Báo chí nên phiên âm tên lễ hội khmer như thế nào cho đúng!

Thạch Đờ Ni
(2024-02-02 22:06:00)

Chúng ta viết chữ phải đúng chính tả, muốn đúng chính tả thì ta phải hiểu được ngôn ngữ chữ viết của đồng bào Khmer mới viết đúng được. 

Khai mạc Ngày hội Văn hóa – Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XV/2023. Ảnh: HUỲNH SÔNG TIỀN

Dân tộc Khmer sính sống khá đông vùng Tân Nam bộ và lễ hội cũng khá nhiều nên truyền thông đưa tin về lễ hội của người Khmer cũng khá nhiều trong năm năm. Tuy nhiên, tên lễ hội mà báo chí đưa tin thời gian qua vẫn chưa chuẩn xác, theo tôi nên viết đúng thì thông tin sẽ phát huy hiệu quả cao hơn trong việc tuyên truyền về lễ hội của đồng bào Khmer. Bên tách trà râm rang của mùa xuân mới, tôi mạo muội chia sẻ vài kinh nghiệm cách phiên dịch tên lễ hội của đồng bào dân Khmer để góp vui với xuân. 

Muốn là được điều đó chúng ta hãy điểm qua một số yếu tố khác biệt và tương đồng của phụ âm Khmer và phụ âm Việt. Trên thế giới có rất nhiều ngông ngữ khác nhau nên khi chúng không biết thì không đọc và nghe được ngôn ngữa mà ta chưa biết. Tuy nhiên về cơ bản mỗi ngôn ngữ đều có các phụ âm tương đồng với nhau. Ví dụ chữ Việt có 24 chữ cái không có phụ âm “CHH” so với chữ Khmer và 33 phụ âm Khmer thì không có phụ âm “G” và phụ âm. Như vậy, tất cả phụ âm còn lại đều giống nhau khi phiên âm thì có thể đọc chuẩn xác được. 

Nhưng, điều đáng nói đầu tiên là khi chúng ta viết tin bài về lễ hội của đồng bào Khmer thì chúng ta không nghĩ đến yếu tố chữ viết mà chúng ta cứ viết theo ngôn ngữ nói nên không chuẩn xác và chúng ta thường hay bỏ qua yếu tố văn viết là chính tả. Cơ bản là chúng ta phải viết đúng còn nếu bạn đọc sai thì là do cách đọc của họ, chứ mình không thể viết theo cách đọc của họ mà chấp nhận viết sai trong tác phẩm báo chí truyền thông. Sau đây là một số cách phiên âm lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer chúng ta cùng tham khảo:

Lễ vào năm mới viết đúng là Lễ “Chôl Chhnăm Thmây”, Chôl = vào; Chhnăm = năm; Thmây = mới. Theo chữ Việt thì chỉ có phụ âm đơn âm còn chữ Khmer phụ âm là đa âm. Ví dụ: C (cờ) + (hờ) = CH (chờ), nhưng CH trong chữ Khmer khi ghép lại phải đọc là “CờHờ” và ghép với một nguyên  âm nào đó để có nghĩa. Như vậy, ta thấy rằng cách viết trong chữ Việt dù có ghép 2 hoặc 3 phụ âm thì vẫn đọc là đơn âm. Ví dụ: Ng; Ngh; Tr; Th…. Còn chữ Khmer ghép bao nhiêu phụ âm thì đọc bấy nhiêu âm nên gọi là đa âm.  

Còn lễ hội mà báo chí hay viết sai nhiều nhất đó là lễ Sen Đôn Ta vì chúng ta thường viết Sene Đôl ta hoặc Sen Đôlta… Tại sao ta không nên viết thế? Sen= cúng; Đôn = bà; Ta = ông. Còn “Sene” “Đôl” hoặc Đôlta” thì hỏng biết nghĩa là gì. Chữ Đôn và Ta không thể viết liền với nhau được vì hai từ này có nghĩa rõ ràng từng từ nên không thể viết liền với nhau. Mặt khác do khác biệt về đặc điểm của ngôn ngữ nên kể cả người Khmer khi phiên âm thành tiếng Việt cũng chỉ chú tâm vào việc đọc chứ không nghĩ đến yếu tố chữ viết. Và đôi khi thì họ lại phiên âm cách phiêm âm của thế giới, phiên âm theo tiếng Pháp, tiếng Anh… mà họ quên một điều là phiên âm cho người Việt đọc. 

Lễ cuối cùng là lễ Óc Om-bốc. Có nơi phiên âm là Oóc Om bóc; Oóc Oom Bóc hoặc Oóc Oom Bóc … Nhưng mấu chốt của vần đề là: Thường tiếng Việt đọc O thành Ô nên cũng khó khăn cho việc phiên âm. Ví dụ: như khối óc vì lý do đó nên khi phiên âm Óc thì sẽ bị đọc là Ốc nên viết thêm một chữ O cho chắc ăn. Óc hay Ók thì giống nhau không vấn đề gì vì phụ âm “Co” hay “Cô” trong chữ Khmer tương đương với “C” trong tiếng Việt. Còn “Om-bốc” thì sau? Thường người ta quy định các từ chồng vần trong tiếng Khmer mà khi tách ra mà không có nghĩa riêng biệt thì người sẽ để dấu gạch ngang “ – “ ở giữa để biết rằng 2 âm tiết không tách rời nhau ra được. Từ đó, Om-bốc là danh từ có nghĩa là cốm dẹp nên khi viết chúng ta nên viết Om-bốc mới đúng.  Vậy lễ đúc cốm dẹp hay cúng trăng của đồng bào Khmer viết chuẩn nhất là “Óc Om-bốc”. 

Như vậy, thì rõ ràng rằng: Chúng ta viết chữ phải đúng chính tả, muốn đúng chính tả thì ta phải hiểu được ngôn ngữ chữ viết của đồng bào Khmer mới viết đúng được. Ta cũng nên bỏ cách viết theo phiên âm theo giọng nói mà nên viết phiên âm theo chữ viết thì đúng đắn hơn.

Thạch Đờ Ni

https://nguoilambaokiengiang.vn/trang/TinTuc/143/1591/Bao-chi-nen-phien-am-ten-le-hoi-khmer-nhu-the-nao-cho-dung-.html

© Trang TTĐT tổng hợp của Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
Chịu trách nhiệm chính: Lê Thành Phương, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh
Giấy phép: số 10/GP-TTĐT do Sở Thông Tin Và Truyền Thông Kiên Giang cấp ngày 02/02/2024
Thư điện tử: guitinbai2024@gmail.com