SẦU ĐÂU

Tên khoa học: Azadirachta indica.

Tên tiếng Khmer: Sdau/ ស្តៅ.

Ca dao có câu:

Nước mắm ngon dòm sâu đáy hũ,

Thả miếng đu đủ xuống tận đáy bình.

Sầu đâu nhuộm trắng mái đình,

Bao nhiêu trai tráng không nhìn,

Dạ em chỉ để… thương mình anh thôi!

Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá và trổ bông. Lá có vị đắng, hậu ngọt; bông ít đắng hơn và thơm nhẹ. Lá non và bông thường được dùng làm món “gỏi sầu đâu”. Ngon nhất có lẽ là món gỏi sầu đâu trộn với khô cá sặc rằn nướng, xoài sống, dưa leo… chấm với nước mắm me.

Nguồn: Cá Vàng 

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02sh6kH4nVHcJi9MTbnDTSpmGbhN8LsUjzH6rNh7zLCPs3zQ9jwUvvt5RDKA7GyrxUl

Thạch Ba Xuyên

Đọc bài của Anh, em nhớ lại câu thơ truyền miệng mà em sưu tầm được (không chắc là ca dao): Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui tuốt lá sầu đâu

Cô bác đến thăm đều hỏi: Thằng chồng mắc dịch mầy đâu mà nó không lo cho mầy? Xin góp thêm chút xíu về loại cây này ạ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *