Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 5 người khác.
Yêu thích · 1 giờ ·
Cá Vàng – 4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG… | Facebook
4 CÙ LAO “CÁI VỪNG”, “TÁN DÙ”, “CHÀ VÀ”, “MA” Ở THƯỢNG LƯU SÔNG TIỀN
Trong sách Gia Định thành thông chí (Quyển 2: Sơn xuyên chí, mục Trấn Vĩnh Thanh) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có các đoạn sau đây:
“Long Sơn châu (tục gọi là cù lao Cái Vừng)[848], ở thượng lưu sông Tiền, dài 47 dặm, lồi lõm góc cạnh giống như đầu rồng, phía đông cách đạo thủ mới Tân Châu 5 dặm rưỡi, cách trấn lỵ về phía tây 174 dặm rưỡi, thôn Phú Lâm ở đó[849], kế bên đông có Tán Dù châu [cù lao Long Khánh][850], lại về đông có Đồ Bà châu [cù lao Chà Và[851], [ba cù lao] bày hàng chữ nhất mà theo thứ bực lớn nhỏ. Nơi đây rừng tre um tùm, đường sông thông nhau, bờ phía tây là đồn mới Tân Châu, bờ phía đông là đồn mới Chiến Sai, bờ phía bắc là đồn mới Hùng Ngự [Hồng Ngự], là nơi quan ải được địa thế hùng mạnh hiểm yếu.” (tr.113)
– “848. Long Sơn châu (龍山洲), cù lao Cái Vừng (岣嶗丐暈), nay còn gọi là cù lao Long Phú Thuận, trên cù lao là ba xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Hiệu khám, Long Sơn châu/ cù lao Cái Vừng, bản dịch NT 1972 dịch sót lời chú “tục danh cù lao Cái Vừng”; bản dịch VSH 1999 dịch là “Bãi Long Sơn (tục danh là cù lao Cái Vựng)”. HVNTDĐC (quyển 2) viết là “岣嶗丐暈” (cù lao Cái Vừng).” (tr.260)
– “849. Tân Phú Lâm thôn (新富林村), thôn Tân Phú Lâm, quyển 3, Cương vực chí chép thôn Tân Phú Lâm thuộc tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Hiệu khám, bản SEI chép sai là “新富村” (Tân Phú thôn), nên bản dịch NT 1972 dịch là “thôn Tân-phú”; bản VHN chép là “新富林村” (Tân Phú Lâm thôn), nhưng bản dịch LVD 2006 dịch sai là “xóm Tân Phú Lâm” [thôn nằm trong hệ thống hành chính, khác xóm].” (tr.260)
– “850. Tán Dù châu (傘𢂎州), nay gọi là cù lao Long Khánh, trên cù lao là xã Long Khánh B và một phần xã Long Khánh A, thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. HVNTDĐC 1806 (quyển 2) viết là “岣嶗傘𢂎”. (tr.261)
– “851. Đồ Bà châu ([門者][門巴]州), nay gọi là cù lao Chà Và, thuộc xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. HVNTDĐC 1806 (quyển 2) viết là “岣嶗門者][門巴]” (cù lao Đồ Bà). Di cảo TVK chép tên tiếng Khmer là Koh cvà [người Khmer gọi người Java (Đồ Bà) là Cva].” (tr.261).
[Các chữ viết tắt: NT 1972: Nguyễn Tạo 1972; bản SEI: bản chép tay GĐTTC in kèm trong bản dịch Nguyễn Tạo xuất bản năm 1972; VSH 1999: Viện Sử học 1999; bản VHN: bản chép tay GĐTTC in kèm trong bản dịch Viện Sử học 1999; LVD 2006: Lý Việt Dũng 2006; HVNTDĐC 1806: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, soạn xong năm 1806; TVK: Trương Vĩnh Ký]
Ở trên là lời dịch, chú và khảo chứng của Phạm Hoàng Quân 2019. Dưới đây chúng tôi mạo muội góp thêm vài ý nhỏ.
1/. Trong HVNTDĐC (Quyển 2, mục Đường trạm trên sông dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:
“5.200 tầm, phía bên trái tre pheo rậm rịt, dân cư ít ỏi, đến rạch Chúc Than, rạch rộng 5 tầm, sâu 1 tầm, cho đến cùng nguồn hai bên đều có dân cư nhưng thưa thớt, ngoài rạch có cồn, tục gọi là cù lao Cái Vựng, ở đó có nhà cửa của người Miên. Phía bắc của cồn này còn có ba cái cồn nữa: Cái ở trên gọi là cù lao Xà Bà, cái ở giữa gọi là cù lao Tán Dù và cái ở dưới gọi là cù lao Ma.” (tr.105).
Đối ứng lời phiên âm “Cái Vựng”, “Xà Bà”, “Tán Dù” của Phan Đăng 2005, trong nguyên tác chép là “丐暈”, “[門者][門巴]”, “傘𢂎” và Phạm Hoàng Quân 2019 phiên âm là “Cái Vừng”, “Đồ Bà”, “Tán Dù”. Nhưng điều đáng nói ở đây là, trong GĐTTC 1820 (Quyển 2) chỉ nhận 3 cù lao Cái Vừng, Đồ Bà, Tán Dù, còn HVNTDĐC 1806 thì lại nêu thêm “cù lao Ma”, nguyên văn là [山/句][山/劳]魔 (chữ “cù” [山/句] gồm bộ “sơn” 山 ở trên và chữ “câu” 句 ở dưới; chữ “lao” [山/劳] gồm “sơn” 山 ở trên và chữ “lao” 劳 ở dưới; chữ “ma” 魔 (bộ “quỷ” quỷ 鬼) ở đây có thể là ma quỷ, kỳ quái, chướng ngại…, mà cũng có thể là từ “ma” 魔 này được dùng để ký âm một tiếng Khmer nào đó (cần tìm hiểu thêm). Ngoài ra, Lê Quang Định còn cho biết, trên cù lao Cái Vừng “hữu Hoa dân gia cư” 有[花/十]民家居, nghĩa là “có nhà cửa của người Việt” (Phan Đăng lại dịch là: “có nhà cửa của người Miên”). Theo chúng tôi, Lê Quang Định, trong HVNTDĐC, dùng từ “Hoa dân” 花/十]民 (chữ “Hoa” gồm chữ “hoa” 花 ở trên và chữ “thập” 十 ở dưới), cũng viết là 華民, với nghĩa là người Việt, “Đường dân” 唐民 với nghĩa là người Trung Hoa; còn người Miên (nay thường gọi là người Khmer), Lê Quang Định dùng cụm từ “Cao Miên dân” 高綿民. Tên cù lao Cái Vừng, trong Đại Nam nhất thống chí (tỉnh An Giang) cũng chép là “丐暈”, Nguyễn Tạo 1959 phiên âm là “Cái-vầng” (xin xem thêm nhận xét của bạn Tuan Vo trong một đoạn ở dưới).
2/. Theo chú giải 851 của Phạm Hoàng Quân, Đồ Bà châu ([門者][門巴]州), nay gọi là cù lao Chà Và, trong Di cảo TVK chép tên tiếng Khmer là Koh cvà, và theo Phạm Hoàng Quân, “người Khmer gọi người Java (Đồ Bà) là Cva”.” (tr.261). Theo ghi nhận của bạn Tran Kong, ở miền Nam có khá nhiều địa danh Chà Và, trong đó có một số địa danh có liên quan đến người Chà Và (người Java), tức nơi đó từng có người Chà Và cư trú, còn đối với các địa danh Chà Và mà chỉ có người Khmer sinh sống từ xưa đến nay thì nguồn gốc các địa danh này có thể liên quan đến từ “Chrava” ច្រវា, tên loại cây thủy sinh mà người Việt gọi là cây “mái giầm”. Nếu quả thật người Khmer từng gọi cù lao Chà Và (“Đồ Bà châu” [門者][門巴]州) là “Koh cvà” như lời của Trương Vĩnh Ký, thì nơi này từng có người Chà Và cư trú.
3/. Theo Nguyễn Đình Đầu trong cuốn Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – An Giang (Nxb Tp. HCM, 1994), vào năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), tổng An Thành (huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang) gồm 10 thôn còn địa bạ là Long Hưng, Long Khánh, Long Sơn, Phú Lâm, Tấn An, Tấn Thiện, Vĩnh Hòa, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Xương, và 2 thôn mất địa bạ là Phú Mỹ và Lương Thiện.
Về thôn địa phận các thôn Long Khánh 隆慶, Long Sơn 隆山 và Phú Lâm 富林 (tổng An Thành, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang), Nguyễn Đình Đầu đã lược dịch như sau:
“LONG KHÁNH thôn, ở hai xứ Chà Và Châu, Tản Dù Châu.
. Đông giáp sông, giáp thôn An Phong (tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường).
. Tây giáp sông và địa phận thôn Long Sơn.
. Nam giáp sông.
. Bắc giáp sông.” (tr.233)
“LONG SƠN thôn, ở hai xứ Tả Nguyệt Vị và Hữu Nguyệt Vị.
. Đông giáp sông và địa phận thôn Long Khánh.
. Tây giáp địa phận hai thôn Hòa Lạc, Vĩnh Hậu (An Lương).
. Nam giáp địa phận thôn Phú Lâm.
. Bắc giáp địa phận thôn Tấn An.” (tr.234)
“PHÚ LÂM thôn, ở ba xứ Tân Cổ, Nguyệt Vi, Ma Châu.
. Đông giáp sông, nhìn sang thôn An Phong (tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường).
. Tây giáp địa phận thôn Bình Thạnh Đông (An Lương).
. Nam giáp địa phận thôn Mỹ Lương (An Lương).
. Bắc giáp địa phận thôn Long Sơn.: (tr.234).
– Đối ứng với lời phiên âm “Chà Và Châu, Tản Dù Châu” của Nguyễn Đình Đầu 1994, trong nguyên bản địa bạ thôn Long Sơn 1836 chép là [門者][門巴]州 và 傘𢂎州. Hai châu (cù lao) [門者][門巴] và “傘𢂎” (chữ “Dù” 𢂎 gồm chữ “cân” 巾 bên trái và chữ “do” 由 bên phải), trong HVNTDĐC 1806 và trong GĐTTC 1820 cũng chép y như vậy, nhưng Phan Đăng 2005 phiên âm là “Xà Bà” và “Tán Dù”, còn Phạm Hoàng Quân 2019 thì phiên âm là “Đồ Bà” và “Tán Dù”.
– Đối ứng với lời phiên âm “Tả Nguyệt Vị”, “Hữu Nguyệt Vị” và “Nguyệt Vị” của Nguyễn Đình Đầu 1994, trong nguyên bản địa bạ thôn Long Sơn và thôn Phú Lâm 1836 chép là “左月暈”, “右月暈” và “月暈”. Liên quan đến 3 địa danh này, trong HVNTDĐC 1806 gọi chung là “[山/句][山/劳]丐暈”, Phan Đăng 2019 phiên âm là “cù lao Cái Vựng”; trong GĐTTC 1820 chép là “岣嶗丐暈”, Phạm Hoàng Quân 2019 phiên âm là “cù lao Cái Vừng”. Chữ “暈” phiên âm là “Vừng” có phần hợp lý hơn cả vì ngày nay tên cù lao Cái Vừng vẫn được nhiều người nhắc đến. Theo bạn Tuan Vo, 2 chữ “月暈” trong địa bạ thôn Long Sơn và thôn Phú Lâm 1836 có thể đọc “Nguyệt Vựng”, nghĩa là vừng trăng, quầng trăng; sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi Cái Vừng 丐暈 (cái vừng trăng); sách Đại Nam thực lục (bản Duy Minh Thị 1873) chép Cái Vừng 丐𣜸 (Cái cây vừng Careya arborea)”.
– Đối ứng lời phiên âm “Ma Châu” của Nguyễn Đình Đầu 1994, trong nguyên bản địa bạ thôn Phú Lâm 1836 chép là “魔州”. Theo chúng tôi, “Ma châu” ở đây chính là “cù lao Ma” [山/句][山/劳]魔 được Lê Quang Định ghi nhận trong HVNTDĐC 1806 (quyển 2).
Cảm ơn chú Cá Vàng! Địa bạ 2 thôn Mỹ Luông và Mỹ Phú (AG-15225.pdf) ở tổng An Toàn, huyện Đông Xuyên, phủ Tuy Biên cũng có nhắc đến xứ Chà Và (y như chữ Hán của cù lao Chà Và). Và ngày nay, vẫn còn kênh Chà Và ở Mỹ Luông.