Về địa danh Gò Công

Brian Wu đang  cảm thấy Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi … cùng Lê Ngọc Quốc và 4 người khác.

Yêu thích  · 25 Tháng 5, 2017  · San Jose, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  · 

Về địa danh Gò Công

Mình xưa nay ai mê sử miền Nam cũng đều có đọc qua thuyết Gò Công tức “gò có nhiều con công đậu”. Nhưng khi mình tra bộ Hoàng Việt, thì lại có tới 2 địa danh Gò Công. Một là địa danh thuộc dinh Trấn Biên (Biên Hòa) mà ngày nay ở quận 9 TP HCM. Và địa danh còn lại là Gò Công nay thuộc tỉnh Tiền Giang.

Nhưng đáng ngạc nhiên hơn, là trong bộ Hoàng Việt, chính địa danh Gò Công Biên Hòa mới được viết là 塸䲲 (tức là gò con công). Còn địa danh còn lại, tức Gò Công Tiền Giang được viết là 塸工 (tức là gò do công cán tạo ra mà có hoặc gò do công sức mà làm ra).

Như vậy, thì mình lại thắc mắc:

1. Thuyết Gò Công Tiền Giang 塸工 là gò con công đã được chép ở sách sử nào ? Mình hỏi là về Gò Công Tiền Giang đó nghen. Mình thấy có thầy Lê Trung Hoa viết về thuyết con công cho cả địa danh Gò Công Tiền Giang (http://www.nguoianphu.com/…/nguon-goc-mot-so-dia-danh…/2) ? Vậy là có đúng không ? Thầy đã lấy từ nguồn nào ? Ai đã đưa ra thuyết Gò Công Tiền Giang là gò con công ?

2. Thuyết Gò Công 塸䲲 (tức là gò con công) Biên Hòa phiên âm từ địa danh Khmer កោះគង / Kaôh Kông /, tức cù lao cồng chiên, để rồi đọc trại ra là Gò Cồng rồi Gò Công, không đủ tính thuyết phục. Vì trước nhất, trong tiếng miền Nam, chữ Cồng không hề là chữ thường dùng. Thứ hai, thầy Lê Trung Hoa viết Gò Cồng / Gò Công bằng chữ Quốc Ngữ, chứ không viết bằng chữ Hán Nôm, nên ta không thể nào đoán Công là Công gì. Ví dụ Gò Công Tiền Giang viết là Công việc 工 chứ không là con Công 䲲. Rõ ràng trong bộ Hoàng Việt, dinh Trấn Biên (Biên Hòa) được viết là có chim công là một trong các thổ sản vùng đó. Như vậy tại sao cụm từ Gò Công 塸䲲 không lại là một địa danh Nôm rất miền Nam chỉ cho nơi có nhiều chim công, mà lại phải là phiên âm từ tiếng Khmer cù lao cồng chiên rồi qua Gò Cồng, rồi tới Gò Công ? Việc này cũng giống như địa danh Thủ Dầu Mít mà mình đã phân tích vậy (bạn xem tại đây về địa danh Thủ Dầu Mít >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/1841247736126180).

3. Thuyết Gò Công Tiền Giang phát xuất từ tiếng Khmer Aih Amrak (con công) theo Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B2_C%C3%B4ng) thì nó lại cũng giống như câu 2. Tức là tại sao người ta lại cho là Gò Công do Aih Amrak phiên âm ra mà không là chính người Việt đã mượn chữ Gò và đưa chữ Công vào, vì dinh Trấn Biên được biết là xứ có chim công mà ? Ngoài ra, theo bộ Hoàng Việt, Gò Công Tiền Giang đâu có viết chữ Nôm con công, nên thuyết tiếng Khmer Aih Amrak (con công) lại càng xa vời.

Như vậy, trong bộ Hoàng Việt, Gò Công Tiền Giang 塸工 có phải bị chép sai tên địa danh Hán Nôm thành gò do công sức tạo ra không ? Mà ở đây không chép sai 1 lần, mà là chép vài lần đều là Gò Công 塸工 tức gò do công sức làm ra cả. Ngược lại, Gò Công Biên Hòa 塸䲲 đều được viết vài lần là Gò Công 塸䲲 tức gò con công.

Vậy ta đã chắc là Gò Công Tiền Giang thật sự là Gò Công của những con công không ? Và ta có chắc là Gò Công là từ thuyết từ nguyên Khmer cù lao cồng chiên hoặc con công mà ra không ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có xin bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Cheers,

Brian

Phan Dinh Dung

GC Biên Hòa có hình thù giống con công chứ không chỉ là gì có con công (?). Còn gọi là Gò Công Trao trảo nữa (Trao trảo có tên là 1 loài chim giống con công(?).

Brian Wu

hì hì thầy Phan Dinh Dung quá đúng luôn .. Brian nêu ra như vậy đúng là sơ sót rồi .. ý Brian là để chỉ cho việc trong bộ Hoàng Việt, địa danh Gò Công Tiền Giang chưa bao giờ dùng để chỉ cho gò có con công hay hình dáng con công đó thầy 🙂

    Lê Ngọc Quốc

    Chim Hoành Hoạch còn có tên là Trao Trảo đó thầy Phan Dinh Dung !

    Brian Wu

    anh Lê Ngọc Quốc, nhưng trong bộ Hoàng Việt viết rõ ràng là Trao Oa, vậy là tên Trao Oa sai hả anh ? Trao Trảo là nghĩa gì vậy anh Quốc ?

    Cá Vàng

    Con Công tiếng Khmer là “Aih Amrak”?

    Theo Wikipedia thì “Tên gọi Gò Công (ở Tiền Giang – CV) phát xuất từ tiếng Khmer Aih Amrak (con công), do nơi này nguyên sơ là vùng đồi núi có nhiều chim công”. (https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B2_C%C3%B4ng).

    “Thuyết con công” (tôi tạm gọi như vậy) nói trên chắc không đúng vì theo Brian Wu thì trong bộ Hoàng Việt, Gò Công ở Tiền Giang được viết là 塸工 (tức là gò do công cán tạo ra mà có hoặc gò do công sức mà làm ra), tức Gò Công ở Tiền Giang không phải là gò con công.

    Mà con công trong tiếng Khmer có phải là “Aih Amrak” hay không? Nếu đúng thì tại sao Dr Gilbert Tirant trong Les Oiseaux de la Basse-Cochinchine (Challamel aîné, Paris, năm 1879, trang 73) lại bảo tiếng Khmer là “Kângàk”? Còn nếu “Aih Amrak” không phải là con công thì chúng ta lại có thêm một lý do nữa để bác bỏ cái “thuyết con công” đăng trên Wikipedia! Rất mong quý vị và các bạn rành tiếng Khmer giải thích dùm.

    Nguyễn Phước Huy

    Xin xem thêm chữ “Gò Công” trên một bia mộ của một ông bá hộ họ Lê ở tỉnh Gò Công, nước Đại Nam, nay thuộc tỉnh Tiền Giang: Đại Nam Gò Công tỉnh nguyên bá hộ cửu phẩm Lê phủ quân chi mộ.

    Khac Minh Vo

    Người khắc bia đã sai vì Han hóa từ Gò Công là tiếng Việt( Han hóa may móc).

    Tuan Vo

    Xin phép thầy Brian, e là người trích dẫn đoạn văn của thầy Lê Trung Hoa vào web nguoianphu.com. Bài gốc của thầy Hoa chỉ nói về thuyết con công. Cù lao Cồng chiên là do e phỏng đoán khi tra từ điển tiếng Khmer.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *