XIN GÓP VÀI THÔNG TIN VỀ “CẦN THAY”
1/. Trong GĐTTC 1820 (Quyển 5: Sản vật chí) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có đoạn sau đây:
“Loài có mai thì có rùa núi, rùa ở đầm (tục gọi cần đước), rùa ở sông (tục gọi cần thay)…” (tr.536)
Đối ứng với cú đoạn trên, bản Hán Nôm GĐTTC của Viện Sử học chép như sau:
“介虫, 山亀澤亀俗名芹徳, 水亀俗名芹台…”.
Tạm phiên âm: Giới trùng, sơn quy, trạch quy tục danh cần đước, thủy quy tục danh cần thay…
2/. Theo J.F.M Génibrel, trong Dictionnaire Annamite-Français 1898:
– Con ba ba: Tryonix ornatus, Torture de rivière (https://chunom.org/pages/genibrel/#11)
– Con cua đinh: (Phong biếc[*]) = con ba ba. (https://chunom.org/pages/genibrel/#88)
– Con cần đước: Grand torture de marais, de la famille des Emydidées. (https://chunom.org/pages/genibrel/#71)
– Con cần thay: Grand torture de rivière (https://chunom.org/pages/genibrel/#71)
3/. Con ba ba, tên khoa học là Tryonix ornatus (theo J.F.M Génibrel), còn được gọi là con ba ba Nam Bộ, tên khoa học là: Amyda cartilaginea (Boddaert, 1770), Trionyx carinifera Morice, 1875, Trionyx ornatus Tirant, 1885; Họ: Ba ba Trionychidae; Bộ: Rùa Testudinata (https://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1…)
4/. Ngoài rạch Cần Thay và nhà thờ Cần Thay ở ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, còn có ấp Cần Thay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. (https://vi.wikipedia.org/…/T%C3%A2n_M%E1%BB%B9,_Tr%C3…)
———-
[*] Phong biếc: Có lẽ là Phong biết, với “biết”, thường đọc là “miết” (鱉 cũng viết là 鼈) có nghĩa là con ba ba.
Cá Vàng dạ cảm ơn chú. Về ấp Cần Thay ở Trà Ôn thì tên gọi của ngôi chùa ở đó là តាធាយ (Ta Theay), khác với កន្ធាយ (Kan Theay – con ba ba).
Trích dẫn Gia Định Thành Thông Chím, quyển 5 Sản vật chí, trang 17, bản dịch của Lý Việt Dũng:
Loài có mai, vỏ, thì có rùa núi, rùa ở đầm (tục gọi cần đước), ở sông (tục gọi cần thay), có loại nhỏ đường kính một tấc ta, gọi là chủy huề (trắng bông) mai mỏng như vỏ đồi mồi.
Miết, tục gọi là cua đinh (con trạnh), con nhỏ gọi là hôn, đầu nhọn, hay cắn, có rìa mai (vè mai) vị ngon giòn, con nhỏ càng ngon hơn, nên ngạn ngữ có câu: qui cân miết lượng [ăn rùa lựa con lớn được một cân, ăn trạnh lựa con nhỏ (con hôn) một lượng].
Phong miết (tục gọi là con ba ba): không có vè mai, mai có lớp da mềm, hình nó tròn vum, như trái núi. Con đồi mồi và con hải miết (con vích) đường kính lớn đến 4, 5 thước ta.
Nguồn: https://cvdvn.net/2018/05/23/gia-dinh-thanh-thong-chi-trinh-hoai-duc/
Génibrel, J.F.M., 1898
Dictionnaire Annamite-Français
https://chunom.org/pages/genibrel/#11
Hình ảnh các trang từ điển liên quan: