Chân Lạp trong bộ Tùy Thư

Brian Wu đang  cảm thấy có phúc cùng Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.

Yêu thích  · 21 Tháng 9, 2022  · 

Chân Lạp trong bộ Tùy Thư

#tuy_thu#zhenla

Bộ Tùy Thư 隋書 quyển 82 卷八十二 phần Liệt Man 47 列傳第四十七 chương Nam Man 南蠻 có viết về 4 quốc gia xưa là Lâm Ấp [林邑 Linyi], Xích Thổ [赤土 Chitu], Chân Lạp [真臘 Zhenla] và Bà Lợi [婆利 Poli] mà bạn có thể đọc phần Hán ngữ tại đây >> https://zh.m.wikisource.org/…/%E9%9A%8B%E6…/%E5%8D%B782. read more

VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG…

Hậu Kc Nguyễn 

3 Tháng 12, 2023  · 

VỀ MIỀN TÂY, THƯƠNG…

Quê tôi ở miền Tây. Còn tôi sống ở Sài Gòn.

Quê ngoại tôi chỉ cách quê nội một nhánh Tiền Giang nối liền nhau bằng bến đò Mỹ Hiệp, xưa ghe chèo nay là chiếc phà có thể chở xe tải nhẹ hay xe hơi 16 chỗ. Mỗi ngày hàng chục lượt phà qua lại nối liền Cù Lao Giêng với thành phố Cao Lãnh, dân cù lao buôn bán quanh năm hay chợ búa hàng ngày từ lâu đã quen thuộc với thị tứ bên này. Nhiều gia đình kết sui gia với nhau, ngày rước dâu chiếc phà rực rỡ sắc màu chạy trên sông, lẫn trong tiếng máy nổ đều đều là tiếng nhạc rộn rã và tiếng con nít chỉ trỏ í ới… read more

THỊT KỲ ĐÀ

Chiến Tranh Biên Giới Tây Nam

5 Tháng 11, 2020  · 

#Hồi_ức_chiến_trường_k

THỊT KỲ ĐÀ

Vùng Campuchia là nơi rất nhiều cá , đồng thời cũng là nơi sinh ra rất nhiều kỳ đà , hầu như trận truy quét nào chúng tôi cũng gặp kỳ đà , chúng sống dọc theo suối từ đầu nguồn đến cửa sông . Nhìn làn da sần sùi , hoa văn loang lổ , dáng vóc gớm giếc, cặp mắt lấc láo , thi thoảng lại lè cái lưỡi chẻ đôi như lưỡi rắn , nhiều lính thấy ghê không dám sờ vào chúng . read more

HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER

Đào Thái Sơn

20 Tháng 4  · 

HÌNH TƯỢNG CÁ SẤU TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN KHMER

Cá sấu là loài bò sát, thường ngụ cư ở những nơi đầm lầy, sông suối, với dã tính hung hãn và sự nguy hiểm của nó luôn là mối đe dọa cho con người. Chính vì vậy, mà đối với loài vật này, từ xa xưa nhiều dân tộc đã tìm nhiều cách khống chế nó để loại trừ tai họa, song song đó xác lập tín ngưỡng thờ phượng hòng lôi kéo thế lực này về phía mình để giam bớt những gì bất ổn từ nó gây ra. Sự kết nối này, trải qua hàng ngàn năm lịch sử đã trở thành nhiều nếp của đời sống tinh thần xung quanh biểu tượng và những câu chuyện kể. Điều này, ta thấy rất rõ trong văn hóa dân gian của người Khmer. read more

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “ẤP CHÀ VÀ” Ở TRÀ VINH

Cá Vàng

Yêu thích  · 4 Tháng 9, 2023  · 

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH “ẤP CHÀ VÀ” Ở TRÀ VINH

Theo Wikipedia tiếng Việt, xã Vĩnh Kim (thuộc huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) có 9 ấp: Chà Và, Trà Cuôn, Thôn Rôn, Cà Tum A, Cà Tum B, Giồng Lớn, Rẫy, Mai Hương, Vĩnh Cửu.

Trong bài “Nguồn gốc địa danh “Cà Tum” ở Trà Vinh” chúng tôi đã phỏng đoán như sau:

– Địa danh Trà Cuôn có thể do tiếng Khmer là “Trà-kuon” (ត្រកួន) nghĩa là rau muống. read more

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Cá Vàng cùng với Lê Ngọc Quốc và 2 người khác.

Yêu thích  · 16 Tháng 10, 2023  · 

ĐỊA DANH “CỬA BIỂN GÀNH HÀO”

Trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Quyển 7, mục Ghi chép về dinh Vĩnh Trấn) của Lê Quang Định, Phan Đăng dịch (Nxb Thuận Hóa, 2005) có đoạn sau đây:

“32.400 tầm, giữa đường đi qua rạch Cái Phác, Cái Chuột, Cai Trung, Láng Xáo, Láng Biều đến Láng Luận, Tràm Dung, Láng Bến Giá Rai, Ba Sài, đều có nhà cửa của dân Cao Miên. Nhánh bên phải thì đến Láng Bàu Sen, chung quanh đều có dân cư, đến Rạch Dừa, Ô Rô, qua rạch Lão Đội, hai bên bờ đều có dân cư, đường này cây liễu nước mọc rậm rạp, phía phải đều ruộng muối, đến nhiệm sở đạo Long Xuyên. Ở đây có miếu Hội Đồng, phía đông là nhà cửa của người Kinh, người Hoa rất đông đúc, phía tây là nhà cửa của người Cao Miên nhưng thưa thớt. Từ bên nam đạo này đi qua ngả ba rạch Kênh Đào: Nhánh trái chuyển xuống hướng đông đi qua rạch Cái Ngang rồi thông ra đồn cửa biển Ghềnh Hàu, đồn ở phía trái [84a] cửa biển…” (tr.337) read more

ĐỊA DANH “GÀNH HÀO” & CÂY BÙ HÚT

Trong Gia Định thành thông chí (Quyển 2, mục Trấn Hà Tiên) của Trịnh Hoài Đức, Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng (Nxb Tổng Hợp Tp. HCM, 2019) có đoạn sau đây:

“Hào Ky cảng [cảng Gành Hào], làm ranh giới cực đông của trấn, cách phía đông đạo Long Xuyên 120 dặm rưỡi, phía tây nam hợp với dòng thượng lưu cảng Bồ Đề, tây bắc đổ ra cảng Đốc Huỳnh, đông nam chảy quanh quẹo 109 dặm rưỡi đến cảng Ba Thắc. Trong khoảng đó nhiều mương rạch thông nhau, nguồn lợi rừng đầm dùng hoài không ngớt.” (tr.124) read more

CÔNG DỤNG “THẦN KÌ” TỪ QUẢ BẦU NÂU

Phương BCA – Chuyên Thực Phẩm Chức Năng

6 Tháng 11, 2020  · 

CÔNG DỤNG “THẦN KÌ” TỪ QUẢ BẦU NÂU

⚡ Quả Bầu nâu có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của IOSR , Bầu nâu có chứa nước, đường, protein, chất xơ, chất béo, canxi, phốt pho, kali, sắt và vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C và riboflavin).

⚡ Chiết xuất từ quả Bầu nâu, lá và hạt đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe, điển hình như: read more

ĐỊA DANH BÀU NÂU Ở TÂY NINH

Bàu Nâu là tên rạch, tên cầu ở Tây Ninh. Các địa danh này được nhà nghiên cứu Đào Thái Sơn ghi nhận và giải thích như sau:

“Bàu Nâu là tên hai cây cầu bắc qua con rạch cùng tên chảy qua Quốc lộ 22 thuộc địa phận xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu. Bàu Nâu ở đây không phải cái bàu đất nâu hay có nhiều củ nâu. Mà Bàu Nâu là Việt hóa tên loại cây “ Phnau” xưa mọc nhiều ven con rạch này. Loại cây này to như cây xoài, trái có mủ, chín ăn được, nay thì không còn.” read more