Về từ Búng

Tác giả: Lê Ngọc Quốc facebook.com/lengocquoc.hungle

Nguồn: https://www.facebook.com/photo/?fbid=6711522255591627&set=a.1354944941249412&__cft__[0]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__cft__[1]=AZW-bCcHN29_fd3jKV7Cz-wZuEmuA1-_sUcsMDTtmbriOJlatyWChNwdX2TD1XIOvtEDSuAG4QRB7RLMizaRNz-Y2nxlQeInZnl5EoXYCXRlBeQNDVHlQV8qCpIT6ToAo-fqwoW5fe1uOhNz_Rm2ijIr8GeCFI73ck1hqCZ472kfRQ&__tn__=%2CO%2CP-R]-R

Nước búng= Eau croupissante

Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd.

…“Búng” là từ được người Nam Bộ dùng rất lâu đời trong xác định địa hình tự nhiên. Trong quyển “Ðại Nam Quốc âm Tự vị” của tác giả Huình-Tịnh Paulus Của, ấn bản tại Sài Gòn từ năm 1896, đã có mục từ “Búng” với giảng nghĩa như sau: “Búng: Chỗ nước sâu làm ra một vùng” và dẫn chứng: “Nước búng: Nước trong chỗ búng”.

  • Công trình “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) cũng có mục từ “Búng”, và giảng nghĩa rằng: “Búng, danh từ, đầm nước. Vô búng. Tát búng”. Về sau, tác giả Huỳnh Công Tín trong công trình “Từ điển Từ ngữ Nam Bộ” (NXB Khoa học xã hội, 2007) giải nghĩa mục từ “Búng”: “Một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh”. Ngoài ra, trong công trình này, tác giả Huỳnh Công Tín có thêm mục từ “Búng tàu”, với giảng nghĩa: “Chỗ nước rộng và sâu, ghe tàu thường neo đậu”.
  • Qua 3 giảng nghĩa mục từ, tạm cho đây là những định nghĩa về địa hình búng, các tác giả đều giống nhau ở nhận định: “Búng” là chỗ nước rộng và sâu. Riêng tác giả Huỳnh Công Tín có những diễn giải cụ thể hơn, góp phần phân biệt búng với các địa hình tương tự như xép, láng, lung…

(nguồn Net)


Phạm Hoài Nhân:
Tự điển tiếng Việt Nam bộ của Bùi Thanh Kiên định nghĩa:

BÚNG:
: (dt)-chỗ sâu, nước xoáy mạnh trong sông, nguy hiểm cho người hay tàu thuyền.

  • Vd: Ghe thuyền tới gần búng bị nước vận rút xuống đáy sông.

E rằng định nghĩa này không chính xác, vì nhiều búng – như Búng Bình Thiên nói trên – nước đâu có xoáy mạnh.


Cá Vàng:

BÚNG: Nghĩa khá rộng. Theo Tabert 1773, nước búng là nước tù động hôi thối (eau croupissant); theo Hùinh Tịnh Paulus Của 1895, búng là chỗ nước sâu làm ra một vùng; theo Génibrel 1898, nước búng, chỗ búng là nước tù đọng, sâu (eau dormante, profonde); theo Nguyễn Văn Ái 1994, búng là đầm nước; theo Huỳnh Công Tín 2007, búng là một đoạn sông, kênh phình ra và sâu, hoặc chỗ lõm sâu ở ngã ba sông, ngã tư kênh.

Về “Búng Bình Thiên”, trong GĐTTC 1820, Trịnh Hoài Đức gọi là “Bình Thiên Đãng”, và Phạm Hoàng Quân 2019 chú giải như sau: “Bình Thiên Đãng (平天蕩), tức bưng Bình Thiên Lớn (còn gọi là Búng Bình Thiên, Búng Lớn, Hồ Nước Trời), trên đất các xã Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chữ “đãng” [trong địa danh Bình Thiên Đãng] có nghĩa là “đầm nước rộng lớn”, do Trịnh Hoài Đức chuyển nghĩa từ chữ bưng [tiếng Khmer: bâng].”

Như vậy, theo Phạm Hoàng Quân, từ nguyên của “búng” trong địa danh Búng Bình Thiên là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង). Và có lẽ vì một trong các từ nguyên của búng là “bưng”, tiếng Khmer là “bâng” (បឹង) nên “Từ điển Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn Ái chủ biên (NXB TP Hồ Chí Minh, 1994) mới giảng Búng là đầm nước.

Từ “BÂNG” (បឹង) trong tiếng Khmer thường được hiểu là vùng trũng thấp ngập nước tự nhiên, rộng lớn hơn ao, có hoặc không có kinh rạch dẫn nước vào ra… Còn từ BÚNG, tôi tạm cho là có 2 nghĩa:

  • Búng 1: là “bưng” (đầm nước), hoặc chỗ nước tù đọng… Từ nguyên có thể là “bâng” (បឹង)
  • Búng 2: là chỗ lõm sâu ở vàm sông, vàm rạch do nước xoáy tạo ra, hoặc nơi bờ sông bờ rạch bị lõm sâu và phình rộng cũng do nước xoáy tạo. Từ nguyên là gì? Tôi chưa biết.
https://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=uc1.b000742998&seq=837&view=1up
Dictionarium latino-anamiticum, auctore J. L. Taberd

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *