ĐỊA DANH BÀU NÂU Ở TÂY NINH

Bàu Nâu là tên rạch, tên cầu ở Tây Ninh. Các địa danh này được nhà nghiên cứu Đào Thái Sơn ghi nhận và giải thích như sau:

“Bàu Nâu là tên hai cây cầu bắc qua con rạch cùng tên chảy qua Quốc lộ 22 thuộc địa phận xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu. Bàu Nâu ở đây không phải cái bàu đất nâu hay có nhiều củ nâu. Mà Bàu Nâu là Việt hóa tên loại cây “ Phnau” xưa mọc nhiều ven con rạch này. Loại cây này to như cây xoài, trái có mủ, chín ăn được, nay thì không còn.”

(Đào Thái Sơn, Những địa danh khó hiểu trên đất Tây Ninh, https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid031nchZb5ZQ3TCPy9MbVJY7LiSP6imHPbvaLswUMVnaeEpuj1RouAEYQJ2nrs2ZJ6Nl&id=100002978782946)

VÀI NHẬN XÉT

1/. Theo Bản đồ địa hình hạt Tây Ninh 1896, “rạch Bàu Nâu” là một chi lưu của sông Vàm Cỏ Đông (Vaïco Oriental). Lúc đó, rạch này là ranh giới tự nhiên của 2 làng Thạnh Đức và Cẩm Giang, cả hai đều thuộc tổng Triêm Hóa, hạt tham biện Tây Ninh), và ở bờ tả vàm Bàu Nâu có “X. Bàu Nâu”, tức xóm Bàu Nâu. (Plan topographique de l’arondissement de Tay Ninh 1896, https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/btv1b530295052/f1.)

Ngoài các địa danh Bàu Nâu ở Tây Ninh, chúng tôi còn thấy ấp Bàu Nâu thuộc Thị trấn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng, Long An.

2/. Cây BẦU BÂU, tên khoa học là Aegle marmelos, tên tiếng Khmer là “Phnau” (ព្នៅ). Cây bầu nâu vừa là cây ăn trái vừa là cây thuốc. Trái chín có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, thường dùng làm nước giải khát vừa thơm ngon lại vừa bổ sung sinh tố, rất hữu ích đối với người lớn tuổi. Rất có thể cây bầu nâu từng được gọi là cây BÀU NÂU, và cái tên “bàu nâu” này còn lưu lại trong các địa danh BÀU NÂU nói trên.

3/. Sông Vàm Nao, di cảo Trương Vĩnh Ký ghi tên tiếng Khmer là “Păm prêk nàv” (theo Vương Hổng Sển trong Từ điển tiếng nói miền Nam, Nxb Trẻ, năm 1999, tr.263). Về địa danh này, Phi Hung Tang nêu ý kiến như sau:

“Vàm Nao có gốc từ tiếng Khmer là ពាមព្រែកព្នៅ phiên âm tiếng Pháp: Peam Prek Pnov, phiên âm tiếng Việt : Piêm Prêc P.nâu, tạm dịch nghĩa : ពាម = vàm, ព្រែ = kênh, sông, rạch …, ព្នៅ = cây Bồ nâu, cây Bầu nâu, cây Trái nấm. Chữ “Vàm Nao” thì chỉ giữ lại 2 chữ là: ពាម và ព្នៅ, bỏ bớt chữ ព្រែក ở giữa, = ពាមព្នៅ = Peam Pnov = Vàm Nao.

“Pnav hoặc Pnâu, thì khi phát âm tiếng Khmre sẽ là Pơ nâu hoặc P-nâu, nhưng trong thực tế thì Pơ nâu hoặc P-nâu người Khmer đọc nhanh sẽ mất tiêu âm P mà nghe thành Nâu hoặc Nav (phiên âm tiếng Pháp), cái này có vẻ giống tiếng Việt, VD: 25 đọc là “hai mươi lăm”, không ai đọc là “hai mươi năm”, nhưng đọc nhanh sẽ là “hăm lăm” mất tiêu chữ “mươi” rồi. Vì vậy: Nao = Nâu, Nav = Pnâu.”

Tạm kết: Rất có thể “Phnau/ Pnov/ P.nâu” (ព្នៅ), nghĩa là cây Bồ nâu, là nguồn gốc các địa danh rạch/ cầu/ xóm Bàu Nâu ở Tây Ninh, ấp Bàu Nâu ở Long An, và sông Vàm Nao (ranh giới tự nhiên giữa 2 huyện Chợ Mới và huyện Phú Tân đều thuộc tỉnh An Giang).

(Ảnh trích từ trang https://www.google.com/imgres…)

Nguồn: Cá Vàng 

https://www.facebook.com/ca.vang.777/posts/pfbid02fwrExEay9sWSL5iDyX6vuE9TjAiD3SDU9XpxNEWYS7H2HVktWd7HxWAYFnTBCwnDl

Sok Kha Mo Ni

Cây bồ nâu 2 tuổi vườn nhà tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *