Ô MÔI VÀ ĐỊA DANH Ô MÔI

Ô MÔI, tên khoa học Cassia grandis L.f., là cây gỗ trung bình, cao trung bình 10 – 20 m, lá kép lông chim với 8 – 20 đôi lá chét. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài, màu hồng, rất đẹp. Có lẽ do màu hoa mà tên tiếng Hán của cây ô môi là “Hồng hoa thiết đao mộc” (紅花鐵刀木). Trong thi ca Việt Nam có lẽ thi sĩ Việt Châu là người đầu tiên viết về “Hoa ô môi”. Xin trích 4 câu:

Nguồn: Cá Vàng

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02rsvNuWjrEG9UcT5VatqFZ7M2FYkKwKLhvHChrWLEEGYEJkLc18XHTopcWqcfbTjel

“Xuân đã về đây, hoa nở rồi,

Màu phơn phớt đỏ, nụ như môi.

Cảnh nhiều trinh nữ – son chưa thắm,

Trong bóng ngày xanh, mủm mỉm cười.”

Trái ô môi già có màu đen với khoảng 40-50 ngăn, mỗi ngăn chứa một hột dẹp màu vàng, vách ngăn có cơm màu nâu đen, vị ngọt.

Cây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, nhiều nước ở châu Á được trồng làm cây cảnh. Ở Việt Nam, cây ô môi được trồng chủ yếu ở miền Tây. Và ở miền Tây, cây ô môi cũng được xem là cây ăn trái và đặt biệt là rất nhiều người ở miền Tây gọi tên cây này là ÔI MÔI. Mà cái tên này lại trùng hợp với tên “ôi môi” (អូយម៉ូយ) trong tiếng Khmer.

Về địa danh, chúng tôi chỉ biết:

– Bến phà Ô Môi (tên cũ là Bến đò Ô Môi) ở phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang,

– Gò Ô Môi ở khu phố 1, phường Phú Thuận, quận 7, Tp. HCM.

(Ảnh trích từ trang https://www.facebook.com/Chirphy/posts/994488311026780/)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *