https://www.facebook.com/profile.php?id=100002978782946
Bến Năm Chỉ: người Khmer gọi là កំពង់រកា – Kompong Rô Ka. Rô Ka là tên một loại cây rừng to lớn, thân có gai như cựa gà.
Suối Nước Đục – ព្រែកទឹកល្អក់ .
Rạch Đìa Xù ở Thị trấn Bến Cầu. Nơi đây xưa là vùng trũng, mùa mưa nước đổ về rất mạnh, nên người Khmer gọi là ទឹកឈូ – Tức Chhu, người Việt gọi chệch Chhu ra thành Xù.
BẾN BĂNG DUNG
Băng Dung là tên một cái bến sông dòng Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận xã Phước Vinh của huyện Châu Thành – Tây Ninh…
Thực ra, Băng Dung là cách Việt hóa từ Tabelyul một cách hết sức tài hoa. Tabelyul là một từ Khmer [ត្បែងយោល], trong đó [Tabel / Tabeng – ត្បែង] là cây dầu tà beng, còn [yul / yôl – យោល] là sà xuống, rũ xuống. Vậy Tabelyul là làng / xóm hoặc bến sông có cây dầu tà beng cành nhành sà xuống thấp. Trong quá trình Việt hóa cụm từ này, Tabeng thành ra Băng, còn Yul/ Yôl thành ra Dung. Quả là cái tên tuyệt đẹp và hết sức tài hoa.
Vùng Tân Hiệp xưa gọi là Kà Chốt. Đây là địa danh gốc Khmer có tên là Bâng T’rây Canh Chốs -បឹងត្រីកញ្ចុះ – nghĩa là bàu cá chốt. Ngày xưa còn nhỏ thường xuyên vô phum Kà Chốt bẻ măng le, nay toàn bộ dời lên Suối Dầm.
Suối Thala. Địa danh này có từ trước thời Pháp thuộc, tiếng Khmer ថ្លា Thala nghĩa nước trong. Nhưng tới thời chiến tranh chống Mỹ thì Mỹ lại gọi bằng một cái tên Khmer khác là ល្អក់ Lo ók nghĩa là nước đục.
Bố Lớn là địa danh ở xã Hòa Thạnh, nay là ấp Bố Lớn. Người Khmer của xứ Praha Miệt xưa gọi là Bốs Thom [បុះធំ], nghĩa là khu rẫy lớn, về sau người Việt đến cộng cư đã Việt hóa thành Bố Lớn như ngày nay vẫn gọi.
Bố Kết và Bố Lích là hai địa danh gần nhau, nhưng thuộc về hai xã khác nhau. Bố Kết thuộc về xã Tân Hưng của huyện Tân Châu, còn Bố Lích thuộc về xã Thạnh Tân của Thành phố Tây Ninh. Bố Kết và Bố Lích là hai địa danh còn khá nguyên vẹn âm tiếng Khmer, Bố Kết [Bốs Kớt – បុះកើត] nghĩa là đám rẫy phía đông; Bố Lích [Bốs Lếch – បុះលិច] nghĩa là đám rẫy phía tây.
Ấp Tầm Lanh xã Hiệp Thạnh (Gò Dầu Tây Ninh). Đây là một địa danh gốc Khmer xưa.
Tầm Lanh tiếng Khmer ដំឡាន់ ( Đòm lanh) loại mía cây to, màu trắng có nhiều nước. Người Khmer gọi là អំពៅដំឡាន់ – ôm pâu đòm lanh.
Nhiều người gọi đây là Sóc Chùa. Vì xưa ở đây có ngôi chùa Khmer tên là នាងនួន Niêng Nuôn, nghĩa là cây cẩm lai.
Nơi đây gọi là Đồng Pal. Địa danh này được Việt hóa từ កំពង់បេង – Kompong Bên, nghĩa là bến cây gõ đỏ.
Làng này có tên ជង្រុក Chung Ruk, nghĩa là bồ lúa.
Nơi đây là Sóc Con Trăng ស្រុកកូនទ្រាំង không phải là Con Trăn. Và cũng không liên quan tới trăn rắn hay trăng sao gì cả.
Lễ cúng ông bà của người Khmer gọi là សែនដូនតា Sen Đôn Ta – Đôn là bà, Ta là ông. Hiện nay rất nhiều báo viết tầm bậy là Dolta. Viết như thế là vô nghĩa.
Vạc Xa xưa đây là ព្រែកស្លា – Prek Sla – suối cau.
Ở Kiên Giang có ấp tên là Xà Xiêm. Địa danh này bà con Khmer gọi là ស្រែសៀម – Sre Xiêm – nghĩa là ruộng của người Xiêm (Thái Lan) khai phá. Những người Xiêm này vốn là quân thất trận bị Nguyễn Huệ đánh cho tan nát, sau chạy lẫn vào khu người Khmer, xin tá túc làm ruộng sống để tìm đường về nước.
Hà Tiên là tên do Mạc Cửu đặt ra và cho rằng dựa vào giấc mơ thấy tiên xuống tắm trên sông. Nhưng ít ai nghĩ đây lại là cách Hán Việt hóa một cụm từ Khmer là ផ្សាកន្ទេល – Phsa con têl – chợ bán chiếu.
Châu Đốc cái tên tuyệt đẹp được Việt hóa từ cái tên ngộ nghĩnh មាត់ជ្រូក – mót chruk – mõm heo. Hình thế đất xưa được người Khmer gọi như thế.
Rạch Giá không phải con rạch mọc nhiều cây giá. Địa danh này bắt nguồn từ រាជា – Reach Chea, người Pháp ghi là Raja, sau đọc thành Rạch Giá. Reach Chea là vùng đất thời vua Thủy Chân Lạp ban cho hai vị tướng có công đánh tan quân Xiêm. Từ រាជា nghĩa là có liên quan đến nhà vua.
Núi Bà Đen ở Tây Ninh có nhiều cái tên. Và một trong những cái tên mà người Khmer ở biên giới gọi là – ភ្នំកែវអណែ្ដត – Phnom keo on đét – nghĩa là viên ngọc nổi bồng bềnh trong mây.
Núi Ba Thê ở An Giang. Ba Thê là một từ cổ vừa gốc Khmer vừa gốc Pali. Ba – ប៉ា – là tổ tiên thuộc phái nam, Thê vốn là Thera – ថេរ – ថេរវាទ – nghĩa là vị sư, cao tăng. Ngọn núi có vị cao tăng đến truyền giáo thuở xa xưa.
Ở An Giang có địa danh Óc Eo, gắn liền với văn hóa Phù Nam. Cái tên này ban đầu là អូកែវ – Ô Keo. Ô là vùng đất thấp hơn so với xung quanh, Keo là ngọc cũng là tên người đến ở trước tiên. Người Pháp ghi Ô Keo thành Okev (Okeo) người Việt lại đọc lệch thành Óc Eo cho đến ngày nay.
Rừng U Minh, nhiều bạn lấy tiếng Hán ra giải thích và gán cho cái nghĩa là không có ánh sáng, tối tăm. Thực ra U Minh là từ Việt gốc Khmer អូប្រមាញ់ – Ô pro manh – nghĩa là vùng đất thấp ngập nước, nơi đi săn bắn.
Gần Hà Tiên có ngọn núi tên là Mo So. Mo So là tên Khmer ថ្មស – Tho mo so – nghĩa là đá trắng.
Núi Sam không phải núi hình con sam hay nơi sam tập trung. Sam là từ gốc Khmer អន្សម – on som – nghĩa là bánh tét. Mùa Đôn ta, bà con Khmer bơi xuồng đem bánh tét vô đây cúng, nên gọi là ភ្នំអន្សម – phnom on som – núi bánh tét. Sau người Việt đọc thành Núi Sam.
Trảng rừng Xa Mát. Xa Mát là từ gốc Khmer ស្មាច់ (s’ mách) nghĩa là cây tràm, loại tràm mọc dưới nước.
Núi Sam ở Châu Đốc. Sam là từ gốc Khmer អន្សម – on som – nghĩa là bánh tét.
Núi Ba Thê ở An Giang