Cao Văn Nghiệp – “GIA ĐỊNH KINH” LÀ GÌ?

Trong Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Gia Định, mục Kiến trí duyên cách) của Quốc Sử quán triều Nguyễn, bản dịch của Nguyễn Tạo 1959[1] có các đoạn sau đây:

“Xưa nước Phù-nam 扶 南 sau bị Chân-lạp thôn tính, gọi là Thủy Chân-lạp, gọi là Giản-phố-trại 柬 埔 寨. Đầu năm Kỷ-vị (1739) vua Thái-tông Hiếu-triết-Hoàng-Đế (bản triều) mệnh tướng mở biên cảnh, lập đồn dinh ở Tân-mỹ. Năm mậu-dần (1758) (sic) vua Hiển-Tông-Minh Hoàng-Đế[2] lại mệnh Thống-suất chưởng-cơ Nguyễn-hữu-Cảnh kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia-định lấy xứ Sài-côn làm huyện Tân-bình, dựng dinh Phiên-trấn đặt chức Giám-quân cai-bộ và ký-lục để cai trị, năm Bính-thân (1776) bị Tây-sơn hãm lấy. Năm Định-dậu (1777) Thế-tổ Cao-Hoàng-Đế cử binh Long-xuyên thu phục Sài-côn[3]. Năm Kỷ-hợi (1780) vua khiến tu định địa-đồ lập địa-giới dinh Phiên-trấn. Năm canh-tuất (1790) bắt đầu đắp thành Bát-quái trên gò cao thôn Tân-khai, tổng Bình-dương gọi là Gia-định-Kinh. Niên hiệu Gia-long nguyên-niên (1802) cải tên phủ Gia-định làm trấn Gia-định đặt Trấn quan để thống trị[4]. Năm thứ 7 cải làm Gia-định thành đặt một Tổng-trấn, 1 Hiệp-tổng-trấn và 1 Phó-tổng-trấn thống trị trấn Phiên-an, Biên-hòa, Định-tường, Vĩnh-thanh, Hà-tiên, lại kiêm lãnh trấn Bình-thuận ở xa nữa. read more