Rạch Giá

Rạch Giá là thành phố biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh Kiên Giang.

Về tên gọi Rạch Giá (chữ Hán: Giá Khê) có 2 giả thuyết:

  • Một ý kiến cho rằng tên gọi này do đọc chệch từ tiếng Khmer ក្រមួនស /Krâmuŏn Sâ / hoặc / Kramuon Sar / (sáp trắng) mà ra, tuy nhiên sự biến âm này thiếu tính thuyết phục;
  • Ý kiến khác (dựa theo Sơn Nam) thì cho rằng tên Rạch Giá có từ thời chúa Nguyễn, khi ấy ở đây có rất nhiều cây giá bên bờ rạch, đất rộng và hoang vu, dân cư thưa thớt, đa số là người Khmer và người Việt, giả thuyết hợp lý và đáng tin cậy.

Tiếng Khmer gọi Rạch Giá là រាជា / riecie, Réachéa/: vua chúa. Nhưng có lẽ chỉ là cách phiên âm từ tiếng Việt là Rạch Giá sang Khmer.

Gốc tên gọi địa danh này là ក្រមួនស /Krâmuŏn Sâ / hoặc / Kramuon Sar /:

  • ក្រមួន ( n ) [krɑmuən] : sáp ong
  • ស ( adj ) [sɑɑ] : màu trắng

Có lẽ người Khmer thấy vùng này có nhiều tổ ong có sáp màu trắng (do ong hút mật hoa rừng tràm U Minh?) mà gọi tên.
Còn người Việt thì thấy nhiều cây giá mọc ven con rạch thì gọi là rạch Giá.
Trà mủ, giá hay chá (danh pháp khoa học: Excoecaria agallocha[1]) là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0_m%E1%BB%A7

Theo tác giả Cao Văn Nghiệp:

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02eQUixfhoWDWpCX2EDLZweRrgxcxLXF7LtNVqSREZdMQKnqutAtcDPRYNdtwLGe37l?notif_id=1697616078952271&notif_t=close_friend_activity&ref=notif

ĐỊA DANH RẠCH GIÁ
Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:
“200 tầm, qua rạch Sỏi, rạch này có cầu, rạch chảy vòng nhiệm sở Kiên Giang, [75a] mặt sau thông vào bên trái của Rạch Giá, đến nhiệm sở của đạo Kiên Giang. Nhiệm sở đạo Kiên Giang mặt nhìn ra biển, bên trái là Rạch Sỏi, bên phải là Rạch Giá, đường thủy chảy vòng thông lưu mọi nơi, ở đây có người Kinh và người Hoa sinh sống, phố xá liền nhau. Từ bên phải đạo này qua cầu Rạch Giá, đầu cầu có đồn phân thủ, theo hướng nam dọc bờ đi ra biển, qua Rạch Răng, Vàm Đất, Rạch Lai, Vàm Giong, Rạch Vược rồi ra cửa biển Hà Tiên.” (tr.329)
Đối ứng với các cụm từ “Rạch Giá”, “Rạch Giá” và “cầu Rạch Giá” ở trên, nguyên văn lần lượt chép là: “瀝架” (Rạch Giá), “瀝架” (Rạch Giá) và “瀝架橋” (Rạch Giá kiều). Trong Gia Định thành thông chí (Quyển 3, mục Trấn Hà Tiên) của Lê Quang Định có câu “堅江江港俗名瀝架” (Kiên Giang giang cảng tục danh Rạch Giá/ Giang cảng Kiên Giang tục gọi là Rạch Giá). Như vậy, địa danh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí và trong Gia Định thành thông chí đều chép là “瀝架”.
Địa danh Rạch Giá này, trong Di cảo của Trương Vĩnh Ký chép tên tiếng Khmer là “péam prêk kramuon so” (nghĩa là Vàm rạch Sáp Trắng – chữ Khmer có thể là ពាម ព្រែក ក្រមួន ស)
Gần đây, nhà nghiên cứu Đào Thái Sơn cho biết nguồn gốc địa danh Rạch Giá ở Kiên Giang như sau:
“Rạch Giá không phải con rạch mọc nhiều cây giá. Địa danh này bắt nguồn từ រាជា – Reach Chea, người Pháp ghi là Raja, sau đọc thành Rạch Giá. Reach Chea là vùng đất thời vua Thủy Chân Lạp ban cho hai vị tướng có công đánh tan quân Xiêm. Từ រាជា nghĩa là có liên quan đến nhà vua.”. (https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid03o64EBYLtpAspTN23fkVVksjDkegiGAMACcAAue4J4C56ydSxwUshDNyqcwhTQdcl&id=100002978782946)
Ngoài “Rạch Giá” ở trên, cũng trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) tác giả Lê Quang Định còn nhắc đến một “Rạch Giá” khác nữa trong đoạn sau đây (Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa, 2005):
“2.500 tầm thì hai bên đều là rừng rậm, không có dân cư, đến Rạch Miễu, rạch ở phía bên phải, rộng 3 tầm, sâu 3 tầm, cuối rạch mới có dân cư. 2.300 tầm thì hai bên đều là rừng chằm, không có dân cư, đến Rạch Giá, rạch này ở phía bên phải, rộng 4 tầm, sâu 2 tầm, cuối rạch mới có dân cư và giồng đất. 4.840 tầm ở phía phải của cửa biển Băng Côn, bên trái là Cù Lao Cát, đến cuối rạch là đồn phân thủ, bên phải là rừng rậm, đến rạch Eo Trối (Xổi) rồi chảy ra cửa biển Băng Côn.” (tr.323)
Đối ứng 3 cụm từ “đến Rạch Miễu, rạch này ở phía bên phải”, “đến Rạch Giá, rạch này ở phía bên phải” và “cửa biển Băng Côn”, nguyên văn lần lượt là: “至瀝廟[氵巧], [氵巧]在江之右” (Chí Rạch Miễu xẽo, xẽo tại giang chi hữu/ Đến xẽo Rạch Giá, xẽo tại bờ phải), “至瀝架[氵巧], [氵巧]在江之右 ” (Chí Rạch Giá xẽo, xẽo tại giang chi hữu/ Đến xẽo Rạch Giá, xẽo tại bờ phải) và “冰昆海門” (Băng Côn hải môn/ Cửa biển Băng Côn)
Vì Rạch Miễu nay thuộc tỉnh Tiền Giang và cửa biển Băng Côn (nay thường gọi là cửa Băng Cung) nay thuộc tỉnh Bến Tre nên chúng tôi tạm phỏng đoán, xẽo Rạch Giá nay thuộc tỉnh Tiền Giang hoặc tỉnh Bến Tre.
Đến đây chúng tôi tạm cho rằng, theo ghi nhận của Lê Quang Định, trong trấn Vĩnh Thanh có 2 địa danh Rạch Giá ở 2 nơi khác nhau: Rạch Giá nay thuộc tỉnh Kiên Giang và Rạch Giá nay thuộc tỉnh Tiền Giang hoặc tỉnh Bến Tre. Vì cả 2 địa danh đó đều được Lê Quang Định chép chữ Nôm là “瀝架” nên rất có thể Rạch Giá là con rạch có tên là Giá và Giá có thể là cây giá (loại cây thường mọc ở vùng đất ngập mặn, tên khoa học là Excoecaria agallocha).
Nếu quả thật “Giá” trong địa danh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang) là cây giá thì rất có thể, khi lưu dân người Việt đến đây thấy ở vàm rạch và/ hoặc 2 bên bờ rạch có nhiều cây giá mọc hoang nên đặt tên như vậy, mặc dù người Khmer bản địa từng gọi nơi này là “péam prêk kramuon so” (theo Trương Vĩnh Ký) hoặc là “Reach Chea” (theo Đào Thái Sơn).
Vì “Reach Chea” khá gần với âm “Rạch Giá” nên chúng tôi viết bài này với hy vọng NNC Đào Thái Sơn sẽ nêu thêm chứng cứ để thuyết “Reach Chea” (tạm gọi như vậy) tăng thêm mức độ khả tín.



Hoa tràm rừng U Minh


Tổ ong rừng U Minh (imgur.com)

https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Excoecaria_agallocha

Trà mủ, cây giá, cây chá Excoecaria agallocha

Theo tác giả Đào Thái Sơn

Rạch Giá không phải con rạch mọc nhiều cây giá. Địa danh này bắt nguồn từ រាជា – Reach Chea, người Pháp ghi là Raja, sau đọc thành Rạch Giá. Reach Chea là vùng đất thời vua Thủy Chân Lạp ban cho hai vị tướng có công đánh tan quân Xiêm. Từ រាជា nghĩa là có liên quan đến nhà vua.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid03cw3w3Gc5KkLXnF4ZFdgbPkY64UR8S9LoPYcBaYJQaYxUBHQZCRiFxRsVfFPpxEjl&id=100002978782946

Về cách gọi 迪 石 Địch Thạch của Thành phố Rạch Giá trong tiếng Trung Quốc

Wikipedia bản tiếng Trung Quốc:

Trong tiếng Trung Quốc (Mandarin) Thành phố Rạch Giá/Hán Việt ghi là 城庯瀝架 / được gọi là 迪石市 /Địch Thạch Thị/, thay vì 瀝架市 Rạch Giá Thị.

https://zh.wikipedia.org/wiki/%E8%BF%AA%E7%9F%B3%E5%B8%82

名稱 [Danh Xưng]
迪石市的越南語名稱為“瀝架”,當地華人音譯作“迪石”。
[Thành phố Địch Thạch có tên gọi theo tiếng Việt là Rạch Giá, được người Hoa tại đó phiên âm là Địch Thạch]

歷史 [Lịch Sử]
曾经是柬埔寨的领土、1715年越南阮朝的南進政策下扩张而来的領土。柬埔寨名为Kramuon-Sa。
[Từng là đất cũ của Campuchia, năm 1715 lãnh thổ này được mở rộng theo chính sách Nam tiến của nhà Nguyễn Việt Nam. Tên gọi đất này theo tiếng Campuchia là Kramuon-Sa]

Theo Wiktionary

Theo cách đọc của tiếng Mân Nam Phúc Kiến, 迪石 đọc là Ték Siā

John Crawfurd khi miêu tả về địa lý Việt Nam (1822) có nhắc đến các địa đanh ở Nam Kỳ như sau:

Kamboja [Gia Định Thành] có thủ phủ ở Saigun, bao gồm 6 tỉnh: Ya-teng, Peng-fong, Fo-an, Win-cheng, Ho-sin, Teng-chong. Các tên gọi cũ tiếng Kambojan như Dong-nai, Que-douc [Châu Đốc], Sa-dek, Mi-tho, Ca-mao, Tek-sia [Tắc Xía, Tắc Cậu?][49] vẫn còn dùng trong dân chúng. Chính quyền Kamboja [Gia Định Thành] kéo dài từ đảo Ko-kong đến mũi Cape St. James [Vũng Tàu]. Các sông lớn là Pong-som, Kampot, Kang-kao hoặc Hatien [sông Giang Thành] (còn ghi là Athien), Tek-sia [sông Cái Lớn] (Tek-sia là theo tiếng Hoa, tiếng Kamboja là Kar-mun-sa, tiếng Việt là Ret-ja), Tek-mao [sông Cà Mau], sông lớn Kamboja [sông Cửu Long] và sông Saigun. Sông Kamboja [sông Cửu Long] là một trong những con sông lớn nhất châu Á, nó có ba cửa đổ ra biển, gồm: Sông Tây hay Sông Basak [Ba Thắc], Nhánh Đông hay Nhánh Giữa, Sông Bắc hay Sông Nhật Bản. Sông Saigun được cách nhà hàng hải châu Âu đánh giá là con sông tốt nhất châu Á.

Nguyên văn tiếng Anh:

The river of Tek-sia disembogues itself into the Gulf of Siam, about the latitude of 9° 46′ North. This is the name given to it by the Chinese traders ; but in the Kambojan language it is called Kar-mun-sa, and in the Cochin Chinese Ret-ja. It is of considerable size, and navigable all the way to the great Kamboja river for small vessels. The country around it produces great abundance of bees-wax ; but it is little cultivated, being scarcely habitable, on account of the number of mosquitoes and leeches with which it is infested.

Theo tác giả Cao Văn Nghiệp:

Tạm dịch: Sông Tek-sia đổ vào Vịnh Thái Lan, khoảng vĩ độ 9°46′ Bắc. Đây là tên do các thương nhân Trung Hoa đặt cho nó; nhưng trong tiếng Khmer nó được gọi là Kar-mun-sa, và trong tiếng Việt ở Miền Nam gọi là Ret-ja.

Tạm chú giải:

  • [Sông ] Tek-sia: Rất có thể các thương nhân Trung Hoa, cụ thể là người Mân Nam, đọc trại “Rạch Giá” thành “Ték Siā” và viết là “迪石” (âm Hán Việt là “Địch Thạch”).
  • Kar-mun-sa: chữ Khmer là “ក្រមួនស” nghĩa là Sáp Trắng (sáp ong màu trắng). Theo học giả Trương Vĩnh Ký, người Khmer gọi Rạch Giá là “péam prêk kramuon so” (nghĩa là Vàm rạch Sáp Trắng – chữ Khmer có thể là ពាម ព្រែក ក្រមួនស). Ngày nay, địa danh Rạch Giá vẫn được người Khmer gọi là “ក្រមួនស” (Kramuonsa), ví dụ như “thành phố Rạch Giá” được người Khmer gọi là “ទីក្រុង ក្រមួនស” (Tikrong Kramuonsa)
  • Ret-ja: tức Rạch Giá, chữ Nôm là “瀝架”.

(Từ các kiến giải của bạn Tuan Vo tôi tạm dịch và tạm chú giải như trên. Một lần nữa xin chân thành cám ơn bạn).


Bản đồ năm 1832 của Arronsmith có chú thích rõ sông Ret-ja or Tek-sia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *