Trần Thượng Xuyên người lập phố chợ Sài Gòn.

“Đền Trần Tướng Quân, ở thôn Tòng Chánh, huyện Bình Dương. Tướng quân họ Trần tên là Thượng Xuyên, người tỉnh Quảng Đông. Làm tổng binh triều Minh. Khi nhà Minh mất nước, tướng quân không thần phục nhà Thanh, bèn theo về bản triều, có công đánh dẹp Cao Mên, lại dựng phố chợ ở Sài Gòn, chiêu tập khách buôn bán, sau người ta nhớ công đức, dựng đền thờ. Các đời Minh Mạng, Thiệu Trị đều phong tặng làm Thượng đẳng thần, nay xã dân phụng thờ, đèn hương không từng gián đoạn.” read more

CHỢ BÀ CHIỂU

Trong bài “Bà Chiểu là ai?” do Nguyệt Ánh tổng hợp có các đoạn sau đây:

“Học giả Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà khảo cứu văn hóa nổi tiếng thế kỷ 19, cho rằng: Bà Chiểu, cũng như Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom – những ngôi chợ nổi tiếng, thân thuộc với người dân Sài Gòn, đều được đặt theo tên của 5 bà vợ Lãnh Binh Thăng (Nguyễn Ngọc Thăng, võ tướng thời vua Tự Đức, thuộc thế hệ chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ, cầu ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4, được cho là do ông xây dựng và đặt theo tên ông). read more

SẦU ĐÂU

Tên khoa học: Azadirachta indica.

Tên tiếng Khmer: Sdau/ ស្តៅ.

Ca dao có câu:

Nước mắm ngon dòm sâu đáy hũ,

Thả miếng đu đủ xuống tận đáy bình.

Sầu đâu nhuộm trắng mái đình,

Bao nhiêu trai tráng không nhìn,

Dạ em chỉ để… thương mình anh thôi!

Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá và trổ bông. Lá có vị đắng, hậu ngọt; bông ít đắng hơn và thơm nhẹ. Lá non và bông thường được dùng làm món “gỏi sầu đâu”. Ngon nhất có lẽ là món gỏi sầu đâu trộn với khô cá sặc rằn nướng, xoài sống, dưa leo… chấm với nước mắm me. read more

VIN – VANG

(Cập nhật ngày 19/12/2023)

VIN trong tiếng Pháp thường được đối dịch là RƯỢU. Có một số nhà cho rằng, người miền Bắc chỉ đọc (hay phiên âm) từ VIN trong tiếng Pháp là VANH. Có lẽ vì lý do này mà từ VANG (trong rượu vang) từng được cố học giả An Chi giải thích trong bài “Lắt léo chữ nghĩa: Xin đừng lý giải kiểu này” (đăng trên báo Thanh Niên, ngày 29/04/2018) như sau:

CỘT CHÈO MŨI & CỘT CHÈO LÁI

Hồi xưa ghe nào cũng có chèo và cột chèo (cũng gọi là cọc chèo), ít lắm là một cột chèo và một cây chèo để chèo. Cột chèo và cây chèo kết nối nhau bằng quai chèo. Vì ghe nào cũng có chèo nên ca dao mới có câu:

Qua tới đây không cưới được cô Hai mầy,

Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy… qua chèo trở vô!

Ở xã Tân Hưng – Long Phú , có chùa Bâng Cro Chắp Thmây

Chuyến này, tôi đi qua 1 số bưng ở Sóc Trăng. Xin tặng thầy Cá Vàng

Ở xã Tân Hưng – Long Phú , có chùa Bâng Cro Chắp Thmây. Trong đó “bâng” đã đc dịch thành “bưng”. “Cro Chắp” ក្រចាប់ nghĩa là : trái ấu ( củ ấu ). “Thmây” là mới.

Nơi đây có thể dịch là “bưng ấu” 😁

Nói thêm về từ “cro chắp” ក្រចាប់ có vẻ nghĩa đen là cái móc. Tức trái ấu như là cái móc vậy. read more

THÁ/ PHÁ & VÍ

Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Huình Tịnh Paulus Của giảng về “cạy” 𢭄, “bát” 捌, “ví” 圍, “thá” 世 như sau:

“Cạy bát: Thường nói về sự chèo ghe, khiến đi qua tay mặt, hay là bên cọc chèo mũi, thì kêu là bát, khiến đi bên phía tay trái hay là bên cọc chèo bánh, thì kêu là cạy.” (tr.40)

“Thá ví: Tiếng kẻ cầm cày khiến trâu đi bên tả hay là bên hữu.” (tr.355)

Chùa La Bang ở Đôn Châu – Duyên Hải – Trà Vinh.

Gởi tặng thầy Cá Vàng

Chùa La Bang ở Đôn Châu – Duyên Hải – Trà Vinh.

Chùa vốn toạ lạc tại srok Sla Pang xưa của người Khmer. Sla Pang đúng là cây cao vua. Những ng Khmer ở đây mô tả 1 loại cây cao cao và có tán lá xoè.

Nơi này là srok Sla Pang của ng Khmer , chợ Đôn Châu hiện nay là chợ La Bang cũ.

Miếu Neakta cũng hơi khác. Những hòn đá cũng đc vẽ lên gương mặt tâm linh.

Nay kính.

CẦN XÉ & ĐỊA DANH CẦN XÉ

Trong Từ điển Từ ngữ Nam Bộ (Nxb Khoa học xã hội, 2007), tác giả Huỳnh Công Tín cho biết:

“Cần xé (dt) một loại giỏ lớn bằng tre đan khít, miệng rộng, đáy sâu và hơi hẹp lại, có quai xách hai bên, dùng đựng trái cây, hoặc hàng hoá bất kì. “Phải vác vôi bột đựng trong cần xé, vôi bột ăn vào da thịt con người gây lở lói”. (Sơn Nam)”.