ĐỊA DANH BÔNG TRANG – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 ngày  · 

ĐỊA DANH BÔNG TRANG

Bông Trang hiện nay là tên một ấp của xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu – Tây Ninh. Ấp này nằm cặp trên Quốc lộ 22, nếu đi từ hướng trung tâm Thành phố Tây Ninh thì qua địa phận Cẩm Giang là tới.

Trước khi nói tới địa danh Bông Trang, xin sơ lược một chút về xã Thạnh Đức. Thạnh Đức là một trong những thôn làng xưa của đất Tây Ninh. Làng này tính ra là được thành lập cùng thời với Thanh Phước, Phước Trạch… được người Việt khai mở sau khi đặt chân lên vùng Quang Hóa xưa. Theo Từ điển Địa danh hành chính Nam Bộ của Nguyễn Đình Tư cho biết: “Thôn thuộc tổng Triêm Hóa, huyện Quang Hóa, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định, triều Thiệu Trị, Tự Đức. Đầu thời Pháp thuộc vẫn tổng cũ, đặt thuộc hạt thanh tra Tây Ninh, rồi Quang Hóa, rồi Trảng Bàng, rồi lại Tây Ninh. Từ 5-1-1876 gọi là làng thuộc hạt tham biện Tây Ninh. Từ 1-1-1900 thuộc tỉnh Tây Ninh. Từ 1903 thuộc quận Trảng Bàng cùng tỉnh. Từ sau 1956 gọi là xã thuộc quận Gò Dầu Hạ cùng tỉnh. Từ 1959 thuộc quận Khiêm Hanh cùng tỉnh. Sau 30-4-1975 thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Là tên xã hiện nay” (sđd, trang 1137-1138, NXB Chính trị quốc gia – 2008). read more

ĐỊA DANH XA MÁT – Đào Thái Sơn

Đào Thái Sơn

1 giờ  · 

ĐỊA DANH XA MÁT

Cái tên Xa Mát quá quen thuộc với người dân Tây Ninh và các tỉnh thành lân cận, bởi nơi đây có cửa khẩu quốc tế cùng tên, thông với cửa khẩu Tropeang Phlong của vương quốc Camphuchia. Đặc biệt nơi đây còn có rừng Quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất nổi tiếng của chốn địa đầu Bắc Tây Ninh.

Nói về địa danh Xa Mát, đầu tiên là tên của một con rạch. Con rạch này bắt nguồn từ hai con suối khác là suối Đa Ha và suối Tà Nốt bên nước bạn Camphuchia chảy qua biên giới đất Việt, cuối cùng thì đổ vào sông Cái Bắc. Sông Cái Bắc đến Vàm Trảng Trâu hợp với sông Cái Cậy hòa vào nhau thành sông Vàm Cỏ Đông. Cánh rừng rộng lớn có rạch Xa Mát chảy qua được gọi là rừng Xa Mát và cửa khẩu cuối đường Quốc lộ 22B cũng được gọi bằng tên này – Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát. Vậy, Xa Mát nghĩa là gì? Thực ra đây là một từ gốc Khmer, là tên của cây tràm nước, người Khmer gọi là Smach, chẳng hạn như [đơm smach – ដើមស្មាច – cây tràm nước]; [prek smach – ព្រែកស្មាច – rạch tràm nước]; [prey smach – ព្រៃស្មាច – rừng tràm nước]… Nơi đây tuy là vùng phía bắc của tỉnh, nhưng lại có nhiều tràm nước mọc không khác mấy với vùng Bình Thạnh – Phước Chỉ của xứ Trảng Bàng. read more