Chùa Cần Thay ở xã Tân Mỹ huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long

[googlemaps https://www.google.com/maps/embed?pb=!1m18!1m12!1m3!1d13216.627892243821!2d105.96513318716333!3d9.989825695874929!2m3!1f0!2f0!3f0!3m2!1i1024!2i768!4f13.1!3m3!1m2!1s0x31a06f7b2aa57fbf%3A0x8c41b29d757e5445!2zKOGenOGej-GfkuGej-KAi-Gej-GetuGekuGetuGemSk!5e0!3m2!1sen!2s!4v1720792065765!5m2!1sen!2s&w=600&h=450]

Chùa Cần Thay (វត្ត​តាធាយ) tọa tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Tuy nhiên, chữ Cần Thay trong tên gọi của chùa là từ tiếng Khmer តាធាយ (Ta Theay), khác với កន្ធាយ (Kan Theay – con ba ba).

វត្ត​ /voat/: chùa

តាធាយ /Ta Theay/: ông Theay

Về nạn “cưỡng dịch” tại Việt Nam – tập thơ Doãn Uẩn Thi Tuyển

Brian Wu đang  cảm thấy Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi !!! cùng Lê Ngọc Quốc và 3 người khác.

Yêu thích  · 28 Tháng 1, 2018  · San Jose, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  · 

Về nạn “cưỡng dịch” tại Việt Nam – tập thơ Doãn Uẩn Thi Tuyển

Mời bạn đọc bài dịch Tam Giang Thu Thủy của cụ Doãn Uẩn, do vị PGS TS Trần Bá Chí nào đó ở Việt Nam dịch từ Hán văn ra Quốc ngữ.

Đọc xong bạn sẽ thấy một nỗi buồn vô hạn. Là vì một vị PGS TS mà dịch một bài thơ Hán hay đến vậy sai be bét, đến cả tiêu đề Tam Giang Thu Thủy 三江秋水 tức là vẻ đẹp Tam Giang (làn thu thủy, nét xuân sơn), mà ngài lại dịch thành Nước Tam Giang mùa thu, là thế nào nhỉ ? Rồi câu Thủy bôn vạn mã giật 水奔萬馬逸 mà ngài lại dịch thành “Nước dâng như đầu ngựa”, lại câu Ngư hướng vân biên dược 魚 向 雲 邊 躍 thì ngài chế luôn ra “Cá trông trăng muốn nhảy”, thì bạn nghĩ mình phê bình vị PGS TS này dốt và làm xấu hổ cả giới sĩ tử Việt Nam, là có quá đáng không ? read more

Về địa danh Gò Công

Brian Wu đang  cảm thấy Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi … cùng Lê Ngọc Quốc và 4 người khác.

Yêu thích  · 25 Tháng 5, 2017  · San Jose, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ  · 

Về địa danh Gò Công

Mình xưa nay ai mê sử miền Nam cũng đều có đọc qua thuyết Gò Công tức “gò có nhiều con công đậu”. Nhưng khi mình tra bộ Hoàng Việt, thì lại có tới 2 địa danh Gò Công. Một là địa danh thuộc dinh Trấn Biên (Biên Hòa) mà ngày nay ở quận 9 TP HCM. Và địa danh còn lại là Gò Công nay thuộc tỉnh Tiền Giang. read more

CHIẾN CÔNG VÀM NAO – CỔ HŨ: ‘TRẢI BAO GIÓ DẬP SÓNG DỒI’

Le Cong Ly

23 Tháng 12, 2023  · 

CHIẾN CÔNG VÀM NAO – CỔ HŨ: ‘TRẢI BAO GIÓ DẬP SÓNG DỒI’

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút 1785 của Nguyễn Huệ giờ ai hông biết: từ tên đường, tên trường, tên di tích quấc gia tới sách giáo khoa, kỉ iếu…Nầy ngang sức ngang tài, mỗi bên 2 vạn, Nguyễn Huệ đại thắng. Ai cũng ca tới mây xanh.

Trước nay mỗ cũng… biên biết chiến sự Vàm Nao – Cổ Hũ 1834 nhưng tưởng cũng lèng phèng nên hông để í. Tưởng lèng phèng bởi cả nước có ai quan tâm nói nhiều về trận đó đâu. Đùng cái, niên ngoái Angiang hội thảo Nao – Hũ, nhưng cũng chưa đánh động đặng mỗ. Đùng nữa, giữa niên nay Dongthap + hội Sử VN hô hội thảo Nao – Hũ lần 2. Mỗ thấy ngộ nhưng cũng chưa lay động. read more

Ông Nược sông Mekong

Lê Tuấn

Quản trị viên

Người đóng góp nhiều nhất  · 5 Tháng 10, 2022  · 

🐬 Ông Nược sông Mekong 🐬

“…Chắc hẵn mọi người đã từng nghe từng thấy các loài cá lớn như cá hô cá tra dầu xuất hiện trên sông mekong đoạn Bình Thủy và đặc biệt là Vàm Nao.

Một loài đặc biệt khác là cá heo nước ngọt cũng có nhiều lần báo đưa tin xuất hiện. Dân gian hay gọi cái tên tôn trọng là Ông Nược. read more

ĐỊA DANH VÀM CỐNG: NHỮNG GHI CHÚ LIÊN QUAN

Vĩnh Thông

4 Tháng 11, 2019  · 

ĐỊA DANH VÀM CỐNG: NHỮNG GHI CHÚ LIÊN QUAN

— VĨNH THÔNG

Nói đến địa danh Vàm Cống, lâu nay nhiều người thường giải thích là vàm của một cái cống nào đó. Chúng ta biết, “vàm” là cửa của một dòng nước nhỏ – nơi nó đổ ra sông lớn, nhưng “cống” là gì và ở đâu? Qua đối chiếu các tư liệu từ triều Nguyễn đến thời Pháp thuộc và thực tế hiện nay, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến địa danh nầy. Do điều kiện tư liệu còn hạn chế và bất nhất, những kiến giải dưới đây có thể chưa thật sự hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng đó có thể là những thông tin bước đầu và đáng ghi nhận. read more

ĐÍNH CHÍNH TÊN GỌI NĂNG GÙ

Vĩnh Thông

15 Tháng 12, 2021  · 

🌐 ĐÍNH CHÍNH TÊN GỌI NĂNG GÙ 🌐

Vĩnh Thông

Ngày nay, Năng Gù là một cái tên khá quen thuộc của người dân An Giang và cả vùng Tây Nam Bộ. Song nhiều người thắc mắc: bến phà từ huyện Châu Phú qua huyện Phú Tân (đều thuộc tỉnh An Giang) có tên là bến phà Năng Gù, ở huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) cách đó khoảng 8 km cũng có nhà thờ Thiên Chúa giáo mang tên Năng Gù, vậy Năng Gù thực sự ở đâu? Ít ai biết chính xác địa danh Năng Gù dùng để chỉ vùng đất nào, điều đáng buồn hơn, địa danh nầy đã bị dùng sai gần trăm năm qua mà chưa có đính chính lại. read more

ĐỊA DANH CHÂU ĐỐC

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 11 người khác.

Yêu thích  · 24 Tháng 1, 2023  · 

ĐỊA DANH CHÂU ĐỐC

Châu Đốc là tên sông/ rạch, tên đạo, tên xứ, tên sở thủ ngự, tên đồn, tên bảo, tên hạt, tên tỉnh, tên thị xã, tên thành phố…

1/. Sông/ rạch Châu Đốc: Lê Quang Định, trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 (quyển 1 và quyển 7) gọi là rạch Châu Đốc (Châu Đốc rạch 朱篤瀝). Lúc đó rạch này thuộc dinh Vĩnh Trấn. Đến năm 1808 (năm Gia Long thứ 7), dinh Vĩnh Trấn đổi thành trấn Vĩnh Thanh. Trịnh Hoài Đức, trong Gia Định thành thông chí 1820 (quyển 2) gọi là sông Châu Đốc (Châu Đốc giang 朱篤江). Năm 1832 (năm Minh Mạng thứ 13), tỉnh An Giang được thành lập. Trong Đại Nam nhất thống chí (An Giang tỉnh), Quốc sử quán triều Nguyễn cũng gọi là sông Châu Đốc (Châu Đốc giang 朱 篤 江). read more

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 8 người khác.

Yêu thích  · 23 Tháng 3, 2023  · 

THUẬN PHIẾM & THỦ CŨ THUẬN TẤN

Trong Đại Nam nhất thống chí (An Giang tỉnh) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch (Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, 1959) có 2 đoạn sau đây:

“Thuận-phiếm thượng khẩu 順汎上口.

Ở phía đông-nam huyện Đông xuyên 58 dặm; thượng khẩu (miệng trên) tức là bờ phía nam sông Tiền-giang, rộng 4 trượng, sâu 1 trượng, chảy qua phía nam 13 dặm, Hạ-khẩu (miệng dưới) thông với sông Hậu-giang.”[1] (tr.51) read more