NGƯỜI VIỆT GỐC MIÊN
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Phát hành: 1969
Số trang: 276
Giới thiệu: Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khơ-me tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây, tính đến 1965. Đó là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17. Người Việt gốc Miên theo đạo Phật, tu theo ngành Tiểu Thừa, tiếng Việt gọi là Nguyên Thủy. Nhà sư Miên không ăn chay như người Việt tu theo ngành Đại Thừa và sống bằng lối khất thực nghĩa là đi nhận thức ăn của các tín đồ dân cúng mỗi ngày. Theo lời Phật dạy thì sống cách nào cũng xong miễn là tu hành đúng đắn thì kết quả cũng được lên Niết Bàn. Vì thế, giới tu hành Việt gốc Miên ăn mặn như người ngoài đời chỉ có điều khác hơn là không tự tay giết con vật để ăn, người khác giết cho mình ăn thì được…
https://vietsu.org/nguoi-viet-goc-mien/
https://issuu.com/artcorner.vn/docs/nguoi-viet-goc-mien-le-huong
https://drive.google.com/drive/folders/1p13eYjc5oi0DFMUOr-GWgKvZB5TZe2yi?usp=sharing
III. – ĐỊA HÌNH
ĐỊA DANH TÊN MIÊN
Ngót 3 thế kỷ sống cạnh nhau, người Việt vẫn dùng nhiều tên địa phương bằng Miên ngữ, do người Việt gốc Miên đặt ra từ xưa. Nhiều tiếng đã bị đọc trại ra thành Việt ngữ, viết y như tiếng Việt, lẽ cố nhiên không có nghĩa gì cả, nếu người đọc không hiểu nguồn gốc tiếng Miên, ví dụ như Ksach (cát) = kẻ sách, carang (cá cà ràng) = cái răng, Sa lôn = Tra Tâm, Bassac = Ba Thắc; lúa bưng Thmo = lúa bưng Sa mo!
Dưới triều Nguyễn, Vua Minh Mạng có ý đổi những địa danh ấy thành chữ Nho cho có vẻ văn hóa hơn, ví như tỉnh Sóc Trăng gọi Sông Trăng, chữ Nho: Nguyệt Giang; xã Phnô đổi thành Phú Nô; Trà Vinh đổi thành Trà Văn, nhưng đồng bào không dùng.
Khi người Pháp đô hộ, họ vẫn giữ tên địa phương y như cũ nhưng lại âm trại ra một cách buồn cười.
Dưới nên đệ nhất Cộng hòa, Chánh phủ lại đổi hẳn những tên ấy ra Việt ngữ, nhưng đối với người Việt gốc Miên, họ vẫn dùng tên cũ như từ thuở mới có.
Về ý nghĩa, mỗi tên đều có một sự tích vì sao mà có tên đó, nhưng có tên không ai biết vì sao, ví như Châu Đốc, mãi cho đến nay chưa có ai dám xác nhận là do sự tích nào. Có người cho rằng do tiếng Mótt Chrút là Mỏ heo, tên một cù lao nằm giữa sông Tiền Giang và Hậu Giang. Có người cho họ Châu là họ của Thoại Ngọc Hầu, vị quan nhà Nguyễn có công đào kinh Vĩnh Tế, còn Đốc là tước của Vua phong cho vị Thống chế. Có người nghĩ rằng theo nghĩa chánh của chữ Châu là sắc sở và Đốc là bất hủ: Châu Đốc là 1 tỉnh mà danh tiếng chói lọi muôn đời. Có lẽ vì thiếu tài liệu thao khảo, hoặc không tìm được vị bô lão nào nhớ được tích xưa nên sự khuyết điểm đáng tiếc này không thể tránh khỏi.
Sóc Trăng được giải thích theo ba truyền thuyết:
- Gọi bằng tiếng Miên là Srok Tréang, có nghĩa là Bãi Sậy, lâu ngày đọc thành Sóc Trăng;
- Do chữ Miên Srok Khléang, Srok là xứ, cõi, Khléang là kho, vựa, chỗ chứa bạc. Srok Khléang là xứ có kho bạc của nhà Vua, tiếng Việt âm ra: Sốc Kha Lang, rồi sau đó là Sóc Trăng. Dưới triều Vua Minh Mạng, tên Sóc Trăng đổi thành Nguyệt Giang Tỉnh và tiếng Sóc biến thành Sông. Sông Trăng là Nguyệt Giang.
- Do tiếng Miên Srok Khléang đọc trại ra. Khléang có nghĩa là kho, vựa. Nguyên trong các cuộc cướp phá của người Miên dưới triều nhà Nguyễn tướng cướp Sàna Tea và Sàna Tua đóng quân ở Sóc Trăng dự trữ lương thực, cất kho chứa khí giới, đúc tiền bằng bạc tại ấp Sóc Vồ, xã Nhâm Lăng nay là xã Khánh Hưng, quận Mỹ Xuyên. Do đó, Sóc Trăng có tên là Khléang.
Tên cách tỉnh miền Tây đều do tiếng Miên mà ra, ngay cả thủ đô Sài Gòn cũng mang tên Miên.
Chúng tôi xin trình bày một số tên với ý nghĩa nào biết được, ngoài ra có rất nhiều xã, ấp mang tên Miên đã được đọc trại ra tiếng Việt mà chúng tôi không thể nào ghi hết trong phạm vi quyển sách nhỏ này.
- KOH TENG: Cù lao Giêng (An Giang)
- PRÊK LỘP: Rạch Lọp (Vĩnh Bình)
- KANH CHÔNG: Tiểu Cần
- CHÔNG NGÔ: Lò Ngò
- PHNÔ ĐÔN: Ô Đùng
- Sài Gòn: PREY NÔKOR là thành phố giữa rừng
- Mỹ Tho: MÊ SO ? không hiểu là gì?
- Vĩnh Long: LONG HO ? là ông Thầy bói chết đuối?
- Bạc Liêu: PÔL LIÊU ? Binh sĩ Lào
- Cần Thơ: PREK RƯSÂY ? Sông tre?
- Rạch Giá: KRÔMUL SO ? Sáp trắng, do loài ong đóng trên cây giá, ổ ong có sáp màu trắng khác với loài ong nơi khác. Cây giá mọc rất nhiều ở Kiên Giang ngày xưa, nên gọi Rạch Giá.
- Sa Đéc: PHSAR ĐEK Chợ Sắt (do chợ lợp sắt tại đó)
- Châu Đốc: MÓTT CHRÚT Mỏ heo
- Tri Tôn: SVA TÔN Khỉ níu kéo, do thời xưa, tại quận lỵ Tri Tôn còn rừng dầy có nhiều khỉ dám níu kéo người qua lại.
- Cà Mau: TỨC KHMAU Nước đen (do màu nước các rạch tại địa phương)
- Sóc Trăng: SROK KHLÉANG Kho, lẫm (chứa lúa)
- Trà Vinh: PREAH TRAPENG tượng Phật gặp trong ao do sự tích: không biết từ năm nào có một trận bão to, nước sông dâng lên, đồng bào thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước để lên gò đất, xây ngôi chùa tại đó, đặt tên là BODHISALAREAJ, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị Sãi cả đầu tiên. Chùa này ở tại tỉnh lỵ Phú Vinh. Nguyên chữ là Preah Trapeng đọc bỏ chữ Preah còn Trapeng, viết chữ Nho là Trà Văn, nói trại thành Trà Vinh.
Trãi qua những lần đổi thay và danh từ Miên ngữ bị Việt hóa hầu hết, người Việt gốc Miên vẫn giữ tên địa phương theo tiếng nói của mình trong khi trò chuyện với nhau. Vì thế tên ấy vẫn tồn tại mãi.
Dưới đây là những địa danh tên Miên được người Việt đặt lại hoặc gọi trại ra theo tiếng Miên theo tài liệu của ông Trương Vĩnh Ký.
TÊN CÁC VÀM (CỬA SÔNG) và PHỤ LƯU
Gia Định
- Cần Giờ – Păm prêk cơn kancơ
- Đồng Tranh – Păm prêk tracuk krằn
- Lôi Rạp – Păm prêk crôy phkăm
Mỹ Tho
- Cửa Tiểu – Păm prêk tóc
- Cửa Đại – Păm prêk Kompon thom
- Cửa Ba Lai – Păm prêk Kompon Snày
Vĩnh Long
- Cửa Cổ Chiên – Păm prêk alon Kon
- Cửa Bà Rai – Păm prêk barày
- Cửa Cái Cát – Păm prêk khsắc
- Cửa Thủy Côn – Păm prêk bàrat
Châu Đốc
- Cửa Mỹ Thanh – Păm càn Krau
- Cửa Trấn Gi – Păm mosèn
Hà Tiên
- Gành Hàu – Păm prêk prahut
- Bồ Đề – Păm prêk Kompon pothler
- Rạch Gốc – Păm prêk Kòl
- Cửa Lớn – Păm prêk thvâr thom
- Cửa Bãi Vọp – Păm prêk Kompon rap
- Cửa Rạch Giá – Păm prêk Kramuon so
- Cửa Mương Đào – Păm prêk cumnik
- Cửa Bé – Păm prêk Kompon Kdàr
- Cửa Rạch Sỏi – Păm prêk Kruos
- Cửa Rạch Đóng – Păm prêk bas
- Cửa Đại Kim Dự – Păm prêk tóc
- Cửa Cả Ba – Păm prêk bec
- Cửa Tân Dương – Păm prêk snàv
SÔNG, RẠCH
Biên Hòa
- Sông Đồng Nai – Tonlé prêk smaucèk
- Sông La Buôn – Tonlé prêk Kompon cre (hay là “lén”)
- Sông Bé – Tonlé prêk Kompontun
- Sông Là Ngà – Tonlé prêk Kompon phtu
- Sông Rạch Cát – Tonlé prêk Kompon khsăc sa
- Sông An Hòa – Tonlé prêk Kompon latàv (?)
- Sông Choai – Tonlé Kompon Khmàn
- Sông Đồng Môn – Tonlé Kompon chơ khmau
- Rạch Bà Ký – Tonlé prêk Kompon koki
- Rạch Nước Lộn – Tonlé prêk Kompon tưk san
- Ngã ba Nhà Bè – Tonlé prêk bei phtáh khbon
- Ngã Thủy Vọt – Tonlé Kompul Mas lun
- Ngã Bảy – Tonlé prampil muk
- Sông Mô Xoài – Tonlé Svây Kompra
Sài Gòn
- Sông Bến Nghé – Tonlé ban kon krabei
- Rạch Bà Nghè – Prêk kompon lư
- Rạch Đầm Gò Vấp – Prêk Kompon Kakoh klèi
- Rạch Ông Lớn – Prêk Kompon Khnum thom
- Rạch Cát – Prêk Kompon Krêk
- Sông Bến Lức – Prêk Tonlé rolưk
- Sông Đôi Ma – Prêk Tonlé tul samnàp
- Rạch Lá – Srok prêk Kompon Slok
- Rạch Gò Công – Srok prêk Kompon kakôh
- Rạch Giồng Bầu – Phnô khlôk
- Kinh Trà Cú – Prêk cumnik thkó
Mỹ Tho
- Sông Trước – Tonlé Oknha Mun (oknha: tước quan trong triều vua Cao Miên)
- Sông Vũng Gù – Tonlé Oknha Kou
- Sông Bát Đông – Tonlé càn Samrôt
- Sông Bát Chiên – Tonlé vay kon
- Vàm Gia – Păm prêk Smè
- Vàm Trâu Trắng – Păm prêk Krabei khliec
- Và Cần Lố – Prêk cau pona ros (?)
- Vàm Cái Lá – Prêk cau pona càk
- Kinh Bà Bèo – Cumnik prêk cak
- Rạch Chanh – Prêk Króc
- Rạch Gầm – Prêk khlà tràm
- Rạch Xoài Mút – Prêk Svày la huot
- Rạch Trà Hôn – Prêk Oknha han
- Rạch Cái Thia – Prêk lau tie
- Kinh Vũng Gù – Cumnik Kompon Kô
Kiến Hòa – Bến Tre
- Sông Hàm Luông – Tonlé prêk kompon luôn
- Sông Sóc Sải Hạ – Tonlé prêk rohà
- Sông Mỹ Lồng – Prêk mi-lôn
- Sông Cái Muối – Prêk ambil
- Sông Cần Thay – Banlêc ansày
- Sông Cái Dầu Thượng – Prêk chotal khpòs
- Sông Cái Mơn Lớn – Prêk mơn thom
- Sông Mõ Cày – Prêk tramăk
- Sông Ba Tri Ớt – Prêk bati camkà motes
- Sông Ba Tri Cá – Prêk bati phsar trei
- Sông Ba Tri Nóm – Prêk bati barèi
- Sông Măn Thít – Prêk tà tran
- Sông Kẽ Đôi – Prêk pona ku
Vĩnh Bình
- Sông Láng Thé – Tonlé kalen sè
- Sông Trà Vinh – Tonlé Prak Trapan
Vĩnh Long
- Sông Long Hồ – Tonlé prêk oknha decô
- Sông Vàm Tuần – Tonlé pàm Kompon koy
- Sông Bà kè – Prêk nàk Yây Kè
- Sông Vũng Liêm – Prêk Kompon oknha lin
- Sông Nha Mân – Prêk oknha mân
- Sông Sa Đéc – Tonlé phsar dek
- Sông Nước Xoáy – Prêk tưk vil
- Sông Long Phụng Giang – Prêk Olar
- Sông Đất Sét – Păm prêk đei kraham
- Sông Cái Tàu Thượng – Păm prêk Sampou lơ
An Giang – Châu Đốc
- Vàm Ông Chưởng – Păm prêk caufa
- Vàm Nao – Păm prêk nàv
- Sông Châu Đốc – Tonlé mót cruk
- Kinh Vĩnh Tế – Cumnik prêk ten
- Ba Rạch (kinh Rạch Giá) – Cumnik prêk Kramuôn so
CÙ LAO (ngoài biển và trên sông)
Hà Tiên
- Phú Quốc – Koh sral
Định Tường
- Cù Lao Quạ – Koh Ka èk
- Cù Lao Trà Luộc – Koh Tà lok
- Cù Lao Rồng – Koh nak
An Giang – Châu Đốc
- Cù Lao Tân Phụng – Koh au lo
- Cù Lao Nga – Koh phna
- Cù Lao Giêng – Koh rưsei prey
- Cù Lao Trâu – Koh Krabei
- Cù Lao Tùng Sơn – Koh Krôl
- Cù Lao Mây – Koh romas
- Cù Lao Nai – Koh pròs
- Cù Lao Tân Dinh – Koh tin
- Cù Lao Heo – Koh Crut
- Cù Lao Dao Lửa – Koh phlơn
- Cù Lao Táng Dù – Koh chăt
- Cù Lao Chà Và – Koh cvà
- Cù Lao Năng Gù – Koh snèn kô
- Cù Lao Bí – Koh lopou
- Cù Lao Giung (Dung) – Koh tun
- Cù Lao Mặc Cần Dưng – Koh práh stưn
- Cù Lao Cồng Cộc Lớn – Koh ka àt thom
- Cù Lao Cồng Cộc Nhỏ – Koh ka àt tuôt
- Cù Lao Tròn – Koh kbal khla
- Cù Lao Giài (Dài) – Koh pàk kantél
- Bãi Bà Lúa (Lụa) – Koh thlòn
Gia Định
- Cù Lao Côn Nôn (Lôn) – Koh Tràlàc
Biên Hòa
- Cù Lao Phố – Koh somtan
- Cù Lao Tân Tranh – Koh Krec
- Cù Lao Cái Tắc – Koh Kanun
NÚI ĐỒI
- Bạch Thạch Sơn – Phnom sathma rolin
- Hòn Đá Lửa – Phnom thma phlơn
- Đào Cang (Lò Gốm) – Phnom dan dàv
- Núi Bà Vãi (Thị Vãi) – Phnom đón cĩ
- Núi Mô Xoài – Phnom Svay Kompra
- Núi Mai – Phnom rolien
- Núi Bà Rịa – Phnom chàr (?)
- Núi Thùy Vân – Phnom mur barat
- Núi Gành Rái – Phnom đa anrèk
- Núi Bà Kéc – Phnom sek
An Giang
- Núi Sam – Phnom Svam
- Núi Sập – Phnom thom
- Núi Ba Thê – Phnom tà thner
- Núi Tà Chiếu – Phnom crak
- Núi Trà Nghinh – Phnom tà só
- Núi Hòn Đất – Phnom dei
- Núi Ca Âm – Phnom dưn
- Núi Nam Sư – Phnom tràs
- Núi Tượng – Phnom krăn cai
- Núi Khê Lập – Phnom crak cơn kan
- Núi Chút – Phnom chuk
- Núi Tà Béc – Phnom cơn kanlan
- Núi Bà Xôi – Phnom popal
- Núi Ất Gium – Phnom ak yom
- Núi Nam Vi – Phnom pi
- Núi Tô (Đại Tố) – Phnom khtô
- Núi Chơn Gium – Phnom cơn kan com
- Núi Thông Đăng – Phnom prên thom
- Núi Đại Bà Đê – Phnom cron romiêl thom
- Núi Tiểu Bà Đê – Phnom cron romiêl tuốt
Gia Định
- Núi Bà Đinh (Đen, Chơn Bà Đen) – Phnom chơn bà đen
THỊ TRẤN
- Lấp Vò – Srôk tak por
- Bò Ót – Srôk tuk lo ót
- Cần Thơ – Srôk prêk rưsei
- Sóc Trăng – Păm prêk srok khlăn
- Ba Thắc – Păm prêk basàk
- Búa Thảo (?) – Păm prêk tum nup
- Cần Giuộc – Srôk Kantuot
- Cần Đước – Srôk prêk anđơk
- Cần Chông – Srôk kanco
- Mặc Bắc – Srôk mépăn (măt băk)
- Ba Thúc – Nak tà bàsăk
- Bãi Xàu – Srôk bày chak
- Cần Thay – Srôk banlie ansay
- Cần Lố – Srôk canlòh
- Cần Giờ – Srôk phnar kanco
- Nha Mân – Srôk oknha mân
- Hốc Môn – Srôk Kompon kàkòh
- Gò Vấp – Srôk Kompon kakòh klei (hay là Kompăp)
- Chợ Quán – Phsar tóc
- Cây Mai – Wat prei ankor
- Chợ Lớn – Srôk phsar thom
- Cái Mơn – Srôk Ok mon
- Cái Nhum – Srôk Kompon tra òn
- Cái Bè – Srôk ponà tun
- Cái Cối – Srôk prêk thbàl
- Cài Trầu – Srôk prêk mlu
- Cái Vừng – Srôk Kompon ten
- Cái Dầu – Srôk chơ tàl
- Cái Vồn – Srôk tà von
- Cái Rô – Srôk traciek kràn
- Cái Nhút – Srôk krabei khliec
- Cái Hươn – Srôk po thler
- Tây Ninh – Srôk rôn damrey
- Trãng Bàng – Srôk Oknha Păn Păn
- Bến Lức – Srôk rolưk
- Trà Vinh – Srôk prah trapăn
- Cà Mau – Srôk tưk khmau
- Trà Ôn – Srôk pàm slap tràon
- Long Xuyên – Srôk bàrac
- Sóc Trăng – Srôk cà phơn (?)
- Ba Xuyên – Srôk Basak
- Rạch Giá – Srôk Kramuon so
- Sài Gòn – Prei nokor
- Bến Nghé – Bàn nè (Kompon Kón Krabei)
- Biên Hòa – Kompon srakà trei
- Vũng Gù – Kompon kô
- Mỹ Tho – Mésa
- Sa Đéc – Phsar dek
- Châu Đốc – Mot cruk
- Hà Tiên – Pàm
- Long Hồ – Lon hor
- Bến Tre – Prêk rưsei
- Vũng Liêm – Mé lim
- Ô Môn – Ô Mô
- Bình Thủy – Kompul mas
- Cái Răng – Kàrăn
- Xẻo Chiết – Prêk cèk