, xứ sở
  • (7) Cao Miên Quốc 高棉國: tên gọi nước Campuchia theo âm Hán Việt
  • (8) Quan đầu địa giới: cửa ải ở đầu biên giới
  • (9) Vĩnh Thanh Trấn 永淸鎮: tên một trấn thuộc Gia Định Thành, gần tương ứng với tỉnh An Giang và Vĩnh Long ngày nay.
  • (10) Phong Cần Thăng Giang 楓芹昇江: sông Phong Cần Thăng, phiên âm từ tiếng Khmer của Kampong Krasang ភូមិកំពង់ក្រសាំង
    • Kampong កំពង់ ( n ) [kɑmpʊəŋ]: bến sông, cảng
    • Cần Thăng ក្រសាំង Krasang /Kro xăng/ /Cà Xăng/ là một loại cây gỗ có gai, quả cỡ quả quýt, vỏ cứng, ăn được, vị chua.
    • Ngày nay, sông Cần Thăng ក្រសាំង Krasang thuộc xã cùng tên của Campuchia. Sông này có đi vào lãnh thổ Việt Nam tại khu vực ấp Dung Thăng (hoặc Bung Xăng) xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Khu vực đó cũng có một con rạch tên Ngọn Cả Hàng, có lẽ là một cách đọc khác của Ngọn Krasang?
    • Tác giả Trịnh Hoài Đức đã dùng chữ 楓 phong bộ mộc (cây phong), 芹 cần bộ thảo (rau cần) để chỉ nơi này. Ngoài ra, cây cần thăng cũng là một loại cây trồng làm cảnh khá phổ biến.
    • Còn theo Phạm Hoàng Quân:
      • Phong Cần Thăng giang (楓芹升江), tức sông Trà Keo [Tà Keo], dòng chảy xuyên biên giới Việt Nam – Campuchia, bản đồ VNCH 1964 ghi tên đoạn vàm sông bên Việt Nam là sông Trà Keo, ghi tên tiếng Khmer bên đất Campuchia là Stoeng Takev, vàm sông Trà Keo gặp sông Châu Đốc tại địa bàn xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
      • Dịch giả Phạm Hoàng Quân đã nhận định nhầm. Sông Takev là sông Cam La Ngư.
  • (11) Nguyên văn 旧涇路 cựu kinh lộ: đường kênh đào cũ
    • Bản dịch của Aubaret (1863) dịch rất sát với nguyên văn. Các ban dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng, Phạm Hoàng Quân đều bỏ mất chữ kinh cũ.
    • Chi tiết này rất quan trọng vì kinh cũ này có thể là những kinh đào có từ thời xa xưa. Thậm chí là những kinh đào thời văn hóa Phù Nam, Ốc Eo.
  • (12) Bài cốc 稗榖
    • Một thứ cỏ hoang giống như lúa, hơi đắng, có thể nấu cháo ăn được.
    • Cỏ kê
    • Tên một giống lúa, hạt rất nhỏ
  • (13) thảo mãng 草莽: cỏ mọc rậm, bụi cỏ
  • (14) yên 焉 chim Yên, một loài chim, lông màu vàng
    • 焉烏 yên ô: trông gà hóa cuốc (con quạ)
  • (15) Cam La Ngư Giang 甘羅魚江: sông Cam La Ngư, sông Cá Cam La
    • Theo Phạm Hoàng Quân:
      • Cam La Ngư giang (甘羅魚江), khoảng cách mô tả gần với rạch Trung Khoan, chi lưu phía tây sông Châu Đốc, trên địa bàn xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
    • Các bản đồ thời Pháp thuộc ghi sông này là là sông Cam Ha
    • Rạch Trung Khoan mà Phạm Hoàng Quân nói phía trên không phải là sông Cam La Ngư. Các bản đồ thời Pháp thuộc vẽ sông Cam Ha khá lớn, chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam, và nó giao với sông Châu Đốc tạo thành ngã ba sông Vĩnh Hội Đông. Rạch Trung Khoan ngày nay ở gần mương số 6, ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
    • Ngày nay tại ngã 3 Đồn biên phòng xã Vĩnh Hội Đông, có một con sông đi theo hướng Tây Bắc vào Campuchia. Có lẽ đây chính là sông Cam La Ngư, Cam Ha. Chưa rõ tên gọi chính thức của sông này tại Campuchia là gì. Theo bản đồ của Nha địa dư Quốc gia (1965), sông này gọi là sông Trà Keo, tức sông Takéo តាកែវ, [taːkaew]
    • Chưa rõ nguồn gốc của Cam La Ngư, Cam Ha là gì?
      • Có phải Cam La 甘羅魚 là tên một loài cá?
      • Có mối liên hệ giữa Takéo តាកែវ, [taːkaew], Trà Keo với Cam La, Cam Ha hay không?
  • (16) Lăng Lý Kinh 鯪鯉徑: kênh Lăng Lý
  • (17) Tắt Trút [⺘悉] [卹虫] hoặc Tắc Trúc: có thể hiểu là một con rạch nhỏ, lối tắt tên con trút (con tê tê).
    • ???? https://zh.wiktionary.org/wiki/%F0%A2%B4%91
    • Tắc Trúc ngày nay là ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang
    • Sông Bình Di ngày nay chính là kinh Lăng Lý, rạch Tắc Trúc khi xưa.
  • (18) Bình Thiên Đãng 平天蕩
    • Đãng 蕩: hồ nước cạn; vùng đầm lầy, vùng trũng cỏ
  • (19) kênh Tắc Trúc (Bình Di) ngày nay đi ngang Búng Bình Thiên thì có một con rạch nhỏ (cầu C3) ăn thông vào trong Búng, sau nó kênh Tắc Trác đi tiếp lên phía Đông Bắc và chảy ra sông Hậu. Kênh này không phải chảy ra sông Hậu qua ngã Búng Bình Thiên. Các bản dịch của Nguyễn Tạo, Lý Việt Dũng và Phạm Hoàng Quân đều ghi ‘…lúc nước lụt có thể đi qua sông rộng rãi Bình Thiên rồi ra Hậu Giang…‘ dễ gây hiểu nhầm.
    • Nguyên văn:
      • … lạo thủy khả hành đạt Bình Thiên Đãng xuất Hậu Giang 潦水可行達平天蕩出後江
  • (20) Lò Gò Ngư Giang 爐區魚江: sông Lò Gò Ngư, Lò Khù Ngư, sông Cá Lò Gò
    • Theo Phạm Hoàng Quân thì sông này là Lopou, tức (sông) Prek Lopou:
      • Lô Khu Ngư giang (爐區魚江), Lô Khu Ngư là tên ký âm tiếng Khmer Lopou, tức (sông) Prek Lopou, thuộc địa phận Campuchia, đoạn trung lưu cách thành phố Châu Đốc khoảng 7 km về phía tây bắc. Hiệu khám, bản dịch NT 1972 phiên âm là “Lò-khù”; bản dịch VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư”; bản dịch LVD 2006 phiên âm là “Lò Khù Ngư”.
      • Ở khu vực đó có បឹងព្រែកល្ពៅ (Boeung Praek Lpov) Bưng Rạch Lpov nằm ở phía tây bắc thành phố Châu Đốc https://maps.app.goo.gl/TicQc3ZXr6KFXEEc7
      • ល្ពៅ / lpɨw / loupou : cây bí ngô
      • Chưa rõ vì sao có chữ Ngư trong tên 爐區魚 Lò Khù Ngư của sông này. Bởi vì chữ Lò Khù (hay Lô Khu) là phiên âm của ល្ពៅ (lpɨw cây bí ngô)
    • Chữ 塸 Gò có dị thể là chữ 區 Khu nên có thể đọc là 爐區 là Lò Gò
      • Trong đoạn văn trên, đang nói đến chỗ rạch Tắc Trúc thì lại nói đi thêm 10 dặm (~5km) là đến sông Lò Gò Ngư. Mà Lò Gò là tên thông tục của Angkor Borei nên có thể ở đây tác giả Trịnh Hoài Đức muốn nói đến sông Angkor Borei អង្គរបូរី chứ không phải sông Lopou. Sông Lopou không ăn thông trực tiếp với sông Châu Đốc và lại nằm ở phía Tây Nam sông Cần Thăng và sông Takéo (Cam La Ngư).
      • Sông Châu Đốc khi đi ở lãnh thổ Campuchia thì được gọi là sông មាត់ជ្រូក Moat Chruk theo bản đồ VNCH (1965), ngày nay (2023) bản đồ Google Map gọi là Angkor Borei River.
      • Các bản dịch của Aubaret (1863) và VSH 1999 phiên âm là “Lò Gò Ngư”
      • https://hvdic.thivien.net/wnom/%E5%A1%B8
  • (21) Tham Lung Giang 參籠: sông Thơm Rơm, Tham Buôn, Tham Luông
    • Theo Phạm Hoàng Quân:
      • Tham Lung giang (参篭江), sông Tham Lung, nay gọi là rạch Tham Lung, vàm rạch cách bến đò Châu Giang khoảng 2 km về phía đông, trên địa bàn xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Bản đồ VNCH 1964 ghi là “Rạch Tham Trước” (?). HVNTDĐC 1806 (quyển 2) viết là “参篭瀝” (Tham Lung rạch).
    • Cũng có khả năng là sông Thơm Rơm ở xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 – 1825).

Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志

Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 – 1825). Auteur du texte

https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b10093307r

Title : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 – 1825). Gia Định thành thông chí . 嘉定城通志
Author : Trịnh Hoài Đức (chữ Hán: 鄭懷德; 1765 – 1825). Auteur du texte
Publication date : 1801-1900
Relationship : http://archivesetmanuscrits.bnf.fr/ark:/12148/cc95731t
Type : manuscript
Language : vietnamien
Format : Papier. – . 2 fascicules. – in-4°. – Reliure. – .
Description : Numérisation effectuée à partir d’un document de substitution : R 28883.
Description : Géographie générale de la commanderie de Gia Định (嘉定). Restent 3 chapitres : 1- situation, 2-relief, 3-divisions territoriales. La partie économique manque.
Rights : Public domain
Identifier : ark:/12148/btv1b10093307r
Source : Bibliothèque nationale de France. Département des Manuscrits. Vietnamien A 74
Provenance : Bibliothèque nationale de France
Online date : 23/02/2020


GIA ĐÌNH THÀNH THÔNG CHÍ
Trịnh Hoài Đức
Quyển II: SN XUYÊN CHÍ
[Chép về núi sông] (tiếp)
TRẤN VĨNH THANH

CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC)

https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b10093307r/f59.highres

CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC)

Bản scan chữ Hán của Viện Sử Học:

CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC)
CHÂU ĐỐC GIANG (SÔNG CHÂU ĐỐC)

Sông Châu Đốc trong Gia Định Thành Thông Chí

Nguồn:

Châu Đốc Giang

Phiên âm:

Châu Đốc Giang tại Hậu Giang thượng lưu chi tây quảng thất thập tầm thâm cửu tầm
Cự trấn tây tam bách nhị thập thất lý
Châu Giang Thủ tại Hậu Giang đông ngạn
Châu Đốc Đồn tại Châu Đốc Giang tây ngạn
Cao Miên Quốc Mật Luật Phủ thủ sở tại Châu Đốc Giang đông ngạn thị vi Vĩnh Thanh Trấn dữ Cao Miên quan đầu giới địa
Bắc nhị thập ngũ lý giang chi tây hữu Phong Cần Thăng Giang tây hành lục thập bát lý kinh Cao Miên cựu kinh lộ chí Ca Âm Náo Khẩu duy vũ tiết khả hành hạn tắc nê đồ can tắc đa bài cốc thảo mãng sinh yên
Thập lý giang chi tây hữu Cam La Ngư Giang nhập cùng trạch
Tam lý giang chi đông hữu Lăng Lý Kinh tục Tắt Trút lạo thủy khả hành đạt Bình Thiên Đãng xuất Hậu Giang
Thập lý vi Lò Khu Ngư Giang bi trạch tản mạn nhi cùng hĩ
Châu Đốc khẩu ngoại tòng Hậu Giang đại lưu nam hạ giang quảng tam bách tầm thâm thập tầm triều tịch chí chỉ lục lý bán chí Tham Lung Giang giang tại đông ngạn quảng lục tầm thâm thập xích cùng lạo

Chữ Hán:

朱篤江在後江上流之西廣七十尋深九尋

距鎮西三百二十七里

朱江守在後江東岸

朱篤屯在朱篤江西岸

高綿國密律府守所在朱篤江東岸是為永清鎮與高綿關頭界地

北二十五里江之西有楓芹升江西行六十八里經高綿旧涇路至歌音淖口唯雨節可行旱則泥塗乾塞多稗榖草莽生焉

十里江之西有甘羅魚江入窮澤

三里江之東有陵鯉涇俗[⺘+悉][卹+虫]潦水可行達平天蕩出後江

十里為爐區魚江陂澤散漫而窮矣

朱篤口外從後江大流南下江廣三百尋深十尋潮汐至止六里半至參籠江江在東岸廣六尋深十尺窮潦


Histoire et description de la Basse Cochinchine (pays de Gia-Dinh) : traduites pour la première fois, d'après le texte chinois original / par G. Aubaret,…

https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5842734v

Title : Histoire et description de la Basse Cochinchine (pays de Gia-Dinh) : traduites pour la première fois, d'après le texte chinois original / par G. Aubaret,…
Author : Trịnh, Hoài Đức (1765-1825). Auteur du texte
Publisher : Impr. impériale (Paris)
Publication date : 1863
Contributor : Aubaret, Gabriel (1825-1894). Traducteur
Relationship : http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb314964358
Type : text
Type : printed monograph
Language : multilingue
Format : XIII-359 p., tableau ; in-4
Format : Nombre total de vues : 386
Description : Contient une table des matières
Description : Avec mode texte
Rights : Public domain
Identifier : ark:/12148/bpt6k5842734v
Source : Bibliothèque nationale de France, département Philosophie, histoire, sciences de l'homme, 4-LK10-47
Provenance : Bibliothèque nationale de France
Online date : 28/06/2010


PARTIE II, CHAPITRE I. 247

CHÂU-DÔC
La rivière de Châu-dôc s’amorce dans la partie ouest du cours supérieur du fleuve postérieur. Elle est large de 70 tams et profonde de 9, et coule à l’ouest de la citadelle de Vinh-long, à la distance de 327 lis. Le poste de Châu-giang est situé sur la rive orientale du fleuve postérieur, et la citadelle de Châu-dôc(1) sur la rive ouest de la rivière qui porte le même nom.

(1) Cette citadelle est aujourd’hui le chef lieu d’administration de la province d’An giang, laquelle a sous sa dépendance la province de Ha-tien.

Le poste cambodgien du phu de Mat-luât est sur la rive orientale de la rivière de Châu-dôc; c’est là ce qui marque la limite nord entre la province de Vinh-thanh et le royaume du Cambodge.

Phung-can-tan
Bassin de Ca-am
Après un parcours de 25 lis, et sur le bord ouest de la rivière, se trouve l’arroyo de Phung-can-tan; et, après une distance de 68 lis dans un ancien canal cambodgien autrefois creusé en ce lieu, on parvient au bassin de Ca-am.
Cette partie du pays n’est praticable qu’à la saison des pluies, car il serait impossible d’y pénétrer pendant la saison sèche, vu que ces lieux se convertissent alors en étangs de boue.

248 DESCRIPTION DE LA BASSE COCHINCHINE.

Cam-la-ngu’.
Tac-truc.
A la distance de 10 lis plus loin dans la rivière de Châudôc, et sur la rive ouest, se trouve l’arroyo Cam-la-ngu, qui .va se perdre dans les terres. 3 lis plus loin, et sur la rive orientale de la rivière (Châu-dôc), on rencontre l’arroyo Lan-li-kinh, vulgairement appelé Tac-truc, qui n’est praticable qu’à la saison des pluies. Cet arroyo, après être parvenu dans le Binh-thien-dang, se jette clans le fleuve postérieur.

A la distance de 10 lis plus loin se trouve l’arroyo de Lo-go-ngu’, qui se divise en plusieurs petites branches allant toutes se perdre dans les terres.

L’embouchure de la rivière de Châu-dôc sur le fleuve postérieur, avec lequel cette rivière va mêler ses eaux, est large de 300 tams et profonde de 10. La marée se fait sentir jusqu’en ce lieu, mais c’est là sa limite.

A une distance de 6 lis et demi, on parvient au Tam-long. Cet arroyo, placé sur la rive orientale de la rivière de Châu-dôc, est large de 6 tams et profond de 10 pieds; il se perd dans l’intérieur des terres.


PHẦN II, CHƯƠNG I.
MÔ TẢ VỀ BASSE COCHINCHINE.
TRANG 247 và 248

CHÂU-ĐỐC

Sông Châu-đốc bắt nguồn từ phía Tây thượng nguồn sông Hậu. Sông rộng 70 tầm, sâu 9, chảy về phía Tây thành Vĩnh-Long, xa 327 lý. Đồn Châu-Giang nằm ở bờ Đông sông Hậu, còn thành Châu-đốc(1) ở bờ Tây sông cùng tên.

(1) Thành này ngày nay (1863) là trung tâm hành chính của tỉnh An-Giang, nơi có tỉnh Hà-Tiên kiểm soát.

Đồn phủ Mật-Luật của Campuchia nằm ở bờ đông sông Châu-đốc; đây là điểm đánh dấu ranh giới phía bắc giữa tỉnh Vĩnh-Thanh và vương quốc Campuchia.

Phung-cần-tân.

Lưu vực Ca-âm.

Đi 25 dặm, đến bờ Tây sông là rạch Phung-Cần-Tân; và sau khoảng cách 68 dặm theo con kênh cổ xưa của Campuchia từng được đào ở nơi này, chúng ta sẽ đến lưu vực Ca-Âm.
Vùng này của đất nước chỉ có thể đi qua vào mùa mưa, vì sẽ không thể đi vào vào mùa khô vì những nơi này sau đó sẽ trở thành ao bùn.

Cam-la-ngư

Đi thêm 10 dặm là đến sông Châu-đốc, bờ Tây có rạch Cam-la-ngư đổ vào đất liền.

Tắc-trúc

Đi thêm 3 dặm, đến bờ Đông sông (Châu-đốc) gặp rạch Lăn-lí-kinh, thường gọi là Tắc-trúc, chỉ có thể đi qua vào mùa mưa. Con rạch này sau khi đến Bình-Thiên-đãng sẽ chảy vào sông Hậu.

Đi thêm 10 dặm nữa là rạch Lò-gò-ngư, chia thành nhiều nhánh nhỏ và đều đi vào đất liền.

Cửa sông Châu-đốc trên sông Hậu, nơi mà sông này sẽ hòa nước, rộng 300 tằm và sâu 10. Thủy triều có thể cảm nhận được đến nơi này, nhưng nó có giới hạn.

Đi được 6 dặm rưỡi, chúng ta đến Tam-long. Con rạch này nằm ở bờ Đông sông Châu Đốc, rộng 6 tằm, sâu 10 thước; nó bị lạc trong đất liền.


GIA ĐÌNH THÀNH THÔNG CHÍ
Trịnh Hoài Đức
Quyển II: SN XUYÊN CHÍ
[Chép về núi sông] (tiếp)
TRẤN VĨNH THANH

Lý Việt Dũng dịch

TÒNG SƠN CHÂU (CÙ LAO TÒNG SƠN)
Nằm về phía đông sông Mỹ Luông ở Tiền Giang, có thôn Tòng Sơn ở đấy. Bốn bề đều là sóng to,
trông như đám lục bình nổi trên mặt sông; mặt trời chiếu dọi cá nược ([108][280]), ngọn gió đung đưa hạc
nước, thật đầy đủ cảnh trí vùng sông nước !


([108][280]) Nguyên văn là giang đồn (江豚) theo Từ Nguyên còn gọi là thủy trư, ngực có vú, đầu phun nước, tức con cá nược. Loại cá nầy ngày xưa ở các con sông lớn như sông Cần Thơ, Cái Côn.., người chèo ghe thường gọi to Ông Nược ơi lên đua chơi là chúng nổi lên cả bầy bơi tranh cùng ghe khiến người chèo vui mà bớt mệt.

  • 江 giang: sông
  • 豚 đồn
    • (Danh) Lợn con, heo sữa. Phiếm chỉ heo, lợn. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Sổ huề canh đạo kê đồn ngoại” 數畦秔稻雞豚外 (Nhiếp Khẩu đạo trung 灄口道中) Vài thửa lúa tám còn thêm gà lợn.
    • https://hvdic.thivien.net/whv/%E8%B1%9A

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *