Hòn Khoai

Quần đảo Hòn Khoai (tên cũ: Giáng Hương, Ile Independence, Paulo Obi, Pulo Ubi, Pulo Oby)[1][2][3][4][5] là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau, trong đó đảo chính là Hòn Khoai.[6]

Tiếng Khmer gọi Hòn Khoai là កោះដំបង /Ko Tam-pung, Koh Tambong/: cù lao Dùi cui, cù lao Lớn, cù lao Xương rồng

កោះ (adj) to be hanging

(n) gizzard

(n) island

(v) to bark, bay

(v) to convene, convoke, subpoena, summon

(v) to draw / pull (a bowstring to shoot an arrow)

(v) to elevate, hang something on a hook; specif. to hang roofing tiles.

(v) to place something (esp. a tray of food) in a pan of water to keep insects from getting to it

IPA: /kɑh/
ដំបង (adj) to be very big, very large, hefty, large and tall, imposing

(n) club (formerly the main offensive weapon of the Cambodian infantry), cudgel, staff, stick, bat

IPA: /dɑmbɑɑŋ/

cù lao Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cũng được gọi bằng tên កោះដំបង trong tiếng Khmer và “koh Tầm Boong” trong tiếng Chăm.

Xem Khánh Hòa, Châu Phú.


Tiếng Malay gọi Hòn Khoai là Pulo Ubi.


Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Hòn Khoai.[5]

Ngày 7 tháng 3 năm 1822, tàu của Crawfurd hướng đến Cape of Kamboja [mũi Cà Mau]. Ngày 10, khoảng 6 giờ sáng, họ đi ngang đảo Pulo Ubi [Hòn Khoai][9]. Crawfurd nhận thấy biển ở đây nước đục và sình lầy giống như cửa biển ở sông Hằng (Ấn Độ). Sau này ông cũng biết việc đó là do con sông Camao [Cà Mau], hoặc theo cách gọi của người Campuchia, do nó có nhiều phù sa, là Takmao hay dòng nước đen. Khoảng 3 giờ chiều, Crawfurd lên thám hiểm đảo Pulo Ubi. Trên đảo, phái bộ Crawfurd gặp một nhóm ít người dân, 8 người Cochin Chinese [Việt], 2 người Hải Nam. Những người dân này trồng trọt một ít cây ngô, khoai lang và đậu. Họ cũng trao đổi chút ít hàng hóa với các tàu buôn của người Hoa vào lấy nước ngọt. Họ khai thác một loại củ rất to trong rừng, thuộc họ Dioscorea [củ mài?]. Khác với nhiều nhận xét rằng cư dân trên đảo Pulo Ubi là tội phạm bị lưu đày, Crawfurd cho rằng điều đó không có căn cứ. Một ông lão, sống 20 năm trên đảo, còn cho Crawfurd biết rằng ông ấy lo việc thờ cúng vị nữ thần biển Ma-cho-po ở một ngôi miếu trên đảo. Theo Crawfurd, Pulo Ubi là tiếng Mã Lai, trong đó Ubi [khoai] không liên quan tới loại củ Dioscorea đã nói, nó chỉ đơn giản là đảo Yams. Theo ông, người Campuchia gọi đảo này là Ko Tam-pung [Koh Tambong, tiếng Khmer: កោះដំបង][10]người Việt gọi là Kon-gui [Cồn Gui?], người Thái gọi là Kon-Man.[5] Ngày 11 tháng 3, Crawfurd rời Pulo Ubi để đi Băng Cốc, ông đi ngang đảo False Pulo Ubi [Hòn Chuối].[11]

Một bình luận về “Hòn Khoai”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *