Các địa danh: cù lao Chà Và, cù lao Tản Dù, cù lao Cái Vừng

Không có mô tả ảnh.

Cù lao Chà Và

Lê Ngọc Quốc

Cù lao Chà Và:

– Địa bạ An Giang 1836 cụ Nguyễn Đình Đầu dịch:

* Phủ Tuy Biên- Huyện Đông Xuyên- Tổng An Thành có thôn Long Khánh;

ở 2 xứ Chà Và Châu, Tản Dù Châu.

– Đông giáp sông, giáp thôn An Phong (tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường).

– Tây giáp sông và địa phận thôn Long Sơn.

– Nam giáp sông.

– Bắc giáp sông.

Nay Cù lao Long Khánh, gồm 2 xã Long Khánh A và B thuộc huyện Hồng Ngự.

Xưa là 2 xứ Chà Và Châu, Tản Dù Châu.

Chà Và thì có lẽ nơi cư dân Java đến cư trú, khai canh; còn Tản Dù (?)

Cá Vàng (Cao Văn Nghiệp)

CHÀ VÀ – XÀ BÀ – ĐỒ BÀ

[Cù lao] CHÀ VÀ, trong nguyên tác Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí chép là 闍 [門+巴] và Phan Đăng dịch là XÀ BÀ; trong nguyên tác Đại Nam Nhất Thống Chí cũng chép là 闍 [門+巴] và Nguyễn Tạo dịch là ĐỒ BÀ.

Cá Vàng

DINH CHÂU – DOANH CHÂU

Không rõ nguyên văn trong Đại Nam Nhất Thống Chí chép thế nào mà Nguyễn Tạo dịch âm là DINH CHÂU (trong câu: Giữa sông đột khởi gò cát gọi là Dinh-châu, Tòng-sơn-châu…). Trong Hoàng Việt Nhất Thống Địa Dư Chí chép là 溋 洲 và Phan Đăng dịch âm là DOANH CHÂU.

Cá Vàng

CÙ LAO CHÀ VÀ (“Chà Và châu” 闍[門巴]州)

Từ nguyên của “Chà Và” có thể là:

– “Java”, tức những người đến từ đảo Java của Indonesia mà chúng ta thường gọi là là người Chà Và (về sau, tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Độ), Chà Ma ní (Manila, Philippines), Chà Nam Dương (Indonesia)… đều được gọi là người Chà Và)

– “Chrava” (ច្រវា), tên loại cây thủy sinh mà người Việt gọi là cây “mái giầm”. “Chrava” cũng là thành tố của một loại cây thủy sinh, đó là “ស្លាបច្រវា” (slabachrava), tức cây mã đề nước (thành tố “nước” được dùng để phân biệt với cây mã đề mọc trên cạn).

Theo bạn Tran Kong, ở miền Nam có khá nhiều địa danh Chà Và, trong đó có một số địa danh có liên quan đến người Chà Và, tức nơi đó từng có người Chà Và cư trú. Đối với các địa danh Chà Và mà chỉ có người Khmer sinh sống từ xưa đến nay thì nguồn gốc các địa danh này có thể liên quan đến từ “Chrava”.

Từ nhận xét của bạn Tran Kong, chúng ta cần tìm hiểu thêm, cù lao Chà Và có liên quan đến người Chà Và hay có liên quan đến từ “Chrava” trong tiếng Khmer.

Tuan Vo

Chú Cá Vàng Lê Ngọc Quốc, khả năng địa danh này nói đền người Chà Và là khá cao. Phía bắc cù lao Chà Và là rạch Trà Dư. Theo bản đồ Nam Kỳ 1867 và 1901 thì ở đầu nguồn rạch này, bên phía tây là làng của người Mã Lai và Campuchia.

– Bản đồ Nam Kỳ 1867: https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51595275768/in/album-72157716368386777

– Bản đồ Nam Kỳ 1901: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b53029886z/f1.item.r=cochinchine.langEN.zoom

Cù lao Tản Dù

Cá Vàng

CÙ LAO TẢN DÙ (TẢN DÙ CHÂU 傘𢂎州)

Theo địa bạ thôn Long Khánh, tổng An Thành, huyện Đông Xuyên, tỉnh An Giang lập năm 1836, thôn này gồm 2 xứ: xứ Cù Lao Chà Và và xứ Cù Lao Tản Dù. Trong đó:

Xứ Cù Lao Tản Dù (Tàn Dù Châu xứ 傘𢂎州處):

– Đông giáp sông, lại giáp xứ Cù Lao Chà Và (Chà Và Châu xứ 闍[門巴]州處)

– Tây giáp sông, lại giáp xứ địa phận thôn Long Sơn

– Nam giáp sông

– Bắc giáp sông

—–

– Chà Và 闍[門巴]: có nhà phiên âm là Đồ Bà, lại có nhà phiên âm là Xà Bà.

– Sông (giang 江): ở đây là sông Tiền)

– Thôn Long Sơn 龍山: Rất có thể do Quyết định ngày 18/10/1875, thôn Long Sơn bị cắt đất để thành lập 3 thôn: thôn Long Thuận, Phú Thuận (2 thôn này nằm trên cù Cái Vừng) và thôn Long Phú. [Long Sơn > Long Sơn + Long Thuận + Phú Thuận + Long Phú]. Do Quyết định ngày 5/1/1876, thôn đổi gọi thành làng. Vì 2 quyết định trên mà phía tây cù lao Tản Dù, theo bản đồ 1890, giáp 3 làng: Long Thuận, Long Sơn, Long Phú.

Tuan Vo

Chú Cá Vàng , Tán Dù có phải là cái dù, cái ô? 去塵怒渃車琴瑟 拫俗 箕樁担傘𢂎 Khử trần nọ nước xe cầm sắt. Ngăn tục kia thông đẵn tán dù. https://www.nomfoundation.org/nom-tools/Tu-Dien-Chu-Nom-Dan_Giai?nom=%E6%8B%AB&radicalNum=64&strokeCt=6&uiLang=en

Tuan Vo

Chú Cá Vàng có thể có sự trùng hợp khi ở xã Prek Chrey có ấp ភូមិខ្នារតាំងយូ Khnar Tangyu. Ấp này người Việt hay gọi là ấp Mương V.u’. Và nghĩa của Tangyu តាំងយូ cũng là cây dù.

Theo https://thmeythmey.com/?page=detail&id=84410

«​តាំងយូ​»​ជា​ពាក្យ​កម្ចី​ពី​ចិន ដែល​មានន័យថា ឆត្រ​ក្រាញ​ឫស្សី​ប្រទាក់​ស្រេះ​អំបោះ​ពាស​ក្រដាស​ស្វិត​ជ្រលក់​ជ័រ ឬ​សំពត់​ជ្រលក់​ជ័រ​, ជ្រលក់​ក្រមួនឃ្មុំ ដង​ឫស្សី ឬ​ឈើមូល​មាន​គន្លឹះ សម្រាប់​បាំង​ភ្លៀង និង​កម្តៅថ្ងៃ​។

​វចនានុក្រម​ខ្មែរ​របស់​សម្តេច ជួន ណាត បានលើកឡើង ពាក្យ​មួយចំនួនទៀត ដែលជា​កម្ចី​ពី​ចិន ដោយ​ពាក្យ​ទាំងនោះ​មាន តាំងឱ ចិន​ថា​ត័ង​អូ៎​, មីសួ​, គុយទាវ​, ចាប់ហួយ​, ហេង​, បង្អែម​តៅស៊ន​,​សៀវភៅ ជាដើម​៕

“Tang Yu” là từ mượn từ tiếng Hán, có nghĩa là chiếc ô tre, cái lưới, sợi chỉ, mảnh giấy, mảnh giấy ngâm trong nhựa hoặc một chiếc váy ngâm trong nhựa ong, que tre hoặc hình tròn. gậy có đầu để che mưa che nắng.

Từ điển tiếng Khmer của Samdech Chuon Nath có đề cập đến một số từ mượn từ Trung Quốc, đó là Tang O, tiếng Trung, Tang Oh, Mi Su, Kuy Teav, Chab Houy, Heng, Tofu dessert, sách, v.v.

Cù lao Cái Vừng

Tuan Vo

Xin phép chú Lê Ngọc Quốc và chú Cá Vàng được bàn ngoài lề về địa danh kế cận: cù lao Cái Vừng. Xin hỏi Cái Vừng là gì?

Địa bạ thôn Long Sơn và Phú Lâm đều ghi là xứ Nguyệt Vựng 月暈 (vừng trăng, vầng trăng ). Nguyễn Đình Đầu dịch là Nguyệt Vị. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí và Gia Định Thành Thông chí cùng ghi Cái Vừng 丐暈 (cái vừng trăng). [1]

Truyện Kiều cũng có chữ “vầng trăng 暈𦝄” trong câu “Vầng trăng ai xẻ làm đôi …”. [2]

Trong khi đó, Đại Nam thực lục (bản Duy Minh Thị 1873) chép Cái Vừng 丐𣜸 [木+暈] (Cái cây vừng Careya arborea). [3]

Lê Trung Hoa cũng cho rằng Cái Vừng là nói đến cây vừng Careya arborea. [4]

Lê Hương (dẫn theo Trương Vĩnh Ký) cho rằng Cái Vừng là theo tiếng Khmer của Srôk Kompon ten. [5]

—-

[1]

– Địa bạ thôn Phú Lâm: https://diabaangiang.wordpress.com/2024/09/30/dia-ba-thon-phu-lam/

– Địa bạ thôn Long Sơn: https://diabaangiang.wordpress.com/2024/09/30/dia-ba-thon-long-son/  

– Xem bản dịch Gia Định Thành Thông Chí của Lý Việt Dũng, phần nói về Sơn Xuyên Chí, Trấn Vĩnh Thanh, Long Sơn châu:

LONG SƠN CHÂU 111 [283]

Tục gọi là cù lao Cái Vừng, ở thượng lưu Tiền Giang, dài hơn 47 dặm, lồi lõm góc cạnh giống như đầu rồng, phía đông cách đạo thủ mới Tân Châu 5 dặm rưỡi, cách trấn về phía tây 174 dặm rưỡi, xóm Tân Phú Lâm ở đấy; [67a] kế tiếp phía đông có cù lao Tản Dù, cũng phía đông ấy còn có cù lao Đồ Bà (Chà Và) 112 [284]), tất cả giăng thành hình chữ nhất mà có lớn nhỏ thứ tự khác nhau. Nơi đây rừng tre um tùm, đường sông thông nhau, bờ phía tây là đồn mới Tân Châu, bờ phía đông là đồn mới Chiến Sai, bờ phía bắc là đồn mới Hùng Ngự (Hồng Ngự), có địa thế là một ải quan hùng mạnh chặn giữ chỗ hiểm yếu.

111- Long Sơn châu (竜山洲): Tục gọi là cù lao Cái Vừng (chữ Nôm viết mấy cách như ,j, k,l). Chữ nếu là chữ Hán đọc Vựng, nhưng chữ Nôm phải đọc Vừng.

112- Đồ Bà châu (|): Tục gọi cù lao Chà Và. Theo di cảo của Trương Vĩnh Ký thì tiếng Khơ me của cù lao nầy là Koh cva. Cva là tiếng Khơ me để gọi người Chà Và (Đồ Bà) vậy.

[2] Xem https://vi.wikisource.org/wiki/Truy%E1%BB%87n_Ki%E1%BB%81u_(b%E1%BA%A3n_Ki%E1%BB%81u_O%C3%A1nh_M%E1%BA%ADu_1902)

暈𦝄埃仕爫堆

姅印襘隻姅𤐝𨤵長

Vừng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

[3] Xem: https://dainamthucluc.wordpress.com/2024/08/11/thuc-luc-ve-the-to-cao-hoang-de-gia-long-quyen-01/

Duệ Tông đi Đăng Giang 橙江 (1. Đăng giang: sông Chanh, rạch Chanh) (thuộc tỉnh Định Tường).Vua đem binh Đông Sơn đến ứng viện, đón Duệ Tông đến Cần Thơ 芹苴 (tức đạo Trấn Giang thuộc tỉnh An Giang), rồi đến Long Xuyên 龍川 (thuộc tỉnh Hà Tiên, tục danh Cà Mau).

[bản Duy Minh Thị 1873:

Trong các xứ có tên xưa 舊名處 đều thiết lập thành các đạo có quan thủ ngự 守禦官 : xứ Quang Hóa thiết lập Quang Hóa đạo 光化道, rạch Cà Mau [木歌] 毛瀝 thiết lập Long Xuyên đạo 龍川道, Rạch Giá 瀝架 thiết lập Kiên Giang đạo 堅江道, Lấp Vò [Lập Vu] 垃圩 thiết lập Cường Thành đạo 强城道, Cần Thơ 芹苴 [Thư, Trư, Tra] lập Trấn Giang đạo 鎭江道, Cái Vừng 𣜸  [sông Cái Vừng hoặc cù lao Cái Vừng] lập Tân Châu đạo 新洲道, Sa Đéc 沙的 lập Đông Khẩu đạo 東口道.

]

[4] Xem https://diadanhkhmer.wordpress.com/2024/07/13/cay-vung/https://diadanhkhmer.wordpress.com/2024/07/12/vai-net-ve-dia-danh-o-tinh-an-giang/

[5] Xem https://diadanhkhmer.wordpress.com/2024/07/13/dia-danh-ten-mien/