Theo một số trang mạng tiếng Khmer, ចេកជ្វា (Google phiên âm là “chek chvea” và dịch là “chuối Java”) là một loại chuối có hình dáng giống ចេកណាំវ៉ា (chek navea)[*] nhưng trái chứa nhiều hột to, khi chín khó ăn. Chuối này được trồng để lấy lá và thân; trái non được dùng làm món dưa chua thơm ngon. Về mục đích y học, chuối Java có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, trái già có thể dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày.
(https://lokbongrattanak2.wordpress.com/…/banana-with…/)
Từ các thông tin nêu trên và các hình ảnh trên các trang mạng tiếng Khmer, chúng tôi phỏng đoán, chek chvea/ ចេកជ្វា/ chuối Java là loại chuối mà người miền Nam gọi là “chuối hột”.
Ở miền Nam có khá nhiều địa danh “Chà Và”, trong số đó có cù lao Chà Và ở thượng lưu sông Tiền. Cù lao này, trong Di cảo Trương Vĩnh Ký chép tên tiếng Khmer là “Koh cvà”. Theo chúng tôi, chữ Khmer có thể là có thể là “កោះជ្វា”; trong đó: – “កោះ” (Google phiên âm là “kaoh”) có nghĩa là cù lao, đảo, cồn; – “ជ្វា” (Google phiên âm là “chvea”) có nghĩa là người Java (hoặc đảo Java). Từ “ជ្វា” (chvea) cũng có nhà hiểu là người Mã Lai (hoặc quần đảo Mã Lai).
Theo ghi nhận của bạn Tran Kong, đối với những nơi chỉ có người Khmer sinh sống từ xưa đến nay thì nguồn gốc các địa danh Chà Và ở những nơi đó có thể liên quan đến từ “chrava” ច្រវា, tên loại cây thủy sinh mà người Việt gọi là cây “mái giầm”. Cũng theo bạn Tran Kong, “chrava” ច្រវា cũng có nghĩa là “cây giầm” để bơi xuồng hoặc “cây chèo” hay “mái chèo” để chèo ghe, và sông Chà Và ở Vĩnh Long lại có liên quan đến tên chùa “Sang Chrava Chas” សង់ច្រវាចាស់, nghĩa là “Dựng Mái Chèo cũ”.
Nghi vấn:
Vì “ជ្វា” (Google phiên âm là “chvea”) với cái nghĩa là người Chà Và (người Java, người Mã Lai) là nguồn gốc địa danh cù lao Chà Và (theo Trương Vĩnh Ký), mà “ជ្វា” cũng là tên một loại chuối, người Khmer gọi là “ចេកជ្វា” (Google phiên âm là “chek chvea” và dịch là “chuối Java”), ta gọi là “chuối hột”, vậy xin hỏi: trong số các địa danh Chà Và ở miền Nam, có địa danh Chà Và nào liên quan đến tiếng Khmer “ចេកជ្វា” (chek chvea) hay không?
———-
[*] ចេកណាំវ៉ា : Google phiên âm là “chek navea” và dịch là “chuối Nam Va”. Theo tôi, loại chuối này người miền Nam thường gọi là chuối lá xiêm.
1. ច្រវា/ chro va/ cây dằm
2. ចង្វា/Chong va / cá lòng tong
3. សង្វា /Song va/Vết sọc trên da
4. កង្វា/ Kong va/ đồ móc, lưỡi cào
Theo ghi nhận của J.B. Bernard trong Dictionnaire cambodgien-français 1902
CHEK NAVEA/ CHUỐI NAM VA/ ចេកណាំវ៉ា / CHUỐI XIÊM
Huình Tịnh Paulus Của, trong ĐNQÂTV 1895, mục từ “桎 Chuối”, giải thích về chuối xiêm như sau:
“Chuối sứ hay chuối xiêm. Thứ chuối lớn trái ngọt mặn, nguyên là thổ sản nước Xiêm, thuở mới có, ai nấy đều lấy làm quí” (tr.169)
Chuối xiêm, ở quê tôi còn gọi là “chuối lá xiêm” (ở quê tôi còn có loại chuối được gọi là “chuối lá ta”, trái nhỏ hơn nhưng ngọt hơn).
CHEK KRAMUON/ CHUỐI SÁP
Chek kramuon/ ចេកក្រមួន
– Chek/ ចេក/ Chuối